Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 13


đơn vị kinh doanh vận tải của Nhà nước, một cơ quan cấp phép đầu tư tư nhân, cơ quan phân bổ biểu đồ tàu chạy, DN trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt. Các tuyến đường sắt hiện có phải được được tập trung đầu tư nâng cấp, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Đầu tư mua sắm các đầu máy hiện đại, các toa xe chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa hiệu quả.

Về vận tải đường hàng không: Mặc dù có phát triển và cải thiện, nhưng cơ sở vật chất, công nghệ, kỹ thuật cũng như trình độ quản lý và nhân lực của Hàng không VN vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của ngành vận tải hàng không thế giới. Do vậy, khả năng cạnh tranh còn thấp, chưa phát huy hết được tiềm năng. Cho nên vận tải hàng không VN cần sớm đẩy nhanh điện tử hóa về giấy tờ và bắt kịp công nghệ cao của thế giới. Các đối tác trong chuỗi cung ứng cần kết hợp chặt chẽ với nhau trong quy trình vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, trong vận chuyển hàng hóa thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn. Có như vậy các hãng hàng không VN mới khai thác tốt dịch vụ hàng hóa, thu hút được nhu cầu vận chuyển từ nước ngoài cũng như các khách hàng tại VN. Nhà nước phải có những chính sách thiết thực trong việc đầu tư mở rộng hạ tầng sân bay, mua sắm các máy bay hiện đại, cũng như thay đổi công nghệ để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ nhân lực cho quản trị mà từ nhân viên lái xe, thủ kho, lái cần cẩu, máy bay cũng thế.

Chính phủ nên cho phép Hiệp hội thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tư, xây dựng khu vực dành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải... theo các quy trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực đã và đang làm như Thái Lan, Singapore và Malaysia. Hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối.

Về kho bãi: Ở VN hiện nay, đa phần hệ thống kho bãi của các DN logistics chưa đảm bảo được tiêu chuẩn thế giới, có rất ít kho bãi, các trung tâm phân phối ở VN đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, đặc biệt là công ty đa quốc gia sản xuất và phân phối hàng hóa tại VN. Hệ thống kho bãi giúp bảo quản tốt thành phẩm, bán thành


phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa… làm giảm bớt hao hụt, hư hỏng, mất mác. Chính vì vậy, Nhà nước phải hết sức lưu tâm trong việc phát triển hệ thống kho bãi, có chính sách cho vay vốn ưu đãi, giảm thuế cho DN, miễn giảm tiền thuê đất xây dựng kho bãi. Đầu tư nghiên cứu kho bãi tiên tiến trên thế giới rồi lấy làm tiêu chuẩn để kho bãi của VN hướng đến một cách phù hợp. Quy hoạch và bố trí kho bãi cạnh các đường quốc lộ, các tuyến đường thủy nội địa, ga đường sắt để tận dụng giải pháp vận chuyển đa phương tiện.

Phát triển nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập AEC

Trước thực trạng nguồn nhân lực logistics của VN được xem là không chính quy, bài bản và việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này chưa được chú trọng, Nhà nước phải khẩn thiết đẩy mạnh biện pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nền kinh tế hội nhập. Cần phải coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực logistics của VN là một chiến lược liên tục và lâu dài.

Bộ Giáo dục và đào tạo cần khuyến khích mở thêm nhiều bộ môn và khoa logistics trong các trường đại học, cao đẳng; hỗ trợ những nơi này xây dựng các chương trình, giáo trình được chuẩn hóa, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Cần tập trung cho nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ cao, có kiến thức về pháp luật và thái độ làm việc chuyên nghiệp trong môi trường hội nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Hỗ trợ các khóa tập huấn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, liên tục mở các lớp bồi dưỡng, bổ sung kiến thức logistics cho người đã đi làm, các cán bộ quản lý để cập nhật kiến thức do ngành logistics biến đổi rất nhanh.

Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải được cập nhật, đổi mới. Hiệp hội cần sự hỗ trợ ngân sách cũng như tranh thủ các nguồn tài trợ của chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ GTVT trong công tác đào tạo nghề logistics ở Việt Nam.

Phát triển ngành logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025 - 13

Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển ngành logistics

Vốn đầu tư luôn là nguồn lực khan hiếm. Do đó, huy động vốn đủ mạnh, có chất lượng cao và sử dụng có hiệu quả để đẩy mạnh phát triển dịch vụ logisics không phải là công việc đơn giản. Nhà nước phải huy động tổng lực các nguồn vốn trong nước và ngoài


nước. Vốn đầu tư của Nhà nước là vốn mồi, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, nghiên cứu phát triển tầm vĩ mô. Ngoài ra còn phải huy động vốn đầu tư từ nước ngoài và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư. Nhà nước cần nâng cao sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, không đầu tư dàn trải mà tập trung vào các lĩnh vực cần thiết.

Tăng cường xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin cho ngành logistics

Việc ứng dụng, kết nối hạ tầng thông tin giúp cho dịch vụ logistics hoạt động hiệu quả và có năng suất. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống Internet...

Trước hết, Nhà nước cần đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử- công nghệ đang áp dụng trong kinh doanh. Cần chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại/khai quan điện tử (EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hải quan. Để phát triển hệ thống Internet, Nhà nước cần có kế hoạch đẩy mạnh hiện đại hoá hệ thống truyền thông, gia tăng tốc độ đường truyền... đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics, nâng cao hiệu quả cung ứng cho các doanh nghiệp.

Các DN cũng cần xây dựng cho mình chiến lược công nghệ, đầu tư hạ tầng thông tin hiện đại, trang bị thiết bị và nối mạng đồng bộ; sử dụng các chuyên gia có khả năng quản trị thông tin mạng. Có như vậy, các DN logistics của Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động logistics, giảm chi phí đáng kể.

Khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong họat động logistics. Thực hiện các phương pháp công nghệ logistics tiên tiến như quản trị chuỗi cung ứng (supply Chain management-SCM) hay giao hàng đúng thời điểm (JIT), trong thiết kế luồng vận tải nhiều chặng và sắp xếp các công đoạn trong dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics.

Xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển ngành logistics với tầm nhìn dài hạn và trong điều kiện hội nhập


Bất cứ một ngành nào cũng cần phải có chiến lược phát triển, ngành logistics cũng không phải là một ngoại lệ. Xây dựng chiến lược phát triển giống như là kim chỉ nam để đi đến đích. Xét về phương pháp luận, cần tập trung vào các công việc sau:

Xác định tầm nhìn phát triển ngành logistics với điều kiện hội nhập AEC trong trung hạn và dài hạn. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển ngành logistics theo hướng hiện đại, có chất lượng, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

Tiến hành quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Phải xác lập các chỉ tiêu sát thực tiễn với tiến trình vận động và phát triển của ngành logistics trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, xây dựng các chỉ tiêu phản ánh cả về mặt định tính lẫn định lượng.

Tổ chức, triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành logistics, phát huy tối đa và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược này.

Ngoài ra, cần dựa trên cơ sở:

Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế phát triển ngành logistics.

Xác định rò tính liên ngành, bảo đảm tính hiện đại, hài hòa, thống nhất và phù hợp với tiến trình phát triển chung của nền kinh tế.

Bảo đảm thực hiện thành công chiến lược phát triển, với hiệu quả kép: hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường .

Xác định đúng vị trí, vai trò của Nhà nước trong hoạch định phát triển ngành logitics. Phát triển toàn diện mô hình logistics là giải pháp hết sức cần thiết đối với Việt Nam hiện nay. Cụ thể:

Cần đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông vận tải, khuỵển khích vận tải container đường sắt, chú trọng đầu tư xây dựng cảng nước sâu trung chuyển trong khu vực. Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng (đường biển, đường không, bộ, sắt...). Sắp xếp lại cảng trên cơ sở dài hạn. Lập trung tâm logistics (phân phối) tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phổi hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng.


Ngoài ra, cần thiết phải có một tổ chức cấp nhà nước quản lý, chỉ đạo thống nhất các hoạt động của ngành logistics phục vụ thương mại trong cả nước bao gồm cả DN VN và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là hình thành Ủy ban quốc gia logistics làm đầu mối để kết nối và kiến tạo logistics. Tổ chức này thực sự là cầu nối giữa DN và nhà nước trong việc hoạch định chiến lược, chính sách và các chương trình hành động phát triển ngành logistics của nước ta gắn liền với phát triển sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu.

3.3.2 Nhóm giải pháp tác nghiệp


3.3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của các DN logistics Việt Nam


Tăng vốn kinh doanh

Hầu hết các DN logistics của VN có quy mô rất nhỏ, vốn ít, vốn điều lệ bình quân trên dưới 5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Vốn là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ DN nào để tồn tại và phát triển. Vì vậy, các DN logistisc của VN muốn mở rộng kinh doanh, quy mô để phát triển thì phải cần tăng vốn của mình. Các DN logistics của VN nên liên kết, liên doanh với các DN khác, cổ phần hóa để huy động các nguồn vốn trong xã hội.

Việc tăng vốn kinh doanh của các DN logistics trong nước có thể thông qua nhiều biện pháp như: số vốn được trợ giúp, bổ sung từ ngân sách nhà nước, bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm, từ quỹ dự phòng của DN, phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp

- Quản lý nợ hiệu quả hơn bằng cách thành lập Ban quản lý công nợ của DN

- Quản lý tốt tình hình luân chuyển vốn lưu động, có thể bằng cách: lập kế hoạch sử dụng các sổ sách kế toán hợp lý; giảm thiểu vật tư, các loại hàng hoá tồn kho.

- Giảm số dư nhàn rỗi. Để thực hiện điều này DN phải chu chỉnh việc chấp hành các quy chế tài chính về quản lý số dư; kiểm tra, đôn đốc việc quyết toán của đại lý.

- Phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống ngân hàng thông qua các vĩnh vực: sử dụng dịch vụ thu tiền hộ của hệ thống ngân hàng; khuyến khích thanh toán qua ngân hàng; sử dụng dịch vụ chuyển tiền tự động của ngân hàng.


3.3.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN logistics Việt Nam


Phát triển dịch vụ cung ứng logistics chuyên ngành

Khi AEC chính thức thành lập, một thị trường chung nhất mở ra, các DN logistics của các nước cùng khối sẽ tràn vào VN, thị trường logistics của VN cũng chính là của họ. Nhìn vào thực tế, trong thời gian ngắn, các DN logistics của VN chắc chắn không thể thắng được những đối thủ đến từ các quốc gia có chỉ số LPI cao hơn như Singapore, Thái Lan với kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và mạng lưới hoạt động rộng.

Tuy nhiên, các DN logistics của VN có lợi thế sân nhà, am hiểu thị trường trong nước và những vấn đề đang tồn tại của các nhà kinh doanh, sản xuất trong nước. Các DN logistics của các nước cùng khối tuy có thể có vốn nhiều hơn, công nghệ hiện đại hơn nhưng không thể nào am hiểu được về từng ngành hàng, mặt hàng ở từng quốc gia bởi vì mỗi nước có những quy định và cung cầu khác nhau. Các DN logistics theo hướng chuyên ngành sẽ giúp ích cho các nhà sản xuất, kinh doanh được nhiều hơn trong các dịch vụ giá trị gia tăng.

Phát triển các loại hình dịch vụ logistics là yêu cầu rất quan trọng khi phần lớn DN logistics VN chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, mà hình thức phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics. Các DN cần phát triển thêm các dịch vụ đa dạng như giao nhận hàng không, giao nhận hàng hải, gom hàng nhanh, quản lý đơn hàng… Để có thể tiếp cận việc cung ứng các dịch vụ mới, các DN logistics cần đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm giá thành các dịch vụ đang cung ứng bằng cách như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng mới, áp dụng các phương pháp quản trị logistics tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại… Trong quá trình hoạt động và phát triển, các DN cần nhất quán chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, hướng tới dịch vụ trọn gói và tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng.

Xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng của DN logistics cần tập trung vào 3 khâu chính là: Đảm nhận việc đóng gói, phân loại hàng hóa cho các DN xuất


nhập khẩu; đồng thời cung cấp dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hóa đến đúng địa chi tiếp nhận; cuối cùng, đầu tư, xây dựng hợp lý, có hiệu quả hệ thống kho bãi của DN...

Tái cơ cấu chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của thương mại VN, đặc biệt là xuất khẩu và chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các DN xuất nhập khẩu sẽ gắn kết, tạo điều kiện và thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển dịch vụ logistics, nhằm giúp các DN logistics Việt Nam có đủ năng lực và chuyên nghiệp để tư vấn cho khách hàng các giải pháp logistics tốt nhất phù hợp đặc thù chuỗi cung ứng của từng khách hàng.

Phát triển đa dạng các loại hình DN cung ứng dịch vụ logistics cả về hình thức, quy mô, phương thức hoạt động… Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như các điều kiện tham gia và rút lui khỏi thị trường để có thể huy động nhiều hơn các nhà đầu tư và các DN tham gia vào thị trường này.

Phát triển nhu cầu logistics

Để phát triển nhu cầu logistics thì cần phát triển hướng vào các nhóm công ty chính là công ty trong nước, công ty xuất nhập khẩu và công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của WB, VN có chỉ số LPI ở mức trung bình khá cho thấy ngành logistics tại VN vẫn còn hứa hẹn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng mức bán lẻ hàng hóa ở mức cao cho thấy đây là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lĩnh vực logistics. Do các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã bị chiếm lĩnh bởi các DN logistics nước ngoài nên thị trường chứa đựng nhu cầu mà các công ty logistics VN có thể chiếm lĩnh là các DN trong nước và các công ty xuất nhập khẩu. Để có thể phát triển được thị trường, thì điều rất quan trọng là các công ty trong nước cần phải nâng cao nhận thức của các DN này về lợi ích của dịch vụ logistics. Hiện nay, nhiều DN trong nước vẫn còn chưa nhận ra được lợi ích của logistics trong việc giảm chi phí kinh doanh.

Tại VN, hàng hóa phải đi qua rất nhiều khâu trung gian và do đó, làm tăng chi phí giao dịch và tăng giá bán. Mặt khác, các DN cũng chưa có thói quen sử dụng dịch vụ thuê ngoài mà chủ yếu là tự làm. Khi DN tự mình thực hiện các hoạt động logistics thì sẽ tốn rất nhiều vốn đầu tư và không đạt được chất lượng cao. Thay đổi thói quen bán FOB mua CIF làm suy yếu các công ty logistics VN. Chủ hàng Việt Nam cần chủ động và tận dụng lợi


ích của việc thuê ngoài logistics cũng giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu cắt giảm chi phí, tiết kiệm các khoảng đầu tư, nhân lực không cần thiết nhằm có điều kiện tập trung vào kinh doanh cốt lòi của mình.

Rà soát, khắc phục những yếu kém còn tồn tại

Các DN logistics của VN trong suốt nhiều năm qua luôn bị xem là yếu và thiếu về nhiều mặt. Vì vậy, cần phải nhận ra và xóa bỏ hình ảnh tiêu cực này bằng cách khắc phục những yếu kém sau:

- Tăng cường nhận thức và kiến thức cho đội ngũ nhân lực bằng cách đào tạo thực tế, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật Việt Nam và quốc tế.

- Cần đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất, trang thiết bị xếp dỡ đảm bảo cung cấp dịch vụ logistics có chất lượng và tính cạnh tranh cao.

- Ra sức tích lũy vốn kinh doanh để ngày càng mở rộng DN.

- Tạo quỹ nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao sản phẩm dịch vụ.

- Xóa bỏ cách kinh doanh manh mún, chợp giật, đấu đá nhau.

- Xây dựng chính sách phát triển các nguồn lực nội sinh, phát huy những thế mạnh mà mình có.

Tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa các DN logistics của Việt Nam

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt từ những đối thủ ngoại mạnh hơn, chỉ có hợp tác và kết nối với nhau thì các DN logistics của VN mới có cơ hội tồn tại và phát triển. Liên kết các DN có thể thay đổi nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ. Các DN logistics 3PL cần liên kết với các DN logistics 2PL để hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, các DN logistics 3PL nên liên kết với nhau để thâm nhập thị trường các nước trong AEC và ứng dụng truyền tải dữ liệu điện tử EDI.

Tăng cường sự liên kết các doanh nghiệp logistics với nhau để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, đủ điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Muốn kinh tế hội nhập, muốn tạo ra một khu vực tự do dịch vụ thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam phải có đủ năng lực để cung ứng dịch vụ trong nước trước khi các doanh nghiệp nước ngoài giành mất thị phần của họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022