Trình Độ Của Nguồn Nhân Lực Du Lịch



Lao động trực tiếp

9.500

11.500

13.800

15.500

16.000

18.000

Lao động gián tiếp

19.000

23.000

27.600

31.000

34.000

35.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 6

Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh [25 và 36]

Số lượng nhân lực du lịch Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng khá đều, năm sau tăng hơn năm trước, tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của ngành. Tính từ năm 2001 đến năm 2006, nhân lực du lịch Quảng Ninh tăng 1,86 lần với số lượng là 24.500 người. Tuy nhiên có thể nhận thấy, trong thời gian 6 năm, nhân lực du lịch trực tiếp làm việc trong ngành chỉ tăng 8.500 người thấp hơn so với số lượng nhân lực gián tiếp khoảng 10.000 người.


Biểu đồ 2.3. Số lượng nhân lực du lịch Quảng Ninh


2.2.2. Chất lượng và cơ cấu lao động

Trong nội dung phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng, khi đề cập tới chất lượng nguồn nhân lực


du lịch bao gồm các nội dung: phát triển về thể lực, trí lực. Tuy nhiên, hoạt động thống kê về chất lượng nguồn nhân lực du lịch với đầy đủ các mặt trên, đặc biệt là về thể lực chưa được thực hiện một cách toàn diện. Vì vậy rất khó có cơ sở để đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực du lịch một cách đầy đủ theo các chỉ tiêu trên, hơn nữa về mặt thể lực, sức khỏe, ngay từ khâu tuyển dụng và sử dụng lao động, nhân lực du lịch phải đảm bảo các yêu cầu cần thiết về thể lực và sức khỏe để đáp ứng được vị trí công việc mà nhà tuyển dụng cần. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung vào đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh qua cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu: trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, độ tuổi, giới tính, trong đó đề cập đến lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

2.2.2.1. Cơ cấu lao động theo ngành nghề

Lao động du lịch theo ngành nghề của Quảng Ninh phân theo hai nhóm lớn: lao động quản lý bao gồm quản lý nhà nước về du lịch và quản lý tại các doanh nghiệp; lao động nghiệp vụ (buồng, bàn - bar, lễ tân, hướng dẫn viên, bộ phận khác).

Xét về lao động quản lý, số lao động thuộc khối quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng Ninh hiện nay có 35 người. Đây có thể xem là con số khá khiêm tốn so với lực lượng lao động của ngành, chỉ chiếm 0,2% tổng số lao động của ngành. Lao động quản lý tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh chiếm 13,8% tổng số lao động.

Theo nghiệp vụ, lao động phục vụ buồng chiếm 16,8% trong tổng số, lao động phục vụ bàn - bar chiếm 8,3%, lao động bếp chiếm 6,5%, lao động lễ tân chiếm 10,2%, hướng dẫn viên du lịch chiếm 3%, các bộ phận khác chiếm khoảng 41,2% trong tổng số.

Nhìn chung, cơ cấu trên phân lớn nghiêng về lao động nghiệp vụ. Tuy nhiên về lĩnh vực lữ hành, với tỷ lệ 3% hướng dẫn viên như hiện nay là quá ít.


Để đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của ngành thì đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết, đặc biệt là khi xét đến các tiêu chí về trình độ đào tạo, ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của Quảng Ninh thì việc có được đội ngũ hướng dẫn viên có số lượng và trình độ để đáp ứng sự tăng lên về số lượng và đa dạng về các loại khách khác nhau là một nhiệm vụ quan trọng. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch Quảng Ninh cần cân đối để phù hợp giữa lao động nghiệp vụ và lao động quản lý và giữa các ngành nghề.

