Kết Quả Cronbach’S Alpha Của Hoạt Động Phát Triển Nguồn Cbql Trong Dn

b) Hoạt động phát triển nguồn cán bộ quản lý


28 câu hỏi được đưa ra để đo Hoạt động phát triển nguồn CBQL trong DN. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo được trình bày trong bảng 3.5 dưới đây:


Bảng 3.5: Kết quả Cronbach’s Alpha của Hoạt động phát triển nguồn CBQL trong DN

STT

Nội dung

Cronbach’s Alpha

Câu hỏi

Số lượng câu hỏi

1

Hoạt động phát triển nguồn CBQL

0.885

III.B.1 – III.B.28

28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam - 9


(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2012)


Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha cho biến Hoạt động phát triển nguồn CBQL trong DN là 0.885. Điều này chỉ ra rằng độ tin cậy của các câu hỏi trên đã đáp ứng được yêu cầu của Nunnally (1995) đưa ra.


Tóm lại, kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy các nhân tố trên đều đảm bảo độ tin cậy. Điều đó chứng tỏ thang đo phù hợp và có thể sử dụng được.


3.2.3. Xử lý dữ liệu


Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0. Dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch sẽ tiến hành phân tích thông qua các bước sau:


- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha:


Mô hình Cronbach’s Alpha nằm trong nhóm phương pháp đánh giá tương quan trong (hay còn gọi là đánh giá độ tin cậy bên trong). Tư tưởng chung của phương pháp này là tìm kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời, chẳng hạn nếu ai đó ở một câu hỏi A đã trả lời rằng “chính sách Z là rất tốt và cho điểm cao nhất đối với chính sách này: nhưng ở câu hỏi B khi được hỏi về ích lợi của Z người này lại cho rằng “Z chẳng ích lợi gì” thì tương quan dữ liệu không phù hợp với suy luận logic. Điều đó dẫn đến các sai lệch có thể khi khai thác dữ liệu.

Lee Cronbach (1916 – 2001) đề nghị một hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các cuộc khảo sát trên cơ sở ước lượng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không giải thích được (không thể hiện trong các biến khác). Hệ số này được mang tên ông và gọi là Hệ số Cronbach’s Alpha (). Đây là một độ đo, không phải là một mô hình dùng để kiểm định, vì vậy người ta thống nhất một mức giá trị mà khi vượt qua mức này thì có thể cho rằng số liệu là đáng tin cậy. Trong ứng dụng, mức chấp nhận được là 0,6 - 0,7 đối với số liệu kinh tế xã hội, giá trị xấp xỉ 0,8 được coi là rất tốt (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với luận án này thì Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là chấp nhận được.


Thống kê mô tả để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn CBQL và thực trạng công tác phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành SX TACN.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết về cách thức, quy trình tiến hành nghiên cứu. Các nội dung bao gồm thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu định tính, các thang đo và nghiên cứu định lượng chính thức. Ở phần này, tác giả cũng đã trình bày các bước tiến hành nghiên cứu định lượng từ thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu, các bước và nội dung phân tích dữ liệu. Đây là những cơ sở quan trọng trong việc xử lý số liệu thu thập và trình bày kết quả nghiên cứu ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Tổng quan về ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam


4.1.1. Sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam qua các giai đoạn


Kể từ những năm 90, ngành công nghiệp SX TACN Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong tổng sản lượng TACN có xu hướng tăng từ năm 2000, đạt trung bình khoảng 13,5% từ năm 2000 đến năm 2012. Năm 2004, do ảnh hưởng của giá thành nguyên liệu tăng và dịch cúm gia cầm, một số cơ sở SX TACN đã phải ngừng hoạt động hoặc giảm công suất hoạt động nên sản lượng TACN gia cầm giảm 30-35%, do vậy tỷ lệ tăng trưởng thấp (1,3%). Năm 2005, với việc phục hồi ngành chăn nuôi nên có sự tăng trưởng bù, sản lượng tăng 37,02% so với năm 2004.


Bảng 4.1: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp giai đoạn 2000 - 2011


Đơn vị tính: 1.000 tấn



Năm

Thức ăn hỗn hợp

Thức ăn đậm đặc


Tổng số

Thức ăn hỗn hợp

quy đổi

Tỷ lệ tăng bình quân

(%)

2000

1.700

330

2.030

2.690


2001

1.950

350

2.300

3.000

11,5

2002

2.400

340

2.740

3.420

14,0

2003

2.650

400

3.050

3.850

12,6

2004

2.700

400

3.100

3.900

1,3

2005

3.238

702

3.940

5.344

37,0

2006

4.361

747

5.118

6.600

23,5

2007

5.300

825

6.125

7.776

17,8

2008

6.882

684

7.567

8.935

14,9

2009




9.503

11,1




10.504

10,5

2011




11.504

8,5

Bình quân

(%)





13,5

2010


(Nguồn: Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010)


Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tham gia “sân chơi” toàn cầu này, ngoài những lợi thế về thị trường rộng mở và đối xử công bằng thì ngành nông nghiệp nước ta phải đối mặt với thách thức và cạnh tranh lớn hơn từ thị trường ngoài nước do yêu cầu phải hạ thuế bảo hộ các sản phẩm trong nước và cạnh tranh bình đẳng. Trong những năm qua, chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong giai đoạn 2001- 2006, tốc độ chăn nuôi tăng trung bình là 8,5% và hiện chiếm khoảng 25% tổng giá trị nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu chăn nuôi tăng vào 38% năm 2015 và 42% vào năm 2020 thì ngành SX TACN cần phải duy trì và phát triển với tốc độ khoảng 8% trong những năm tới. Nhận thức lợi nhuận tiềm năng trongSX TACN, ngày càng có nhiều DN trong và ngoài nước thiết lập hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam. Ngoài ra, nhờ các chính sách đổi mới của Chính phủ Việt Nam cũng như khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, các DN SX TACN đa quốc gia như Cargill, CP, Proconco và Japfa đã bắt đầu hoạt động tại Việt Nam.


Trong nhiều năm qua, nhu cầu nhập khẩu TACN và nguyên liệu chế biến có xu hướng liên tục tăng. Nếu như năm 2001, kim ngạch nhập khẩu chỉ là 200 triệu USD thì đến năm 2006, giá trị này đã tăng gấp 4 lần, đạt 800 triệu USD. Quý I/2007, kim ngạch nhập khẩu đạt 232 USD, tăng 63,8% so với quý I /2006, tới tháng 6/2007, tổng kim ngạch nhập khẩu TACN của cả nước đã lên tới 538 triệu USD, tăng 76,3% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2006. Kết thúc quý III/07, kim ngạch nhập khẩu thức ăn đã lên đến 902 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước.


Nguồn cung nguyên liệu nội địa cho SX TACN, đặc biệt là nguyên liệu giàu đạm còn hạn chế so với nhu cầu trong nước nên các DN phải nhập khẩu để bù đắp vào

lượng thiếu hụt. Số liệu trong bảng 4.2 cho thấy rõ ràng ngành SX TACN Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn giàu đạm so với các nguyên liệu giàu năng lượng. Hơn nữa, ngành SX TACN trong nước chưa SX được thức ăn bổ sung và chất phụ gia.


Bảng 4.2: Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu qua các năm


Đơn vị tính: triệu tấn



Nguyên liệu

2009

2010

2011

Sản lượng

USD(tỷ)

Sản lượng

USD(tỷ)

Sản lượng

USD(tỷ)

Thức ăn giàu năng lượng

1,94

0,42

3,15

0,75

3,86

1,24

Thức ăn giàu đạm

4,04

1,58

4,41

1,84

4,8

2,34

Thức ăn bổ sung

0,03

0,03

0,06

0,08

0,06

0,09

Thức ăn bổ sung khoáng(dicanxi, mocanxi photphat)

0,06

0,04

0,15

0,02

0,19

0,02

Tổng

6,07

2,07

7,77

2,69

8,91

3,69


(Nguồn: Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010)


4.1.2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam


Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 241 DN SX TACN (16,2% của nước ngoài, 6,4% liên doanh và 77,4% trong nước). Phân bố các DN SX TACN tập trung chủ yếu tại vùng đồng bằng Sông Hồng, có 106 DN, chiếm 44,4% và Đông Nam Bộ có 67 DN chiếm 28%.Chính phủ Việt Nam khuyến khích các DN đầu tư vào ngành SX TACN trong nước nên số lượng các DN tham gia vào ngày càng nhiều, trong đó khoảng 20 -25 DN đã xây dựng được thương hiệu riêng, số tiền đầu tư từ 2-3 triệu

USD. Khoảng 30 DN đầu tư trên 10 tỷ đồng, còn lại là các xưởng SX nhỏ, mỗi tháng SX từ 100-300 tấn TACN. Tổng số vốn đầu tư của các DN Việt nam khoảng 100 triệu USD, công suất khoảng 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, có khoảng 15 DN nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực SX TACN ở Việt Nam với tổng số nhà máy của họ lên tới 36

- 40 nhà máy công suất 3,6 - 4 triệu tấn/năm trong đó nổi lên là một số DN lớn như: Cargill, Proconco, CP group, New Hope.... Ước tính về vốn đầu tư, các DN nước ngoài đầu tư chiếm 75% tổng số, các DN trong nước chiếm khoảng 25% về giá trị đầu tư cho ngành SX TACN.


