Một Số Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Quảng Ninh


lành nghề có chất lượng, thiếu nghệ nhân ở một số vị trí công việc đòi hỏi có tay nghề và trình độ.

- Công tác tổ chức thi nâng bậc nghề không diễn ra thường xuyên, vì vậy khó đánh giá chất lượng của đội ngũ lao động cũng như không tạo động lực khuyến khích người lao động học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề.

- Chưa có sự ổn định cao trong công việc của đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp. Tỷ lệ lao động chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác hoặc ra khỏi ngành có xu hướng tăng lên.

- Cơ sở đào tạo về du lịch còn thiếu thốn, nghèo nàn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế, bất cập trong phân bổ thời lượng học lý thuyết và thực hành, thực tập…

- Công tác quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh còn mang nặng tính hình thức, công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chặt chẽ.

- Công tác thống kê về nguồn nhân lực du lịch và nhu cầu về nhân lực du lịch trên địa bàn Tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên, chi tiết để có cái nhìn bao quát về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực du lịch từ đó có những dự báo và định hướng mang tính chiến lược để chuẩn bị nhân lực cho sự phát triển của ngành.

2.4.2.2. Nguyên nhân

- Ngành du lịch ở giai đoạn đầu của sự phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn, những nhân tố tham gia vào hoạt động đào tạo nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; đồng thời khoảng cách giữa quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực du lịch của các cơ sở đào tạo du lịch với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp là khá lớn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Ngành du lịch Quảng Ninh chưa có kế hoạch và chính sách cụ thể về phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhận thức về vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có chính sách đầu tư thoả đáng cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh. Chính sách tài chính, lương bổng, đãi ngộ để thu hút nhân tài, những người có kinh nghiệm nghề nghiệp… chưa được quan tâm đúng mức.

- Do sự phát triển của thị trường lao động, của nhu cầu xã hội, của người học nên hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ít nhiều không tránh khỏi trào lưu thương mại hoá, điều này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 9

- Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ trong ngành du lịch chưa được đào tạo một cách cơ bản và chưa tiếp cận nhiều với phong cách quản lý và làm việc của những nước có ngành du lịch phát triển nên trình độ và khả năng quản lý, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.

- Chưa xây dựng được tiêu chuẩn về nghiệp vụ, chưa thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo nhân lực.

- Thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Những hạn chế về nguồn nhân lực du lịch là một trong các nhân tố ảnh hưởng, cản trở tới sự phát triển của du lịch Quảng Ninh. Có thể nói đây là một trong những khó khăn cần khắc phục và có những định hướng kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành trong tương lai như trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến 2015: phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm và đưa Quảng Ninh, Hạ Long trở thành trung tâm du lịch lớn trong khu vực và quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu “phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” và đưa Quảng Ninh


trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và xứng tầm khu vực, đồng thời phát triển du lịch theo hướng bền vững, những cố gắng về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua mới chỉ dừng bước đầu đáp ứng khoảng 70% về số lượng nhưng chất lượng chỉ đáp ứng được 30%, vì vậy, cần thiết phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với sự phối kết hợp của nhiều nhân tố không chỉ của các cơ sở đào tạo du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước mà còn cả các đối tượng có liên quan gián tiếp đến sự nghiệp phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh.‌‌


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH QUẢNG NINH

3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2010

3.1.1. Quan điểm phát triển

Theo Nghị quyết số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2010, du lịch Quảng Ninh được phát triển theo những quan điểm dưới đây:

- Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có, giữ vững và đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trung tâm du lịch quốc tế trong khu vực.

- Phát triển du lịch là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Cần huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch có sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Phát triển du lịch Quảng Ninh phải đặt trong mối quan hệ với các ngành khác. Có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ, tác động nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị di sản, tài nguyên sinh thái và phát triển bền vững.

- Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong điều kiện mới, công tác chỉ đạo về phát triển du lịch có những thay đổi nhất định cho phù hợp với xu thế và tình hình hiện tại và tương lai.


- Tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế và nắm bắt những thời cơ trong điều kiện hội nhập quốc tế để đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn có đẳng cấp quốc tế.

- Trong những năm tới du lịch Quảng Ninh cần có các giải pháp và định hướng mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, coi trọng chất lượng hơn số lượng, chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao, làm cho hàm lượng và nội dung văn hóa trong hoạt động du lịch ngày càng cao hơn, kích thích được nhu cầu tiêu ding của khách du lịch. Bên cạnh việc chú trọng các thị trường khách du lịch truyền thống, cần quan tâm thu hút các thị trường khách có khả năng chỉ tiêu cao.

- Cần đặc biệt quan tâm tới chất lượng quy hoạch và kế hoạch chiến lược phát triển sản phẩm du lịch để tạo ra sự gắn kết 4 trung tâm du lịch và các sản phẩm du lịch. Khuyến khích các tập đoàn du lịch lớn, có thương hiệu trên trường quốc tế đầu tư và quản lý các hoạt động du lịch.

- Bảo vệ môi trường vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu phát triển du lịch, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng, sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch của Quảng Ninh. Trong những năm tới, phải tạo ra được sự cải thiện toàn diện về môi trường du lịch, kể cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội, tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát môi trường và các hoạt động liên quan đến cảnh quan môi trường vịnh Hạ Long.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cả cấp độ nhà nước và cấp độ doanh nghiệp tương xứng với yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về phát triển du lịch.


3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển

Nắm vững và khai thác triệt để, có hiệu quả những điều kiện thiên nhiên và lợi thế của Quảng Ninh, tạo ra bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng cho ngành du lịch.

Tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch mới, trong đó du lịch biển, du lịch tham quan là trọng tâm.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng.

Nâng cao chất lượng phục vụ, tăng thời gian lưu lại của khách; hình thành một số doanh nghiệp mạnh, nhất là về lữ hành làm nòng cốt cho hoạt động du lịch của tỉnh.

Củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Mục tiêu cụ thể cho việc phát triển du lịch của Tỉnh là:

- Phấn đấu đến năm 2010, đón 6 triệu lượt khách, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế, ngày khách lưu trú trung bình đạt từ 2 đến 2,5 ngày/khách.

- Doanh thu từ du lịch năm 2010 chiếm 13,2 - 13,5% GDP của Tỉnh.

- Về không gian du lịch: Hình thành 4 trung tâm du lịch của Tỉnh: Trung tâm du lịch Hạ Long, trung tâm du lịch Móng Cái - Trà Cổ, trung tâm du lịch Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng và trung tâm du lịch Vân Đồn gồm đảo Ngọc Vừng - Minh Châu - Quan Lạn - Vườn quốc gia Bái Tử Long - Cái Rồng.

- Đến năm 2010 thu hút khoảng 25.000 lao động trực tiếp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân.


- Hình thành các khu du lịch chất lượng cao, các trung tâm hội nghị hội thảo quốc tế.

Trên cơ sở quan điểm và để đạt được những mục tiêu phát triển như trên, ngành du lịch Quảng Ninh cần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá cho sự phát triển của ngành, trong đó nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực du lịch là một trong những nhiệm vụ cần thiết để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành như quan điểm chỉ đạo nêu trên. Để thực hiện được nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch, cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trong tương lai.‌

3.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian tới

3.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII nêu ra quan điểm phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng như sau:

Phát triển nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ công cuộc đổi mới đất nước và từ mục tiêu chiến lược phát triển ngành theo từng thời kỳ. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực phải bám sát yêu cầu của thực tế và xu thế phát triển, vận động của thị trường.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội, của Đảng và Nhà nước, của các doanh nghiệp, của Hiệp hội du lịch Quảng Ninh.

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí và góp phần đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đưa các nội dung giáo dục về lịch sử,


con người, quê hương Quảng Ninh vào chương trình giảng dạy ngoại khóa tại các cấp học.

Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy chế về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo các yêu cầu về chuẩn giáo dục đào tạo. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực như đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy…

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo. Củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất các trường dạy nghề, trung học. Tiếp tục thực hiện và bổ sung chính sách ưu đãi thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh và khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ.

3.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động nghiệp vụ du lịch về cơ bản có trình độ và kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tương lai, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 80% lao động phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học; 100% giáo viên được đào tạo và chuẩn hoá cùng với sự chuẩn hoá của cơ sở đào tạo.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí