Biểu đồ 2.9. Cơ cấu về giới trong ngành du lịch Quảng Ninh
Nam giới
Nữ giới
80
60
40
20
0
Lễ tân
Buồng
Bàn
BÕp
HDVDL
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu về giới một số ngành nghề du lịch
Quảng Ninh
Nam giới
Nữ giới
b, Cơ cấu theo độ tuổi
Có thể nói lao động du lịch Quảng Ninh có độ tuổi trẻ, đang trong thời kỳ phấn đấu và cống hiến tốt cho sự phát triển của ngành, phần đông là lao động trong độ tuổi từ 25 đến 40, chiếm khoảng 60%.
Tuy nhiên, nếu xét trên từng lĩnh vực nghề nghiệp thì cơ cấu tuổi của lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch có độ tuổi trung bình cao hơn so với đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ, bởi trên thực tế, một số công việc phục vụ trong ngành du lịch có thể nói là kén người và kén tuổi như: nghề hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn, nhân viên bàn bar…, hầu hết tuyển những người bên cạnh có nghiệp vụ, lứa tuổi phù hợp với công việc thường là còn trẻ và thời gian làm việc ở vị trí đó cũng không lâu như đối với đội ngũ lao động quản lý có thể làm đến lúc về hưu. Theo điều tra, lao động trong độ tuổi dưới 24 và từ 40 đến 55 có tỷ lệ xấp xỉ nhau, thấp nhất là lao động có độ tuổi trên 55 (tỷ lệ khoảng 1,6% tổng số). Có thể nhận thấy cơ cấu tuổi của nhân lực du lịch Quảng Ninh theo biểu đồ 2.8 dưới đây:
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nhân lực du lịch Quảng Ninh
theo độ tuổi
2.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Ninh
2.3.1. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh cũng được quan tâm chú ý.
Hiện nay, Quảng Ninh có 11 cơ sở đào tạo nghề du lịch, trong đó có 1 trường Cao đẳng, 1 trung tâm bồi dưỡng đại học hệ tại chức.
Bảng 2.3. Danh sách các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh.
Tên cơ sở | |
1. | Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long |
2. | Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Ninh |
3. | Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên |
4. | Trung tâm giới thiệu việc làm Liên đoàn Lao động |
5. | Trung tâm dạy nghề Ngọc Thiện |
6. | Trung tâm dạy nghề Tiên Long |
7. | Trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức Tỉnh |
8. | Lớp dạy nghề Thanh Xuân |
9. | Trung tâm dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ |
10. | Cơ sở dạy nghề thuộc Công ty cổ phần Khách sạn du lịch Quảng Ninh |
11. | Lớp dạy nghề doanh nghiệp tư nhân Lạc Việt |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Nhân Lực Du Lịch Tại Quảng Ninh
- Trình Độ Của Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Quảng Ninh
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Quảng Ninh
- Phương Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Quảng Ninh
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ninh.
Hàng năm các cơ sở này tuyển sinh đào tạo được khoảng 2.000 học viên, đáp ứng nhu cầu học tập tại địa phương, cung cấp nhân lực du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề cho du lịch địa phương. Các chuyên ngành chủ yếu được đào tạo ở trình độ trung cấp và dạy nghề là kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, lễ tân; ở trình độ cao đẳng chủ yếu đào tạo các chuyên ngành như quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành - hướng
dẫn du lịch. Quy mô tuyển sinh các chuyên ngành du lịch ở các bậc đào tạo ngày càng tăng.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, hầu hết các cơ sở đào tạo du lịch tại Quảng Ninh đã cố gắng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Từ năm 2001 đến năm 2006, ước khoảng gần 9.000 học sinh được đào tạo nghiệp vụ du lịch tại Quảng Ninh. Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm (ước khoảng 70% học sinh tốt nghiệp các trường trung học nghiệp vụ và dạy nghề tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo du lịch); cơ bản đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc và làm việc có hiệu quả; đồng thời có khả năng tiếp tục tự đào tạo để phát triển toàn diện, hoà nhập với tập thể và cộng đồng.