Bảng 4.3: Số lượng DN sản xuất TACN năm 2010


STT

Vùng sinh thái

Nước ngoài Liên doanh

Trong nước

Tổng

Tỷ lệ (%)

1

Đồng bằng Sông Hồng

19

87

106

44,4

2

Bắc TB và DHMT

5

16

20

8,4

3

Tây nguyên

0

2

2

0,8

4

ĐB Sông Cửu Long

9

25

34

14,2

5

Đông Nam Bộ

19

49

67

28,0

6

TD và MNPB

2

8

10

4,2


Tổng cộng

54

187

241

100,0


(Nguồn: Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010)


Mặc dù số lượng chỉ chiếm 18% trong tổng số DN SA TACN công nghiệp ở Việt Nam nhưng công suất chế biến các DN liên doanh và nước ngoài chiếm tới 66,4% tổng sản lượng SX năm 2010, đạt 5,8 triệu tấn. Các DN trong nước chủ yếu là tư nhân và cổ phần chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tổng công suất năm 2010 chỉ đạt gần 3 triệu tấn, chiếm 33,6%.

Bảng 4.4: Tổng công suất thiết kế các DN SX TACN (1.000 tấn)



Hình thức sở hữu

2008

2009

2010

Tổng công suất


%

Tổng công suất


%

Tổng công suất


%

Quốc doanh

613

11,3





Cổ phần

143

2,6

2.739

35,7

2.956

33,6

Tư nhân

1.151

21,1





Liên doanh, 100% vốn nước ngoài


3.538


65


4.922


64,3


5.847


66,4

Tổng cộng

5.445

100

7.661

100

8.804

100


(Nguồn: Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010)


Năm 2010 số lượng DN có công suất nhỏ hơn 5.000 tấn đã giảm so với năm 2009 từ 145 xuống còn 123 DN tương ứng tỷ lệ 58,2% còn 50,6%. Loại DN có quy mô công suất vừa và lớn trên 5.000 tấn tăng từ 104 lên 119 DN. Tổng số các DN SX trong nước (Quốc doanh, Cổ phần, Tư nhân) giảm 15 DN, các DN 100% vốn nước ngoài và Liên doanh tăng 7 DN. Đây là cuộc cạnh tranh về quy mô SX và chất lượng sản phẩm của các DN SX TACN công nghiệp có công xuất lớn chất lượng tốt hơn so với các DN có công suất nhỏ. Nước ta đã gia nhập WTO lại càng đòi hỏi các nhà máy SX TACN công nghiệp SX sản lượng nhiều, chất lượng tốt hơn và hạ giá thành đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.


Hầu như các tập đoàn SX thức ăn nhất nhì thế giới đã có mặt ở Việt Nam; CP Group (Thái Lan); Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)… Nhờ ảnh hưởng của họ, các DN Việt Nam cũng đã học tập phương pháp tổ chức SX, kinh doanh, thị trường… nên từ năm 1995 đến nay cũng có một số DN tư nhân và cổ phần chuyên ngành TACN kinh doanh thành đạt như: DN VINA, Long Châu, Thanh Bình (Đồng Nai), VIC (Hải Phòng), Hà Việt, Quang Minh, Thiên Lý (Hà Nội), DN Hoàn Dương

(Hà Nam), DN Chăn nuôi Tiền Giang, AFIEX (An Giang), Tấn Lợi (Bến Tre), Cỏ May (Đồng Tháp)...


Nhìn chung trong hơn 20 năm mở cửa, nền công nghiệp TACN Việt Nam được khởi sắc, tiếp cận khoa học, sản xuất kinh doanh của thế giới góp phần đáng kể đưa năng suất, chất lượng vật nuôi lên cao, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên còn những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới để xây dựng nền chăn nuôi bền vững.


4.1.3. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam


a) Tạo việc làm cho người lao động


Thực tiễn đã cho thấy các DNNVV của ngành SX TACN thường đóng ở khu vực nông thôn và do đó góp phần tạo ra các cơ hội việc làm tại khu vực này. Các DNNVV này đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động nhất là ở nông thôn tăng thêm mỗi năm; đồng thời còn tiếp nhận số lao động từ các DN nhà nước dôi ra qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản DN hiện đang được triển khai.


Điều cần đặc biệt quan tâm hiện nay là cùng với tốc độ đô thị hóa, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, số nông dân không còn đất canh tác ngày càng nhiều, cần có việc làm mới. Theo Bộ Lao động- Thương binh Xã hội, số liệu điều tra tại 8 tỉnh, thành phố cho biết có 2.400 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, và có tới 73,7% số người bị thu hồi đất không có cá nhân khác ngoài làm ruộng, cho nên đời sống rất khó khăn. Bình quân 1 héc-ta bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc; trong khi đó, đất chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ có thể tạo ra việc làm cho 50 - 100 lao động, song đó phải là những lao động có tay nghề, có chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, tình trạng mất việc, không có cơ hội chuyển đổi cá nhân, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, không ổn định, đời sống khó khăn ... đang là nỗi bức xúc lớn hiện nay của người có đất bị thu hồi.


Các DNNVV có triển vọng thu hút lao động rất lớn vì suất đầu tư cho một chỗ làm việc ở đây thấp hơn rất nhiều so với DN lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022