Đặc Điểm Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trong Ngành Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Nam

được các nguồn vốn rải rác trong dân. Theo điều tra, lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc trong một DN tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong công ty TNHH là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc tại DN nhà nước là 87,5 triệu đồng.


b) Đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế


Mỗi năm, DNNVV đóng góp khoảng 25% - 26% GDP của cả nước, tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá, gần 100% giá trị sản lượng hàng hoá của một số ngành nghề như chiếu cói, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ...


Thực tế cho thấy, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở khu vực DNNVV đang rất khả quan: để tạo ra 1 đồng doanh thu, các DN nhà nước thuộc trung ương quản lý phải đầu tư 0,562 đồng vốn cố định, trong khi đó các DN nhà nước do địa phương quản lý đầu tư 0,220 đồng; còn DN tư nhân chỉ cần 0,197 đồng; DN TNHH 0,188 đồng.


Nếu so sánh với các DN nhà nước do trung ương quản lý, số vốn cố định mà DN nhà nước do địa phương quản lý sử dụng cho 1 đồng doanh thu chỉ bằng 39%; tương tự như vậy, các hợp tác xã bằng 53%, các DN tư nhân bằng 35%, còn DN TNHH chỉ bằng 33%.


c) Bảo đảm cho nền kinh tế năng động hơn


Do yêu cầu vốn ít, quy mô nhỏ, nhất là phần lớn là kinh tế tư nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả kinh doanh của DN mình, cho nên DNNVV có yêu cầu tự thân và cũng có nhiều khả năng cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng, chuyển hướng SX, đổi mới công nghệ, v.v... góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Một số nước như Đài Loan, vừa qua ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, chủ yếu là do dựa vào DNNVV. Đối với DN lớn, DNNVV cũng có thể làm đại lý, vệ tinh, tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp các vật tư đầu vào với giá rẻ hơn, do đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả SX cho DN lớn.

d) Tăng thu nhập cho dân cư


Thu nhập của nhân dân ta còn quá thấp, do kinh tế chậm phát triển; ngay trong nông nghiệp, dù sản lượng thóc có tăng nhanh thì cũng chỉ đủ no, chứ không giàu được nếu không có công nghiệp chế biến. Phát triển DNNVV ở nông thôn là biện pháp chủ yếu để tăng thu nhập, đa dạng hoá thu nhập của các tầng lớp nhân dân khắp các vùng trong nước.


Việc phát triển DNNVV chế biến nông, lâm, thuỷ sản phân bố rộng khắp sẽ tạo nên bộ mặt mới cho nông thôn, cả về kinh tế và văn hoá, xã hội, góp phần rất quan trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.


e) Góp phần thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Xét về các loại cơ cấu, như cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lãnh thổ, phân bố dân cư…việc phát triển DNNVV sẽ tạo ra những chuyển biến hết sức quan trọng về cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế, từ một nền kinh tế SX nhỏ, thuần nông là chủ yếu sang một nền kinh tế có đủ cơ cấu theo hướng tiến lên xã hội văn minh, hiện đại. Rất dễ thấy là mấy năm gần đây, bộ mặt kinh tế, xã hội của nhiều vùng nông thôn đã có thay đổi theo hướng đó: nhiều thị trấn đông đúc, nhộn nhịp hơn trước, nhiều cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành, đi đôi với giao thông nông thôn phát triển, đường dẫn điện toả ra nhiều vùng nông thôn...


f) Góp phần đào tạo doanh nhân


Trong thực tế, DNNVV là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện một đội ngũ doanh nhân mới phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Rồi đây, có những DNNVV vẫn tiếp tục giữ tổ chức của mình là nhỏ hoặc vừa vì quy mô này phù hợp với khả năng kinh doanh, ngành nghề đang theo đuổi, nhưng cũng có những DN phát triển lên thành những DN có quy mô lớn. Đã có những gương doanh nhân thành đạt xuất thân từ những công việc rất giản đơn, do ý chí và quyết tâm rất đáng khích lệ. Dù ở quy mô nào, DNNVV cũng vẫn là những vườn ươm nhân tài cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

Chính vì những ưu điểm như thế, cho nên DNNVV là quy mô tổ chức SXKD của nhiều nền kinh tế trên thế giới, đóng góp phần lớn trong GDP, kể cả nhiều nước đang phát triển.


4.1.4. Đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam


- Quy mô vốn và lao động nhỏ


Phần lớn các DN SX TACN công nghiệp hiện nay thuộc quy mô các DNNVV với 22,3% có quy mô vốn từ 2 đến 10 tỷ đồng và 26,7% từ 0,5 đến 2 tỷ đồng. Số các DN có quy mô mức trên trung bình tập trung chủ yếu ở Bình Dương. Tại Hà Nội, 45,45% các DN thuộc loại nhỏ và 22,73% thuộc loại trung bình. Trong khi đó ở Bình Dương, 47,47% thuộc loại trên trung bình và 36,84% ở mức trung bình.


Cùng với quy mô vốn, số lượng các DN ở Bình Dương có số lao động trung bình cũng lớn hơn, chủ yếu là các DN nhỏ và trung bình. Tại Hà nội, số DN có lao động dưới 10 người chiếm 36,6% do phần lớn chỉ SX thức ăn đậm đặc cộng với sự tiết kiệm chi phí văn phòng nên quy mô khá nhỏ và trung bình.


Bảng 4.5: Quy mô lao động của các DNNVV SX thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Đơn vị tính: người




Tổng

Dưới 10 lao động (rất nhỏ)

Từ 10 đến 49 LĐ (nhỏ)

Từ 50 đến 199 LĐ (trung bình)

Trên 200 LĐ (trên trung bình)

Số lượng


Tỷ lệ %

Số lượng


tỷ lệ %

Số lượng


tỷ lệ %

Số lượng


Tỷ lệ %

Hà Nội

22

8

36,36

10

45,45

3

13,63

1

4,54

Thanh Hoá

4

0


2

50

2

50

0


Bình Dương

19

0


8

42,1

8

44,44

3

16,66

Tổng số

45

8

18,18

18

40

13

29,54

4

9,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn CBQL trong các DNNVV của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam - 10

(Nguồn: Dự án CARD 030/09 VIE- Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT, 2009)

Tuy nhiên, với quy mô lao động nhỏ, các DNNVV cũng có lợi thế là gọn nhẹ và dễ dàng thay đổi đáp ứng nhu cầu của thị trường. Quy mô lao động nhỏ cũng góp

phần làm cho các thành viên trong DN hiểu nhau hơn, gần gũi với nhau hơn, dễ dàng động viên chia sẻ với nhau và điều này tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động đào tạo trong công việc.


- Trình độ công nghệ thấp


Các DNNVV tư nhân có trang thiết bị thấp nhất, chỉ 31,3% DN có máy sấy, 21,2% có máy ép viên. Có thể nói hầu hết dây chuyền SX ở Việt nam hiện nay, kể cả các DN nước ngoài và liên doanh thì công nghệ SX vẫn là ở dạng bán tự động. Một số DN nhỏ và trung bình thậm chí sử dụng dây chuyền hỗn hợp, không đồng bộ của nhiều nước SX nhưng đa phần là của Việt nam và Trung Quốc, trong khi đó các DN nước ngoài, liên doanh được đầu tư trang thiết bị tốt hơn. Do công suất và trang thiết bị hiện đại được đầu tư nên các DN nước ngoài, liên doanh chú trọng nhiều hơn đến việc dự trữ các nguyên liệu SX, chủ yếu là ngô, khô dầu đậu tương, cám mỳ và sắn. Kể từ đầu năm nay, do giá một số nguyên liệu tăng cao, gần gấp 2 lần nên các DN nhỏ với vốn đầu tư thấp không đủ tiền trữ nguyên liệu nên luôn phải nhập giá nguyên liệu cao. Do vậy, sức cạnh tranh so với các DN bị hạn chế và khả năng buộc phải nâng giá các sản phẩm bán ra nhiều lần. Đây chính là nguyên nhân làm cho các DNNVV có khả năng cạnh tranh kém, sản phẩm chất lượng thấp và giá bán cao.


- Trình độ học vấn của chủ DN


Phần lớn các DN được lãnh đạo bởi nhà quản lý có trình độ đại học (chiếm 84%), số chủ DN có trình độ trên đại học là 3, chỉ chiếm 6,82% trong tổng số 44 phiếu trả lời phần này.


Bảng 4.6: Trình độ học vấn của chủ DN


Trình độ học vấn

Số người

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ cộng dồn (%)

Sau đại học

3

6,82

6,82

Đại học

37

84,09

90,91

Trung cấp

1

2,27

93,18

Cấp 3

2

4,55

97,73

Cấp 2

1

2,27

100

Tổng cộng

44

100


(Nguồn: Dự án CARD 030/09 VIE- Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT, 2009)

Trình độ học vấn của chủ DN, CBQL DNNVV còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế. Cần hiểu rằng trình độ học vấn cao của các chủ DN không có nghĩa rằng khả năng kinh doanh của họ đã được hoàn thiện. Nhiều chủ DN tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, nay chuyển sang kinh doanh nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành. Như vậy, nhu cầu phát triển và đào tạo cho chủ DN là rất lớn.


- Năng lực của chủ DN, đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu.


Mặc dù số lượng các DNNVV SX TACN trong nước chiếm tỷ trọng rất lớn (82%) song khả năng xây dựng thương hiệu và dây chuyền SX không thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài. Kinh nghiệm là một vấn đề gặp phải đầu tiên của các DN SX TACN Việt nam. Thông thường, các DN nước ngoài làm trong lĩnh vực này thường có bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, đầu tư máy móc hiện đại, có phòng thí nghiệm hiện đại và điều kiện làm việc tốt. Trong khi đó các DN Việt Nam thì lâu nhất cũng chỉ có thâm niên 16 - 17 năm, trình độ kỹ thuật chưa cao và hầu hết các DN đều không có phòng thí nghiệm do khả năng về tài chính còn hạn chế.


Thiếu đội ngũ chuyên gia thực sự hiểu về ngành SX chế biến TACN cũng là một điểm yếu của ngành. Nếu như các DN nước ngoài nắm giữ những bí quyết công nghệ được nghiên cứu qua hàng chục năm, với hệ thống kiểm nghiệm luôn song hành cùng quy trình SX, thì các cơ sở SX nhỏ lẻ của Việt Nam SX không có những điều kiện trên dẫn tới tình trạng chất lượng không đảm bảo, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Điều đó giải thích tại sao các thương hiệu lớn của ngành TACN lại hầu hết là của các DN nước ngoài như cám con cò của Proconco, Cargill, CP Group… Theo số liệu tham khảo năm 2009 của DN phân tích thị phần matrix Úc, 3 DN SX TACN công nghiệp lớn nhất Việt Nam là Proconco với 15,5% thị phần, tiếp theo là Cargill với 9,7% và CP Group là 9,3%.


Đa số CBQL và chủ DN trưởng thành từ thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ bạn hàng (ước tính hơn 80% trưởng thành từ kinh nghiệm thực tế), chỉ có một số ít người được đào tạo qua trường lớp chính quy về quản trị DN hoặc quản lý kinh tế nói chung. “Chủ DN tự đánh giá rằng họ còn yếu về năng lực quản lý, kỹ năng dự đoán

thị trường, họ thiếu hiểu biết về buôn bán quốc tế, kinh nghiệm xuất khẩu. Mảng kiến thức yếu nhất của các chủ DN là ngoại ngữ và tin học ứng dụng trong kinh doanh. Các CBQL đều cho rằng năng lực quản lý của họ chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của DN.


Những hạn chế về năng lực này của chủ DN và CBQL DNNVV là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm đổi mới công nghệ, thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho DN, còn nhiều bất cập trong quản trị DN và kết quả là hiệu quả kinh doanh thấp.


- Trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên


Dù không có thống kê về trình độ học vấn của người lao động, đội ngũ nhân viên của DNNVV, nhưng rất nhiều nghiên cứu đều nhận định rằng trình độ học vấn của người lao động trong DNNVV thấp hơn trình độ học vấn của các loại hình DN khác do đặc thù công nghệ của DNNVV. “Trình độ học vấn và tay nghề của nhân viên còn thấp, nhiều DN 100% lao động chưa qua đào tạo nghề một cách chính quy ở các trường, lớp. Trong các DN này, nhân viên còn thiếu tính độc lập tự chủ, ngại suy nghĩ, thiếu sáng tạo và thiếu các kỹ năng làm việc cần thiết như kỹ năng máy tính, ngoại ngữ và kỹ năng lập kế hoạch làm việc”.


- Mức độ tiếp cận thông tin


Khi được phỏng vấn về các nguồn thông tin tiếp cận và mức độ quan trọng của các nguồn thông tin. Các DN cho biết, phần lớn các thông tin quan trọng nhất về giá, nguồn cung cấp, nhu cầu tiêu thụ TACN đều do họ tự phân tích, đánh giá và thông qua mối quan hệ cá nhân. Hiện nay tạp chí TACN do Hiệp hội TACN phát hành 2 tháng/số là nguồn thông tin tương đối tin cậy và mang tính chuyên ngành cao. Tuy nhiên theo các DN thì họ vẫn rất thiếu thông tin và các số liệu đăng tải trên tạp chí thường là không cập nhật, đặc biệt các thông tin về giá. Các thông tin về tín dụng, ngân hàng và chính sách chăn nuôi ít được đánh giá quan trọng hơn và hầu hết các DN nắm được thông qua Sở NN và PTNT, một số thông qua Hiệp hội TACN. Nhiều DN kiến nghị, Bộ NN và PTNT và Hiệp hội nên đầu tư nhiều hơn vào các thông tin dự báo giá, thị

trường và những biến động vĩ mô để từ đó các DN dựa vào để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý hơn.


Bảng 4.7: Tình hình tiếp cận thông tin và mức độ quan trọng của nguồn thông tin




Rất quan trọng


Quan trọng


Ít quan trọng


Không quan trọng

Giá

73,33

13,33

4,44

0,00

Chính sách CN &

TACN


6,67


42,22


33,33


6,67

Tín dụng/ngân hàng

6,67

20,00

20,00

8,89

Nhu cầu về TACN

22,22

40,00

2,22

0,00

Nguồn cung cấp NL

44,44

28,89

2,22

2,22

Công nghệ/thiết bị

6,67

13,33

22,22

4,44


(Nguồn: Dự án CARD 030/09 VIE- Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT)


Phần lớn các DN đều cho rằng các thông tin về giá nguyên liệu, giá các sản phẩm bán ra trên thị trường được coi là rất quan trọng. Các DN cho biết, hiện nay họ rất thiếu các thông tin phân tích, dự báo giá các nguyên liệu, nhu cầu thức ăn trong nước và thế giới. Điều đó dẫn đến các DNNVV không chủ động trong chiếm lĩnh thị trường, khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài.


4.1.5. Cơ hội và thách thức của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020


- Cơ hội thị trường: Với xu thế phát triển của công nghệ khoa học cũng như của xã hội, con người ngày càng tạo ra những giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, đòi hỏi phải có một nền công nghiệp TACN phát triển phù hợp. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi trong những năm tới: năm 2015 (tổng số thịt hơi các loại là 6.201,9 ngàn tấn), tổng số đầu lợn 32,86 triệu con, gia cầm 311,6 triệu con (gà 257,4 triệu, thủy cầm 54,2 triệu); năm 2020 (tổng số thịt hơi các loại là 7.887,4 ngàn tấn), tổng số đầu lợn là 34,75 triệu con, gia cầm 358,6 triệu con (gà 306,4 triệu, thủy cầm 52,3

triệu). Như vậy nhu cầu về TACN công nghiệp cho ngành chăn nuôi ước tính cần 16,3 triệu tấn năm 2015 và 19,2 triệu tấn năm 2020; và tổng thức ăn tinh tương ứng sẽ là 24,3 triệu tấn và 27,4 triệu tấn. Số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng phụ lục 6.


- Thách thức cạnh tranh về giá TACN công nghiệp: Giá TACN công nghiệp của Việt nam luôn cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10-20%. Nguyên nhân của giá cao là do:


+ Nguồn nguyên liệu TACN trong nước chỉ đáp ứng được 75 – 78% về khối lượng so với nhu cầu, số còn lại phải nhập từ nước ngoài (khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 80 – 90% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia) chiếm 45% tổng giá trị nguyên liệu SX TACN công nghiệp.


+ Tại các nước SX hàng nông SX khẩu, Chính phủ đã ngừng trợ giá cho người SX (theo quy định của WTO), giá một số loại nông sản phục vụ chăn nuôi (ngô, đậu tương…) trở về giá thực tế SX.


+ Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển, chi phí SX TACN.


+ Hệ thống phân phối sản phẩm: Các DN phải qua nhiều cấp đại lý, tỷ lệ hoa hồng kích thích tiêu thụ sản phẩm cao dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đến chuồng nuôi trội lên nhiều.


- Yêu cầu về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi: Đây là khâu còn nhiều yếu kém của các DNNVV SX TACN. Hầu hết các DN kể cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN lớn trong nước đã có quản lý theo ISO nhưng chưa có quy trình quản lý theo GMP (hệ thống đánh giá quản lý thông tin rủi ro trong dây chuyền SX). Các DN chưa thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra. Tình trạng TACN kém chất lượng, không đảm bảo vẫn còn lưu thông trên thị trường. Các DN SX TACN công nghiệp cần phấn đấu đến năm 2015 sẽ áp dụng quy trình quản lý chất lượng GMP để SXKD hiệu quả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022