Về Hoạt Động Đào Tạo Phát Triển Nhân Lực Du Lịch.




Tổng

1.111

1.549

1.952

2.123

1.994

8.892

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 14


Phụ lục 3.

Phân tích kết quả điều tra nhân lực du lịch (tháng 4 - 2007).

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số trên 800 cơ sở lưu trú, cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao là 94 cơ sở, trong đó tập trung chủ yếu ở hai trung tâm du lịch là Hạ Long và Móng Cái. Số lượng cơ sở lưu trú tại Hạ Long là hơn 400 cơ sở, số cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao là 67 cơ sở (10 cơ sở 4 sao, 16 cơ sở 3 sao, 22 cơ sở 2 sao, 19 cơ sở 1 sao); tại Móng Cái là hơn 300 cơ sở, số cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao là 2 cơ sở (01 cơ sở 4 sao và 01 cơ sở 2 sao), còn lại được phân bố rải rác tại địa phương khác. Như vậy, hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng sao tập trung chủ yếu tại trung tâm du lịch Hạ Long. Cơ sở kinh doanh lữ hành có khoảng trên 20 cơ sở. Trong thời gian qua, do những biến động của thị trường nên các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng có không ít thay đổi, số lượng các đơn vị kinh doanh không ổn định, đặc biệt là hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty lữ hành ở những địa phương khác, kéo theo đó là số lượng hướng dẫn viên du lịch cũng thay đổi theo. Trong khuôn khổ của luận văn, điều tra chỉ tiến hành với khoảng 10% số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Quảng Ninh mà chủ yếu tập trung ở trung tâm du lịch Hạ Long với các cơ sở kinh doanh khách sạn đã được xếp hạng sao, và một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mang tính ổn định cao. Như vậy, số lượng doanh nghiệp được điều tra là 30 doanh nghiệp bao gồm cả khách sạn và lữ hành.

1. Về số lượng:

Tổng số cơ sở lưu trú được điều tra là 50 cơ sở, số cơ sở tham gia trả lời và có phản hồi là 30 cơ sở, trong đó số lượng cơ sở lưu trú 4 sao có 03 cơ sở, cơ sở lưu trú 3 sao là 12 cơ sở, cơ sở lưu trú 2 sao là 5 cơ sở, cơ sở lưu trú 1 sao là 4 cơ sở. Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được điều tra là 10,


trong đó doanh nghiệp tham gia trả lời là 03 cơ sở. Có 03 cơ sở kinh doanh cả lữ hành và lưu trú (xếp hạng 2 và 3 sao).

Tổng số nhân lực điều tra là 2167 người, trong đó quản lý là: 386 người, lao động phục vụ trực tiếp là 1259, lao động ở các bộ phận khác là: 522 người, hướng dẫn viên du lịch: 180 người.

Danh mục các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia trả lời phiếu điều tra.



TT


TÊN DOANH NGHIỆP


ĐỊA CHỈ

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG


KINH DOANH


1


Cty TNHH Hà Lan


Lô 3, khu DL Đông Hùng Thắng


2 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


2


DN tư nhân KS Ngọc Lan


Tổ 4 khu 4a, Bãi Cháy, HL


KS, nhà nghỉ 3

sao


3


KS BMC Thăng Long


Đường Hạ Long, Bãi Cháy, HL


3 năm

KS, nhà nghỉ 3 sao


4


Cty CPDL KS Suối Mơ


Bãi Cháy, HL


8 nâm

KS, nhà nghỉ 3

sao


5


KS Vịnh Hạ Long


Đường Hạ Long, Bãi Cháy, HL


11 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


6


KS Crown


Cái Dăm, Bãi Cháy, HL


4 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


7


KS Công đoàn Than VN


Tổ 8, khu 9a, Bãi Cháy, HL


3 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


8


Khách sạn Bạch Đằng


Số 2 Đường Hạ Long


KS, nhà nghỉ 3

sao


9


Cty CPDL Vân Hải


Đường Hạ Long, Bãi Cháy


7 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


10


KS Hạ Long Cảnh vịnh


Đường Hậu Cần, Bãi Chãy


5 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


11

KS DL Công đoàn Hạ

Long


Đường Hạ Long, Bãi Cháy


22 năm

KS, nhà nghỉ 3

sao


12


KS Sunlight


Cái Dăm, Bãi Cháy, HL


KS, nhà nghỉ 3

sao


13

Cty CP cung ứng tàu biển QN


Số 2 Đường Hạ Long


3 năm

KS, nhà nghỉ 3 Lữ hành, VP đlý


14


Cty CPDL Hạ Long


Đường Hậu Cần, Bãi Cháy, HL


15 năm

KS, nhà nghỉ 3 Lữ hành, VP đlý


15


Cty CPDLvàTM Entity


Đường Hậu cần, Bãi Cháy


3 năm

KS, nhà nghỉ 2 Lữ hành, VP đlý


16


KS Mithrin


Đông Hùng Thắng, Bãi Cháy, HL


3 năm

KS, nhà nghỉ 4

sao


17


KS Heritage


Bãi Cháy, HL


12 năm

KS, nhà nghỉ 4

sao


18


KS ASEAN


Bãi Cháy, HL


2 năm

KS, nhà nghỉ 4

sao


19


KS Công đoàn địa chất


Bãi Cháy, HL


16 năm

KS, nhà nghỉ 2

sao


20


KS Tiên Long


Vườn Đào, Bãi Cháy, HL


15 năm

KS, nhà nghỉ 2

sao

21

Cty TNHH DL Hiệp Dũng

92b, Vườn Đào, Bãi Cháy

6 năm

KS, nhà nghỉ 2







sao


22


KS Pacific

Khu 4b, đường Hậu Cần, Bãi

Cháy


KS, nhà nghỉ 2

sao


23


KS Vườn Đào


Đường Hạ Long, Bãi Cháy


KS, nhà nghỉ 2

sao


24

Cty TNHH MTV Duyên

Hải

Tầng 2, KS Hữu Nghị I, Móng

Cái


7 năm


Lữ hành, VP đlý


25

Cty CP DL và Dvụ Hòn Gai


130a, Lê Thánh Tông, HL


KS, nhà nghỉ

Lữ hành, VP đlý


26

TT lữ hành quốc tế Hoà

Bình


Số 9, Bến Đoan, HL



Lữ hành, VP đlý


27

Cty TNHH XNK và Đầu tư

Hạ Long


Số 494, Đường Cao Thắng, HL


3 năm

KS, nhà nghỉ 1

sao


28


DN tư nhân Thành Long

134 Anh Đào, Tổ 7, khu 2, Bãi

Cháy


3 năm

KS, nhà nghỉ 1

sao

29

KS Phương Nam

11, Đường Lê Thánh Tông, HL


KS, nhà nghỉ

30

Cty TNHH Đoàn Gia

Số 1, Tuần Châu, HL

2 nâm

KS, nhà nghỉ

2. Về chất lượng và cơ cấu.

2.1. Về trình độ học vấn.

Nhìn chung, đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp được điều tra đều đã tôt nghiệp phổ thông trung học, chỉ có khoảng 2% tổng số nhân lực mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở, hầu hết làm việc tại một số bộ phận như: tạp vụ, vệ sinh…

2.2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú trong phạm vi điều tra, tỷ lệ những người được đào tạo về du lịch ở mọi trình độ chiếm khoảng 70% tổng số, còn lại là những người được đào tạo ở trình độ khác và chưa qua đào tạo. Tuy nhiên, trong số những người được đào tạo về du lịch thì tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp khá cao. Như vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các doanh nghiệp du lịch được điều tra còn thấp, chủ yếu là lao động ở trình độ trung cấp và sơ cấp nghề, đào tạo qua các lớp ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khoảng 70% hướng dẫn viên đã được cấp thẻ so với tổng số, song trình độ hướng dẫn viên du lịch còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hướng dẫn viên được đào tạo về du lịch chiếm khoảng 9% số nhân lực đã được đào tạo về du lịch. Điều này là một hạn chế về trình độ của nhân lực du lịch Quảng Ninh nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được điều tra nói riêng.


Trên đại học

Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

Chưa qua đào tạo

Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

6.6

0.3

11

12

4.4

1.6

11

19.4

2.3

31.7


Biểu đồ: Cơ cấu nhân lực du lịch theo trình độ

2.3. Trình độ ngoại ngữ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trình độ ngoại ngữ chủ yếu của doanh nghiệp là tiếng Anh và tiếng Trung. Ngoài ra có một số biết ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, Nga, Nhật, Hàn… nhưng số này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Trình độ ngoại ngữ cũng khác nhau đối với lao động nghiệp vụ ở từng vị trí công việc. Theo điều tra, đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, có tới gần 100% hướng dẫn viên có ngoại ngữ là tiếng Trung ở mọi trình độ và có thể sử dụng được ngoại ngữ này, bên cạnh đó, hướng dẫn viên có thêm ngoại ngữ là tiếng Anh ở mọi trình độ chiếm khoảng 9% trong tổng số lao động nghiệp vụ biết tiếng Anh. Trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lao động ở vị trí là lễ tân thường có trình độ ngoại ngữ cao hơn các vị trí khác như: buồng, bếp…

2.4. Theo giới tính, độ tuổi.

Theo điều tra về cơ cấu giới tính trong ngành du lịch Quảng Ninh có sự chênh lệch giữa nam và nữ, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, nhiều gấp 2 lần lao động nam. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng thay đổi theo vị trí công việc, nam giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới ở các nghề như: Hướng dẫn viên, bếp… Chênh lệch về giới rõ rệt nhất là đối với nghề phục vụ buồng, chủ yếu là nữ giới đảm nhận công việc này (chiếm tới 29% trong tổng số).


Nam giới

Nữ giới

100

80

60

40

20

0

Nữ giới

Nam giới

Lễ tân Buồng Bàn, bar Bếp Hướng dẫn

viên

Biểu đồ: Cơ cấu giới tính theo nghề du lịch (%)

Theo độ tuổi, có thể thấy nhân lực du lịch Quảng Ninh có độ tuổi tương đối trẻ, tỷ lệ lao động là quản lý và phục vụ trực tiếp trong các doanh nghiệp có tuổi từ 24 đến 40 có xu hướng tăng lên. Đây có thể xem như một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Quảng Ninh vì hầu hết lao động đều trong độ tuổi cống hiến cho nghề nghiệp và sẵn sàng đáp ứng được cho sự phát triển của ngành trong tương lai.

60

50

40

30

20

10

0

Quản lý, điều hành

Phục vụ trực tiếp

<24 25-39 40-55 >55

Biểu đồ: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi (theo vị trí công việc)

2.5. Về thâm niên làm việc trong ngành.


Theo số liệu điều tra, nhân lực làm việc trong ngành du lịch của Quảng Ninh chủ yếu dưới 5 năm (chiếm khoảng 48% tổng số), còn lại là từ 5 đến 10 năm (khoảng 25%), trên 10 năm (khoảng 27%). Như vậy, có thể nhận thấy, kinh nghiệm trong ngành của nhân lực du lịch Quảng Ninh còn ít, tính chuyên nghiệp còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phục vụ của ngành du lịch.

2.6. Về hoạt động đào tạo phát triển nhân lực du lịch.

Có khoảng 70% các doanh nghiệp có chính sách phát triển nguồn nhân lực với các hoạt động như: đào tạo tại chỗ, phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch tại địa phương đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, mời giảng viên tại các cơ sở đào tạo du lịch có uy tín đến đào tạo tại doanh nghiệp, tham gia các lớp do dự án EU tổ chức, cử nhân viên đi học tập nâng cao trình độ tay nghề tại các doanh nghiệp có thương hiệu ở Hà Nội, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian và khuyến khích người lao động tự học. Tuy nhiên hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực không diễn ra thường xuyên, đồng bộ.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch được điều tra, hầu hết đội ngũ lao động (cả quản lý và lao động phục vụ trực tiếp) mới chỉ đáp ứng đúng vị trí công việc của mình theo yêu cầu cần có. Những yếu kém của đội ngũ nhân lực du lịch chủ yếu là về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong phục vụ, tính kỷ luật, kỹ năng quản lý du lịch hiện đại. Trong tương lai, để có được đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu công việc và sự phát triển ngày càng cao của ngành du lịch cũng như nhu cầu du khách, đòi hỏi đội ngũ lao động cả quản lý và phục vụ trực tiếp cần được đào tạo về quản lý và nghiệp vụ tại các nước có ngành du lịch phát triển cũng như tiếp cận công nghệ phục vụ của các nươc này, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực để đào tạo cho nhân viên. Hầu hết, các doanh nghiệp đều có nhu cầu nhân lực cho tương lai, song chủ yếu là yêu cầu về ngoại ngữ (trong đó tiếng Anh là yêu cầu số 1, bên cạnh đó cũng có một số ngoại ngữ khác như: tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn nhưng không nhiều, các vị trí công việc cần bổ sung chủ yếu là hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, bếp.


Phụ lục 4

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước

1. Thái Lan

Trong 3 thập kỷ vừa qua, chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực như một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia của mình. Kế hoạch phát triển du lịch tập trung vào giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành du lịch Thái Lan.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần 1 (1961 - 1967) đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực được giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Kế hoạch lần 2 (1967

- 1971) đặt phát triển công nghiệp lên ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh đào tạo về kỹ thuật, nông nghiệp, khoa học và y khoa. Kế hoạch lần 3 (1972 - 1976) một lần nữa công bố sự chú trọng của chính phủ trong việc đào tạo kỹ sư, các nhà khoa học, bác sĩ, y tá và giáo viên. Kế hoạch lần 4 (1977 - 1981) và lần 5 (1982 - 1986) được thực hiện với sự cam kết tiếp tục tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; đáng lưu ý là sự bùng nổ kinh tế bắt đầu vào cuối năm 1980. Kế hoạch lần 6 (1987 - 1991) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch. Kế hoạch lần 7 (1992 - 1996) nhằm chuẩn bị để Thái Lan trở thành một nước công nghiệp mới thì “nguồn nhân lực có chất lượng” được coi là điều kiện tiên quyết và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển. Kế hoạch lần 8 (1997 - 2001) vẫn duy trì tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa. Kế hoạch cũng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực phải được tăng cường một bước.

Chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa ở Thái Lan được thực hiện bằng những chương trình chủ yếu sau:

- Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch;

- Nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành phục vụ du lịch;


- Khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại doanh nghiệp du lịch);

- Các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Ở Thái Lan, các chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch được thực hiện với sự hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đạo tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy, có sự liên kết giữa chính phủ và trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch.

2. Nhật Bản

Triết lý cơ bản về phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản là các hoạt động này được thực hiện từng bước và có hệ thống trong suốt thời gian làm việc của người lao động; cần đáp ứng nguyện vọng, khả năng, kinh nghiệm của người lao động và những đòi hỏi của thị trường lao động trong bối cảnh thay đổi công nghệ, cơ cấu kinh tế và toàn cầu hóa. Hệ thống phát triển nguồn nhân lực được gọi tắt là Hệ thống nguồn nhân lực suốt đời. Việc phát triển nguồn nhân lực được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo cơ bản đến ứng dụng, thực hiện một cách liên tục và phù hợp với các nhóm người lao động. Các hoạt động này đảm bảo sự thăng tiến nghề nghiệp một cách vững chắc theo thời gian, đồng thời làm cho người lao động có được các năng lực thích ứng với những biến đổi trong thị trường lao động.

Quá trình phát triển nhân lực du lịch được thực hiện trong một hệ thống gồm ba hình thức đào tạo: đào tạo công cộng, đào tạo doanh nghiệp, tự đào tạo. Đối với đào tạo tại doanh nghiệp du lịch, ở Nhật Bản rất được coi trọng. Đối với những nghề giản đơn như: phục vụ buồng, giặt là, phục vụ nhà hàng…. khâu huấn luyện tại vị trí công việc là chính, đồng thời có cơ chế khuyến khích tự học, tự vươn lên và gắn suốt đời với doanh nghiệp cộng đồng. Vai trò của chính phủ thể hiện rõ nhất trong đào tạo công cộng nhưng không chỉ giới hạn trong đó mà còn thể hiện qua các mối quan hệ với doanh nghiệp và người lao động, cũng như qua việc xây dựng khuôn khổ luật pháp, thể chế và kế hoạch nhằm hỗ trợ quá trình phát triển năng lực của người lao động.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023