Buồng Bàn, Bar Bếp

Lễ tân

Hướng dẫn viên Quản lý nhà nước

Quản lý doanh nghiệp

Khác

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu nhân lực du lịch theo ngành nghề

2.2.2.2. Trình độ của nguồn nhân lực du lịch

a, Trình độ văn hóa phổ thông

Số lao động du lịch có trình độ văn hoá chưa tốt nghiệp phổ thông trung học ở Quảng Ninh không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng số lao động trực tiếp, phần lớn là lao động trong các lĩnh vực phục vụ không đòi hỏi trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ cao. Đặc thù của ngành du lịch là dịch vụ, phục vụ với đặc điểm lao động khác nhau ở từng vị trí công việc, có những lĩnh vực không đòi hỏi lao động trình độ cao. Lao động có trình độ học vấn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đòi hỏi tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ


và lao động thuộc khối quản lý. Phần lớn đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch Quảng Ninh đều đã tốt nghiệp phổ thông trung học.

b, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng đều có xuất phát điểm thấp, là ngành còn non trẻ, vì vậy nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm về du lịch không nhiều, phần lớn lao động từ các ngành khác chuyển sang nhằm bổ sung bước đầu về nhân lực cho ngành. Hơn nữa, du lịch mang tính liên ngành cao, lao động trong du lịch ngoài đòi hỏi những người có chuyên môn về du lịch cũng cần đến những người lao động được đào tạo về chuyên môn khác như: ngoại ngữ, văn hoá, kiến trúc, địa lý, kinh tế, quản trị, tài chính. Khi đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực du lịch Quảng Ninh cũng cần xem xét cả lao động đã qua đào tạo bồi dưỡng về du lịch và lao động được đào tạo từ các ngành khác. Trong phạm vi của luận văn chỉ tập trung vào đội ngũ lao động trực tiếp của ngành du lịch Quảng Ninh.

Hiện nay, tỷ lệ được đào tạo về chuyên ngành du lịch hoặc được đào tạo, bồi dưỡng về du lịch của đội ngũ nhân lực du lịch Quảng Ninh còn thấp, chỉ chiếm khoảng 32% trong tổng số lao động, còn lại là lao động chưa qua đào tạo và lao động được đào tạo từ các ngành khác chuyển sang. Lao động quản lý nhà nước và tại các doanh nghiệp du lịch phần lớn từ các ngành khác chuyển sang, nhiều người chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch. Điều này ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Một số doanh nghiệp du lịch được hình thành do chủ doanh nghiệp có một số vốn tương đối lớn song chưa được đào tạo và chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ cũng như trình độ quản lý, điều này dẫn tới những hạn chế về chất lượng phục vụ, tính chuyên nghiệp, phục vụ theo kiểu áp đặt do tư duy “ông chủ”.


Trên đại học

Đại học

Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

Chưa đào tạo

Đại học Cao đẳng Trung cấp

Sơ cấp

Biểu đồ 2.5. Trình độ nhân lực du lịch Quảng Ninh

Du lch


Ngành khác


c, Trình độ ngoại ngữ

Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của nhân lực du lịch Quảng Ninh không cao, chủ yếu lao động sử dụng tiếng Trung (do đặc thù về thị trường khách trên địa bàn) và tiếng Anh, những ngoại ngữ khác như: tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Nga… chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ lao động du lịch sử dụng 1 ngoại ngữ là rất cao, trong đó ngoại ngữ có tỷ lệ người lao động du lịch tại Quảng Ninh biết nhiều nhất là tiếng Anh và tiếng Trung. Những thứ tiếng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo thống kê, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Quảng Ninh hàng năm chiếm khoảng gần 40% tổng lượng khách quốc tế đến Quảng Ninh (con số này đối với năm 2005 là 22%), thị trường khách Trung Quốc vẫn được coi là thị trường khách tiềm năng của Quảng Ninh, không thể phủ nhận những hiệu quả của thị trường khách có số dân đông nhất thế giới đem lại. Việc tiếp tục hấp dẫn thị trường khách này cùng với đội ngũ nhân lực làm du lịch thông thạo tiếng Trung, hiểu biết về văn hoá, tính cách của người Trung Quốc sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh nhà.


Tuy nhiên với trình độ ngoại ngữ của nhân lực du lịch Quảng Ninh như hiện nay là một khó khăn cho sự chuẩn bị về nhân lực phục vụ cho các thị trường khách mới trong tương lai. Hiện tại ngành Du lịch Quảng Ninh không chỉ tập trung vào thị trường khách Trung Quốc mà đang hướng vào những thị trường mới, có xu hướng đi du lịch nhiều vào nước ta nói chung và Quảng Ninh nói riêng như khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... nên việc trang bị cho đội ngũ nhân lực du lịch có khả năng giao tiếp bằng những ngôn ngữ của các nước trên là rất cần thiết bên cạnh tiếng Anh được xem là ngoại ngữ bắt buộc.

Xét về trình độ tiếng Anh, khoảng 70% số lao động du lịch Quảng Ninh có thể giao tiếp ở trình độ A - B - C và có khoảng 10% số lao động có trình độ đại học tiếng Anh với khả năng giao tiếp thành thạo, phần lớn số này thuộc nhóm lao động là lễ tân khách sạn, số ít là hướng dẫn viên. Riêng trong lĩnh vực lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của Quảng Ninh phần lớn có ngoại ngữ là tiếng Trung, có doanh nghiệp 100% hướng dẫn viên sử dụng tiếng Trung.

Xét về những ngoại ngữ khác, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ nhân lực có thể sử dụng ngoại ngữ là tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Nga, và một số ngoại ngữ khác, ước tính có khoảng 4% lao động du lịch sử dụng tiếng Pháp, khoảng 1,2% lao động sử dụng tiếng Nhật, khoảng 0.4% lao động biết tiếng Hàn, tiếng Nga có khoảng 1.5% lao động sử dụng.

Xét đến trình độ ngoại ngữ theo từng lĩnh vực nghiệp vụ, lao động là hướng dẫn viên du lịch và lễ tân có khả năng sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ cao và có trình độ C trở lên, một số có 2 bằng ngoại ngữ và sử dụng được 2 ngoại ngữ, tuy nhiên số lao động sử dụng thành thạo từ 2 ngoại ngữ trở lên còn thấp.


Anh Trung Pháp Nhật Hàn

Nga

0.2 0.2

0.2

0.7

9.9

89

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên

du lịch Quảng Ninh



Đại học

Giao tiếp

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

HDVDL

Lễ tân

Buồng

Bàn - Bar

BÕp

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu trình độ ngoại ngữ của một số nghề

du lịch tại Quảng Ninh

2.2.2.3. Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi

a. Cơ cấu theo giới tính


Do đặc thù nghề nghiệp nên tỷ trọng lao động nam và nữ trong du lịch cũng được phân bổ tuỳ theo từng vị trí công việc. Đối với nghề như hướng dẫn viên du lịch, bếp chiếm đa số là lao động nam (hướng dẫn viên du lịch chiếm 70%, lao động bếp chiếm khoảng 60%), nghề hướng dẫn viên du lịch do yêu cầu công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ, phải di chuyển, xa nhà thường xuyên nên không phù hợp với nữ giới. Đối với các nghề như: lễ tân, bàn, buồng thì nữ giới lại chiếm đa số bởi đặc thù của công việc đòi hỏi sự nhẹ nhàng, khéo léo, duyên dáng nên nữ giới thường phù hợp hơn. Mặc dù vậy, với nghề phục vụ bàn, tỷ lệ nữ giới lớn hơn nam giới cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công việc vì đây là công việc không chỉ cần sự khéo léo mà cũng là một công việc nặng nhọc, vất vả, cần sự tháo vát, nhanh nhẹn của nam giới.

Nói chung, tỷ lệ về giới làm trong ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay giữa nam và nữ tương ứng là 38% và 62%.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí