Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 14


Hiện nay, do các DN logistics VN còn quy mô nhỏ, năng lực hạn chế nên các DN VN chủ yếu cung cấp dịch vụ một cách đơn lẻ. Do đó, trong thời gian tới, các DN cần tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài khi cung ứng dịch vụ để quá trình cung ứng dịch vụ logistics là đầy đủ theo một quy trình chuẩn. Việc các DN VN tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các DN, giúp các DN học hỏi được kinh nghiệm quản lý, phương pháp quản lý hệ thống logistics, có được sự hỗ trợ về mặt tài chính, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn…

Thiết lập cơ chế liên kết hữu hiệu giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics. Để có sự liên kết thường xuyên và hữu hiệu, các doanh nghiệp logistics cần chủ động nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành thương mại, các quy tắc, các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Thường xuyên trao đổi thông tin có liên quan để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics nắm bắt tình hình, hỗ trợ nghiệp vụ tiến tới xây dựng cổng thông tin giao dịch logistics tại mỗi khu vực phục vụ.

Các DN logistics của Việt Nam cần liên kết với nhà sản xuất, kinh doanh, tận dụng sự giúp đỡ của họ với tư cách là nguồn cầu dịch vụ, chủ động nắm bắt được nhu cầu và từ đó có phương án thực hiện phù hợp. Các DN phải phấn đấu để hình thành cho được liên kết dọc theo chuỗi dịch vụ cung ứng: DN vận tải - DN kho bãi – DN cảng và các đại lý, môi giới hải quan. Chuỗi liên kết ngang gồm các DN kinh doanh cùng loại hình dịch vụ để tạo ra nhà cung ứng đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của các người thuê dịch vụ. Sự liên kết này sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN logistics VN không chỉ trên thị trường nội địa mà ngay cả trên thị trường các nước bạn trong AEC.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, giao dịch đối với dịch vụ logistics theo hướng phát triển E-logistics

Ở khía cạnh quản lý, việc đưa vào sử dụng hệ thống máy tính, cũng như các phần mềm quản lý DN là hết sức cần thiết. Việc đầu tư vào hệ thống phần mềm quản trị, quản lý nguyên vật liệu, kho bãi…cũng mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng trong việc tìm kiếm nguồn hàng, tuyến đường vận chuyển... Hơn thế nữa, các hoạt động kinh doanh của DN cũng có thể được kiểm soát chặt chẽ và khoa học hơn.


Ở khía cạnh giao dịch, nói đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong các DN logistics thì chắc chắn E-logistics là một minh chứng sinh động vì ứng dụng này sẽ giúp gia tăng doanh số một cách rò ràng... E-logistics ra đời là kết quả của xu hướng dịch chuyển từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử. Các việc xử lý đơn hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán, thu hồi hàng hóa… có thể được thực hiện trong môi trường thương mại điện tử.

Thành lập liên doanh với các DN logistics của các nước trong AEC để từng bước tiếp cận thị trường dịch vụ logistics của các nước đó.

Trong kinh doanh, vị thế của các DN thay đổi rất nhanh, cho nên mở rộng thị trường khiến cho các DN tránh được tình trạng bị tụt hậu, giúp DN tồn tại và phát triển. Các DN logistics của VN muốn phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết phải phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ. Để đạt mục đích này, các DN logistics của VN phải liên doanh với các DN nước ngoài, tận dụng hệ thống cơ sở vật chất của họ ở nước ngoài để từng bước hình thành hệ thống kinh doanh của mình ở đó. Kế đến tìm cách thiết lập và phát triển các mối quan hệ đối tác ở nước ngoài. Trên cơ sở vững chắc, lâu dài, các DN logistics của VN thiết lập các văn phòng đại diện, giúp thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, hỗ trợ DN tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Chẳng hạn như, Vietfracht thông qua các công ty thành lập ở Nhật, Hàn Quốc, Singapore… đã hình thành hệ thống đại lý và tiếp cận với khách hàng nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

3.3.3 Khuyến nghị đối với Chính phủ


Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 14

Thứ nhất, thành lập thêm các trường đại học, ngành học về logistics theo hướng chính quy, chuyên nghiệp.

Thứ hai, ra sức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về logistics trong xã hội, tránh hiểu không đúng rồi vận dụng sai.

Thứ ba, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các DN logistics, khảo sát tính thực tiễn trước khi ban hành các văn bản pháp luật liên quan dịch vụ logistics.

Thứ tư, nâng cao điều kiện cấp phép thành lập cho các DN đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics, quy định chặt chẽ về việc làm sao để được gọi là DN kinh doanh dịch vụ


logistics. Bởi vì trên thực tế, các DN trên danh nghĩa kinh doanh dịch vụ logistics nhưng chỉ tham gia vào một phần nhỏ công việc của chuỗi logistics.

