Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Công Nghiệp Dầu Khí Của Việt Nam


Nhật Bản hầu như không có trữ lượng dầu (59 triệu thùng trữ lượng xác minh), nhưng lại là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 4 trên thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc và Nga). Các Công ty dầu khí của Nhật Bản hoạt động tích cực ở nước ngoài từ năm 1967, khi chính phủ thành lập một Công ty nhà nước để phát triển TKTD dầu ở nước ngoài: tăng đầu tư ở Iran; Tìm kiếm cổ phần ở khu vực Biển Caxpi; Quan tâm nhiều tới khi vực Viễn đông của Nga.

Về khí, Nhật Bản chỉ có khoảng 1,4 nghìn tỷ bộ khối khí (Tcf) trữ lượng chứng minh khí tự nhiên. Do sản lượng khí tự nhiên trong nước rất ít nên khoảng 97% khí tự nhiên được nhập khẩu vào Nhật để đáp ứng cho nhu cầu trong nước dùng cho phát điện hoặc nguyên liệu cho các nhà máy hóa dầu.

Nhật bản là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới và là nước nhập khẩu dầu lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Dầu chiếm tới 50% cơ cấu tiêu thụ năng lượng của Nhật bản và chủ yếu được nhập khẩu (99,7%), phần lớn từ Trung Đông.

Do tầm quan trọng của việc ổn định cung cấp năng lượng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, năm 1978 Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các chính sách để dự trữ dầu khí 1978 (mức khởi điểm là 30 triệu kl, đạt 50 triệu kl vào 1989 và duy trì đến nay). Thực tế cho thấy quyết định này là kịp thời vì liên tiếp sau đó xảy ra các cuộc chiến khu vực vùng Vịnh năm 1990, 2002 ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định cung cấp năng lượng của các nước khác, đặc biệt là các nước nhập khẩu ròng.

Chính sách Dầu khí của Nhật Bản

Chiến lược năng lượng quốc gia của Nhật Bản nhấn mạnh 3 mục tiêu cơ bản, đó là đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu các tác động tiêu cực cho nền kinh tế và đời sống do việc gián đoạn cung cấp dầu và các sản phẩm dầu gây nên bằng cách đa dạng hoá các nguồn năng lượng, tăng cường sử dụng khí


thiên nhiên và giảm bớt phụ thuộc vào Trung Đông; giải quyết đồng bộ vấn đề năng lượng-môi trường và đóng góp tích cực vào việc giải quyết những vấn đề liên quan tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thế giới.

Năm mục tiêu cụ thể của Nhật Bản từ nay đến năm 2030 gồm: nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng lên 30%; giảm tỷ lệ phụ thuộc vào dầu mỏ hiện nay xuống còn 40% hoặc thấp hơn; giảm tỷ lệ phụ thuộc vào dầu mỏ của Ngành giao thông vận tải từ mức gần 100% xuống còn 80%; tăng khả năng sản xuất điện hạt nhân từ 30% lên hơn 40% và nâng tỷ lệ nhập khẩu dầu thô Nhật Bản có quyền khai thác ở bên ngoài từ 15% lên 40%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thành tựu đạt được trong ngành dầu khí của Nhật Bản

Mặc dù tiềm năng trữ lượng dầu và khí của Nhật Bản rất ít song công nghiệp lọc hóa dầu của Nhật rất phát triển. Tới tháng 1/2006, Nhật có 32 nhà máy lọc dầu công suất 4,7 triệu thùng /ngày. Ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, sản phẩm từ các nhà máy lọc hóa dầu này còn phục vụ mục tiêu xuất khẩu để thu về lợi nhuận cho đất nước.

Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 5

Tóm lại, từ việc nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp dầu khí ở Malaysia, Nhật Bản và Trung Quốc có thể rút ra một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp dầu khí của Việt nam:

Một là, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư dầu khí trong nước đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Về tài nguyên dầu khí, Malaysia là nước có nhiều điều kiện gần giống với Việt Nam. Công ty dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) được thành lập trước PetroVietnam 1 năm nhưng đến nay, ngành công nghiệp dầu khí của Malaysia đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ đầu những năm 90 với mục tiêu trở thành Tập đoàn dầu khí đa quốc gia hàng đầu trên thế giới Petronas đã bắt đầu mở rộng các hoạt động của mình trên trường quốc tế.


Thêm vào đó do việc giảm trữ lượng dầu thô trong nước có chiều hướng lâu dài nên Petronas càng quyết tâm theo đuổi chiến lược tìm kiếm thăm dò và khai thác trên thị trường quốc tế. Các hoạt động ở nước ngoài hiện đang chiếm trên 1/3 doanh thu của ngành dầu khí Malaysia. Như vậy, với những chính sách phát triển dầu khí hợp lý, đặc biệt là các chính sách khuyến khích đầu tư tìm kiếm dầu khí ở nước ngoài đã giúp Malaysia hiện nay là quốc gia có nền công nghiệp dầu khí phát triển nhanh, hiệu quả mà Việt nam rất cần phải học hỏi.

Hai là, có chính sách phát triển công nghiệp lọc hóa dầu hợp lý. Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu trong nước không những sẽ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dầu thô của Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dầu khí trong nước hiện đang chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhật Bản là nước có rất ít tài nguyên dầu khí nhưng với chính sách phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và tăng cường khả năng dự trữ dầu mỏ đã khiến Nhật Bản trở thành một quốc gia có nền công nghiệp dầu khí phát triển.

Ba là, cải cách luật pháp và mở cửa lĩnh vực dầu khí, tăng cường hội nhập. Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế chuyển đổi và có phong tục, tập quán rất gần với nước ta vì vậy các chính sách của Trung Quốc về hội nhập rất cần cho Việt Nam tham khảo. Trung Quốc đã rất thành công trong việc cải cách pháp luật, đưa ra các chính sách như sửa đổi các quy định về đầu tư nước ngoài trong cả lĩnh vực dầu khí trên biển và trong đất liền; bãi bỏ qui định nắm giữ vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp trung và hạ nguồn... Với các chính sách cải cách trên, cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc đã mở rộng. Các chính sách này đã góp phần giảm bớt gánh nặng thiếu hụt năng lượng dầu khí ở quốc gia lớn này.


Ngoài ra, hầu hết tại các quốc gia có nền công nghiệp dầu khí phát triển thì vấn đề bảo vệ môi trường luôn được quan tâm. Song song với quá trình phát triển toàn diện của công nghiệp dầu khí nhằm đem lại lợi ích kinh tế-xã hội cho đất nước, các quốc gia đều hết sức chú trọng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường: kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động dầu khí đến môi trường. Việc hoàn thiện các công cụ quản lý môi trường, đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong ngành dầu khí nói riêng và cho đông đảo người dân địa phương, nơi có các các đề án dầu khí nói chung cũng như tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường là yếu tố thiết yếu của công tác bảo vệ môi trường trong công nghiệp dầu khí.


Chương 2


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM


2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp Dầu khí của Việt Nam‌

2.1.1. Các nhân tố trong nước

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Việt nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó dầu khí là một nguồn năng lượng quý giá được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Sau khi các mỏ dầu đầu tiên được khai thác vào những năm 1980, ngành công nghiệp dầu khí đã phát triển mạnh mẽ. Hiện nay dầu khí chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng năng lượng sơ cấp ở Việt nam.Tuy nhiên, đây là nguồn năng lượng không tái tạo, trữ lượng các mỏ dầu đã và đang khai thác đã suy giảm, hoạt động tìm kiếm, thăm dò các mỏ dầu mới ở xa ngoài thềm lục địa là một thách thức to lớn với ngành dầu khí. Các nhân tố tác động đó đòi hỏi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí cần hiệu quả để bảo vệ nguồn tài nguyên đất nước. Đồng thời phát triển sử dụng các năng lượng tái tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để sử dụng tiết kiệm năng lượng nhất.

Việt nam với vị trí địa lý ở mũi đầu của khu vực Đông Nam Á, đồng thời có bờ biển trải dài, có nhiều cảng biển là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, giao thông vận tải ... trong đó các hoạt động buôn bán, vận chuyển dầu khí phát triển mạnh. Tuy nhiên với diện tích trải dài theo hướng Bắc - Nam, không thuận lợi cho việc xây dựng các khu kinh tế phát triển tập trung, và cũng là khó khăn cho ngành dầu khí trong việc phát triển khu liên hợp dầu khí lớn.


Điều kiện tăng trưởng kinh tế, dân số

Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển, an ninh chính trị khá ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP mấy năm gần đây và dự báo trong tương lai tới (sẽ đạt mức cao ( ~ 8%/năm). Thị trường tiềm năng còn rộng lớn và nhiều lĩnh vực được ưu tiên tạo điều kiện phát triển. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ thống tài chính

- tiền tệ đã có nhiều nỗ lực cải cách và có tiến bộ trên nhiều mặt. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: thiếu sự đa dạng, khả năng tài chính chưa mạnh, thị trường vốn còn nhỏ bé, chậm phát triển, kinh nghiệm kinh doanh tài chính quốc tế còn yếu.

Với số dân trên 80 triệu người, hiện nay, Việt Nam là nước đông dân thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới; hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Dự báo đến năm 2010, quy mô dân số Việt Nam khoảng 95 triệu dân. Đây sẽ là một nhân tố kéo theo nhu cầu năng lượng nói chung và nhu cầu xăng dầu trên cả nước tăng nhanh.

Về con người Việt nam có trí tuệ, tính sáng tạo cao, kỹ thuật khéo léo. Trước đây, người Việt nam chỉ đảm nhận được một số công việc đơn giản, còn lại phải thuê chuyên gia nước ngoài. Đến nay, Việt nam đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân viên, một số lượng lớn được đào tạo khá cơ bản tại các quốc gia. Người VN đã thay thế được nhiều vị trí quan trọng, mà trước đây chỉ có người nước ngoài mới đảm nhận được nhưng vẫn bảo đảm tốt chất lượng công việc. Có đủ khả năng tự lực triển khai các hoạt động không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Trong ngành công nghiệp dầu khí đòi hỏi về kỹ năng phức tạp, công nghệ hiện đại, tính chính xác cao, cần có một chiến lược đào tạo chuyển giao kỹ thuật phù hợp để phát triển đội ngũ chuyên gia Việt nam sẵn sàng cho sự nghiệp phát triển đất nước.


Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phát triển và từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giá một số dịch vụ còn khá cao so với các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực tiết kiệm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

Chính sách của nhà nước

Với chính sách mở cửa và cải cánh kinh tế, hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt nam đã phát triển mạnh mẽ. Vai trò của Chính phủ đối với doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây theo hướng chuyển từ bộ máy quản lý theo cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế quản lý theo pháp luật, không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ chức năng chủ quản của các bộ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm: thủ tục hành chính còn cồng kềnh và sơ hở; tính thiếu chuyên nghiệp của bộ máy, mức độ quan liêu; tình trạng tham ô, lãng phí trong chi tiêu và đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Hệ thống pháp luật: đã có nhiều cố gắng ban hành mới và sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, trong đó có nhiều tiến bộ như Luật Doanh Nghiệp, Luật xuất nhập khẩu, Luật cạnh tranh... và các chính sách cởi mở về xuất khẩu, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhưng nói chung hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn thiếu nhiều quy định quan trọng, còn chậm cải tiến so với các nước trong khu vực. Hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu nhất quán, Luật, Pháp lệnh có thể thông thoáng nhưng những văn bản hướng dẫn cụ thể như Nghị định, nhất là thông tư của các Bộ thường có nội dung gò bó hơn...


Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư cũng như tìm kiếm thị trường đầu tư luôn là một hoạt động quan trọng để phát triển mọi ngành kinh tế, đặc biệt là ngành Dầu khí. Đồng thời với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí ở trong nước, Chính phủ Việt Nam đã cho phép và tạo điều kiện để các công ty dầu khí Việt nam đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở nước ngoài.

Thời gian qua các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã có những chuyển biến khá tích cực mới chỉ tập trung chủ yếu cho các hoạt động TK- TD-KT dầu khí. Các chính sách này đã và đang ít nhiều tác động tích cực đến các hoạt động dầu khí ở Việt Nam. Cụ thể các lĩnh vực nghiên cứu sau:

Lĩnh vực TK-TD-KT: Từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, với sự ra đời của Luật Dầu khí (1993), tiếp theo là qua hai lần sửa đổi Luật Dầu khí (năm 1998 và 2000), đã có 52 hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác (TK-TD-KT) dầu khí được ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức PSC, JOC và BCC (không tính Liên doanh dầu khí Vietsovpetro) với tổng số vốn đầu tư gần 5 tỷ USD. Theo đó, công tác TK- TD-KT đã được triển khai khá mạnh mẽ ở các bể trầm tích Sông Hồng, Cửu long, Nam Côn Sơn và Mã Lai - Thổ Chu thuộc thềm lục địa VN. Nhờ đó, VN đã tìm thấy trên 70 phát hiện/cầu tạo có dầu và khí, trong số đó có 8 mỏ dầu khí đã và đang được khai thác với tổng sản lượng ngày một tăng.

Trong thời gian tới, việc thu hút đầu tư cho TK-TD-KT dầu khí sẽ gặp không ít khó khăn vì hầu như các khu vực cần đẩy mạnh TK-TD-KT tiếp theo đều là các khu vực nước sâu, xa bờ hoặc các vùng có điều kiện kinh tế kỹ thuật khó khăn. Hiện tại, chính phủ Việt nam đang có chương trình nghiên cứu với mục tiêu hoàn thiện Luật Dầu khí và theo hướng khuyến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2024