Hiện nay, tại Quảng Ninh chưa có bậc đào tạo đại học (cả nước có 29 trường đại học đào tạo chuyên ngành du lịch), chỉ có bậc đào tạo cao đẳng (1 cơ sở), trung cấp và nghề về du lịch (9 cơ sở), bồi dưỡng tại chức (1 cơ sở). Nhìn một cách tổng thể, với điều kiện phát triển như hiện tại cùng với tiềm năng vốn có và vị thế của du lịch Quảng Ninh trong tương lai so với cả nước thì việc chưa có một cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học là một hạn chế trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trình độ cao đáp ứng cho sự phát triển của du lịch tỉnh nhà và cung cấp lực lượng lao động cho ngành.
2.3.1.1. Chương trình, giáo trình đào tạo
Ngoài trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, hầu hết các cơ sở đào tạo về du lịch tại địa phương chưa có hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo. Tuy nhiên, việc xậy dựng chương trình và giáo trình của trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long vẫn chưa đầy đủ, thống nhất, chưa đạt chuẩn, đặc biệt chưa phù hợp với tình hình thực tế đào tạo tại địa phương. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Có thể nhận thấy vấn đề thống nhất về chương trình và
giáo trình đào tạo du lịch cho các cơ sở đào tạo là vấn đề chung cho các trường đào tạo du lịch của cả nước nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo liên thông và liên kết cho các cơ sở từ trung ương tới địa phương.
Hiện nay, với việc thực hiện và vận dụng chương trình của dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do Tổng cục du lịch thực hiện bằng nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của Cộng đồng Châu Âu áp dụng 13 tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch, đây có thể được xem là cơ sở để các trường du lịch trong cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng trong việc định hướng xây dựng chương trình chi tiết thống nhất cho các môn chuyên ngành du lịch.
Một vấn đề đặt ra là hầu hết các cơ sở đào tạo về du lịch ở Quảng Ninh chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo và về chuyên ngành du lịch để xây dựng những tiêu chí thống nhất, cụ thể về chuyên môn làm căn cứ trong việc xây dựng chương trình, giáo trình quy chuẩn và nhất quán về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy.
2.3.1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên
Hiện nay, đội ngũ giáo viên, giảng viên về du lịch ở Quảng Ninh còn hạn chế về chất lượng, số lượng giáo viên cơ hữu thấp. Ngoại trừ trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long có số lượng giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng nhất định về du lịch (40 người), còn lại hầu hết các cơ sở đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu mời giáo viên về giảng dạy. Đội ngũ giáo viên cơ hữu đã được đào tạo cơ bản tại các trường đại học có chuyên ngành du lịch, hầu hết còn trẻ cả về tuổi đời (tuổi trung bình là 25,5), tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy cũng như kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ du lịch chưa nhiều. Số giáo viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ vào giảng dạy không nhiều, khả năng vi tính không cao, đây có thể xem là một khó khăn trong điều kiện hội nhập quốc tế ở lĩnh vực đào tạo. Phương pháp giảng dạy vẫn còn nặng về thuyết giảng, thuyết trình, nặng về lý thuyết, khả năng
nghiên cứu khoa học còn hạn chế do nhiều nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan).
Tại các cơ sở đào tạo về du lịch khác, đội ngũ giáo viên chủ yếu là mời từ các cơ sở đào tạo ở trung ương, chủ yếu là dạy trực tiếp vào nghiệp vụ trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tuần cho mỗi nghiệp vụ.
2.3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, chưa đồng bộ và đạt chuẩn. Các cơ sở đào tạo nghề về du lịch chủ yếu thuê cơ sở tại các khách sạn hoặc nhà nghỉ cho học viên thực hành. Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long là cơ sở đào tạo có quy mô và được chú ý đầu tư về cơ sở vật chất cho học viên học tập cả về lý thuyết và thực hành, tuy nhiên chất lượng của các phòng học thực hành cũng chưa đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy còn nghèo nàn, chưa cập nhật công nghệ mới. Hiện nay, tại Quảng Ninh chưa có cơ sở đào tạo có trung tâm thực hành nghề, phát triển theo mô hình Trường - Khách sạn - Trung tâm lữ hành.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo phát triển nhân lực du lịch đạt chất lượng. Với điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại sẽ hạn chế tới chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh.
2.3.1.4. Hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch
Hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực du lịch, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về đào tạo và quản lý... của các nước có ngành du lịch phát triển.
Tại Quảng Ninh đã có một cơ sở đào tạo gia nhập mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Châu Á - Thái Bình Dương APETIT trong tổng số 19 cơ sở đào
tạo du lịch của cả nước tham gia vào mạng lưới này, đồng thời tham gia vào các khoá đào tạo của dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch do Tổng cục Du lịch triển khai bằng nguồn tài trợ không hoàn lại của cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh còn nhiều hạn chế, cơ sở đào tạo đã tham gia vào các tổ chức quốc tế về đào tạo du lịch chưa phát huy được hết các lợi ích của việc hợp tác đó, ít tham gia các buổi hội thảo nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả và hạn chế trong việc học tập vận dụng những kinh nghiệm quý báu vào công tác đào tạo nhân lực du lịch.
2.3.1.5. Công tác bồi dưỡng, đào tạo lại nhân lực du lịch Quảng Ninh
Trong thời gian qua, ngành du lịch Quảng Ninh cũng đã quan tâm đến công tác đào tạo lại và bồi dưỡng nhân lực mặc dù kinh phí cho hoạt động này còn hạn hẹp cùng với những khó khăn nhất định do điều kiện công việc trong từng thời điểm chi phối tới việc đào tạo.
Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo và giáo viên chuyên ngành tập trung mở các lớp đầo tạo, bồi dưỡng nhân lực còn thiếu và yếu về ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước...
Hiện nay, hoạt động kinh doanh tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách đang ngày càng tăng, những nhân viên phục vụ trên tàu góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, tuyên truyền, quảng bá cho điểm đến Hạ Long - Quảng Ninh, điều này chỉ có được khi chất lượng phục vụ được nâng cao và hoàn thiện, trong khi hầu hết các nhân viên phục vụ trên tàu đều ở trình độ thấp, nhiều người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, chưa được đào tạo bồi dưỡng về du lịch đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ du khách, nhận thức về ngành du lịch. Việc mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và kỹ năng
giao tiếp cho các đối tượng trên là cần thiết. Cho đến nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho khoảng 2.000 thuỷ thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên các tàu chở khách tham quan vịnh Hạ Long. Riêng năm 2005, số thuỷ thủ, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên tàu được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch là 1.150 người. Mặc dù số lượng được đào tạo chưa nhiều so với số lao động trên các tàu du lịch hiện có song đây cũng là hoạt động đáng ghi nhận nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ lao động này.
Sở Du lịch Quảng Ninh cũng đã phối hợp mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ tiếng Nhật, Hàn cho cán bộ nhân viên ngành du lịch bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Tỉnh với số lượng là khoảng 60 người được bồi dưỡng. Tuy khoá đào tạo không được mở rộng rãi cho lao động ngành du lịch và số lượng học viên được đào tạo không nhiều nhưng đây là bước chuẩn bị ban đầu của ngành cho việc đón khách tiềm năng ở thị trường Đông Bắc Á. Đồng thời, Sở Du lịch đã mở một số khoá bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên buồng, bàn tại một số khách sạn trên địa bàn tỉnh với số lượng khoảng 300 người.
Số lượng nhân lực được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ như trên so với nguồn nhân lực du lịch hiện có chiếm tỷ lệ nhỏ song đây là cố gấng, nỗ lực của ngành Du lịch Quảng Ninh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Thời gian qua, ngành du lịch Quảng Ninh cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch về công tác phát triển nguồn nhân lực tổ chức chương trình đào tạo kiến thức quản lý tổ chức các sự kiện du lịch, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý ngành du lịch về nghiệp vụ chuyên môn trong và ngoài nước, hệ thống lý luận chính trị, về hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở chương trình Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch của Cộng đồng Châu