Thứ năm, cần phải có cơ quan chủ quản cấp quốc gia về dịch vụ logistics đóng vai trò như nhạc trưởng, đề ra các phương hướng, chiến lược phát triển; thống nhất và chuẩn hóa các quy trình, thủ tục, công tác đào tạo nguồn nhân lực…; tạo sự kết nối trong đầu tư cơ sở hạ tầng, hiệu quả đồng bộ công tác quy hoạch.

Và cuối cùng Chính phủ cũng cần có thay đổi về quy định quyền của các công ty liên doanh và DN nước ngoài về dịch vụ logistics trong việc tham gia vào các hiệp hội trong nước. Theo quy định hiện nay các DN dịch vụ logistics có yếu tố nước ngoài khi tham gia Hiệp hội chỉ được là hội viên liên kết, không phải hội viên chính thức. Vì vậy, phần lớn các công ty liên doanh và nước ngoài được thành lập ở VN về dịch vụ logistics chưa tham gia vào Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA).

3.3.4 Khuyến nghị đối với các DN và hiệp hội


Thứ nhất, tập trung chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Thứ hai, tăng cường đầu tư phương tiện vận tải, trang thiết bị xếp dỡ hiện đại. Thứ ba, ứng dụng CNTT vào quản lý giám sát hoạt động.

Thứ tư, tích cực tham gia vào hiệp hội chuyên ngành, các chương trình xúc tiến thương mại.

Thứ năm, tăng cường tương tác với cơ quan quản lý Nhà nước để cập nhật thông tin và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

Thứ sáu, phát huy vai trò của hiệp hội trong việc thường xuyên tổ chức các chuyến khảo sát thị trường, hội nghị, hội thảo, tạo cầu nối giữa DN trong và ngoài nước, tham mưu cho các cơ quan quản lý về lĩnh vực chuyên môn.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Cùng với xu huớng hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và ngành logistics nói riêng, các doanh nghiệp và Nhà nuớc cùng nhau thực hiện những giải pháp ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô nhằm thúc đẩy ngành logistics phát triển mạnh mẽ, tạo một vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp cùng ngành trên thị truờng trong nuớc cũng như thế giới.

Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển; mục tiêu, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản VN về phát triển ngành logistics và chiến luợc phát triển ngành này đến năm 2025, chúng ta thấy được những việc cần tiến hành và mức độ ưu tiên của các việc này để hoàn thiện nhanh chóng ngành dịch vụ còn non trẻ. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường thông thoáng cho ngành logistics phát triển. Ngoài ra, cũng cần có chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành, đầu tư phát triển công nghệ thông tin để trong một tương lai không xa có thể hình thành một cách bài bản và chuyên nghiệp những công ty lớn, những tập đoàn logistics VN hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn của nuớc ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp riêng, trang bị kiến thức logistics đầy đủ để tăng khả năng thích ứng với tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay.


KẾT LUẬN


Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, ngành logistics là ngành phát triển năng động, hiệu quả và đóng vai trò quan trong trong tăng trưởng, phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia, dù là quốc gia đang phát triển hay đã phát triển. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển ngành logistics của Việt Nam là tất yếu, có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế do quá trình khu vực hoá tạo ra, phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Phát triển ngành logistics của Việt Nam là một quá trình tăng cả về mặt lượng lẫn về mặt chất, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn. Đồng thời, giảm được chi phí vận tải; trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài ngày càng được tăng cường mạnh mẽ. Quan hệ thương mại giữa các nuớc diễn ra sâu rộng, nhu cầu về trao đổi hàng hoá càng lớn kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ .... Thêm vào đó, sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin đã tạo tiền đề cho sự phát triển vuợt bậc của ngành logistics trên thế giới. Từ việc chỉ cung cấp những dịch vụ đơn thuần như làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa, đóng gói bao bì, cho thuê kho bãi…, các công ty logistics hiện nay đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ trọn gói “door to door” với chi phí tối ưu. Nhà sản xuất chỉ còn chú ý đến khâu sản suất và marketing để bán đuợc nhiều sản phẩm nhất, mọi việc còn lại đã có các công ty logistics thực hiện từ việc cung cấp đầu vào cho sản xuất tới việc đưa hàng đến tay nguời tiêu dùng.

Với vai trò to lớn của ngành logistics trong nền kinh tế quốc dân, việc nghiên cứu và xây dựng chiến luợc phát triển hợp lý là một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh ngành dịch vụ non trẻ này phát triển với những thành công nhỏ bé và còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong những bước đi ban đầu.

Để khắc phục những yếu kém, tồn tại đó nhằm thúc đẩy ngành logistics nước nhà phát triển, bảo đảm hội nhập nhanh vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp được phân tích ở trên.

Đa số doanh nghiệp logistics Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Lợi nhuận kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế của toàn xã hội chỉ thực sự cao khi các doanh nghiệp trong nuớc liên kết lại với nhau để giành quyền vận tải, thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, thay đổi vai trò từ một đại lý cho các hãng tàu nuớc ngoài thành những công ty logistics quốc tế có chi nhánh ở khắp các nuớc trên thế giới. Các DN logistics Việt Nam có thể đảm đương việc tổ chức vận chuyển hàng hóa đến các thị truờng tiêu thụ, tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, con nguời, điều kiện tự nhiên …. không để thua kém các doanh nghiệp nước ngoài.

Thời gian không còn nhiều, chỉ có bắt tay vào làm, bắt tay vào thay đổi một cách tích cực thì các DN logistics Việt Nam chắc chắn sẽ tận dụng được những cơ hội, vượt qua những thách thức từ việc hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN để xây dựng lại hình ảnh hoàn toàn khác về ngành logistics. Từ đó, ngành logistics Việt Nam sẽ vươn xa hơn, không chỉ tầm khu vực mà còn ở tầm thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đặng Đình Đào, 2011. Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Đoàn Thị Hồng Vân, 2010. Logistics những vấn đề cơ bản. NXB Lao động – Xã hội.

3. Hoàng Văn Châu, 2009. Logistics và Vận tải Quốc tế. NXB Thông tin – Truyền thông.

4. Lê Công Hoa, 2012. Quản trị hậu cần. NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Luật thương mại, số 36/2005/QH11.

6. Nguyên Khôi, 2014. Báo cáo chỉ số hoạt động Logistics (LPI) năm 2014. Tạp chí Chủ hàng Việt Nam - Vietnamshipper, số 116 tháng 6/2014, trang 26-32.

7. Nguyễn Thị Mơ, 2002. Hoàn thiện pháp luật thương mại và hàng hải trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế. NXB Chính trị quốc gia.

8. Phạm Thị Thanh Bình, 2009. Phát triển dịch vụ hậu cần (logistics) trong tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.

9. Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

10. Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của VN đến năm 2020.

11. Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

12. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.


TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram, 1998. Fundamentals of Logistics Management. McGraw-Hill.

2. Hikaru Kajita, 2000. Improvement of logistics management in Japan. Niitsu Research Centre, Inc.

3. Reza Zanjirani Farahani, Shabnam Rezapour, Laleh Kardar, 2011. Logistics Operations and Management (Concepts and Models). Elsevier.


TÀI LIỆU TỪ WEBSITE

1. Cộng đồng kinh tế ASEAN <http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/13/cong-dong-kinh- te-asean-aec.html>. [Ngày truy cập: 02/05/2016].

2. Cục Đường sắt VN <http://vnra.gov.vn>. [Ngày truy cập: 02/05/2016].

3. Cục Hàng hải VN < http://www.vinamarine.gov.vn>. [Ngày truy cập: 03/05/2016].

4. Cục Hàng không VN <http://www.caa.gov.vn>. [Ngày truy cập: 03/05/2016].

5. Đặng Đức Long (2014), Việt Nam trong tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

– AEC. <http://dl.ueb.edu.vn/handle/1247/8891>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

6. Đỗ Thị Mai Hiên, Nguyễn Hà Phương, Trẩn Thị Khánh Phương (2013), Đánh giá mức độ cam kết đối với ngành dịch vụ phân phối của Việt Nam trong lộ trình tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015. <http://www.dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/6772>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

7. Hiệp hội cảng biển VN <http://www.vpa.org.vn/indexvn.jsp>. [Ngày truy cập: 03/05/2016].

8. Hiệp hội DN logistics VN <http://www.vla.com.vn>. [Ngày truy cập: 03/05/2016].

9. Huỳnh Tấn Minh (2014), Các chính sách thực hiện hiệu quả của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC. <http://dl.ueb.edu.vn/handle/1247/8906>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

10. Malaysia Logistics Blogspot <www.malaysia-logistics.blspot.com>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

11. Ngân hàng thế giới <http://www.worldbank.org>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

12. Nguyễn Hồng Sơn (2007), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung, các biện pháp thực hiện và những vấn đề đặt ra. <http://www.dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/5037>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

13. Nguyễn Hồng Sơn (2009), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): nội dung và lộ trình.

<http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/2766>. [Ngày truy cập: 20/04/2016].

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí