Bảng 3: Chương trình gia tăng trữ lượng của PVN tới 2025
Đơn vị: Triệu TOE
2006-2010 | 2011-2015 | 2016-2020 | 2021-2025 | |||||
Từ | Đến | Từ | Đến | Từ | Đến | Từ | Đến | |
Tổng trữ lượng (dầu & khí) có thể gia tăng : | 185 | 220 | 160 | 195 | 180 | 220 | 200 | 220 |
Trong nước | 150 | 180 | 120 | 150 | 130 | 160 | 140 | 160 |
Ở nước ngoài | 35 | 40 | 40 | 45 | 50 | 60 | 60 | 60 |
Cộng dồn trữ lượng dầu khí đã phát hiện và dự kiến sẽ phát hiện (2) | 1220 | 1316 | 1380 | 1510 | 1560 | 1730 | 1760 | 1950 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Ngành Công Nghiệp Dầu Khí Của Việt Nam
- Lịch Sử Hình Thành Ngành Công Nghiệp Dầu Khí Việt Nam
- Hiện Trạng Phát Triển Các Hoạt Động Trong Ngành Dầu Khí
- Công Tác Đầu Tư Phát Triển Các Hoạt Động Dầu Khí Ra Nước Ngoài
- Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 10
- Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Nguồn: PVN
c/ Cơ sở hạ tầng trong ngành dầu khí
Kế hoạch đầu tư các Nhà máy lọc hóa dầu:
Đến nay, nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam (NMLD Dung Quất) đang trong giai đoạn xây dựng, chuẩn bị đưa vào vận hành từ quý I năm 2009.
Nhà máy được đặt tại khu công nghiệp Dung Quất, huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, cách Hà Nội 880 km về hướng Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 870 km về hướng Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 100 km và nằm kề với sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) với công suất lọc 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Sản phẩm của Nhà máy bao gồm: LPG, xăng không chì, dầu hoả, nhiên liệu phản lực, diezen (DO), nhiên liệu đốt lò (FO) và propylene với chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực. Khi nhà máy hoạt động 100% công suất sẽ cho khoảng 6,023 triệu tấn sản phẩm/năm, trong đó các sản phẩm xăng dầu khoảng 5,91 triệu tấn/năm.
(2 ) Khí chiếm 60%
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí VN đang có kế hoạch đầu tư thêm 2 NMLD tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Long Sơn (Bà rịa-Vũng tàu), công suất lọc 10 triệu tấn dầu thô/năm/nhà máy, dự kiến 2 nhà máy này sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành trước năm 2015.
Ngoài ra, một số dự án đầu tư nhà máy lọc dầu khác do nước ngoài đầu tư được Chính phủ đồng ý về chủ trương như: NMLD Cần Thơ, NMLD Vũng Rô, NMLD Petrolimex,... hiện cũng đang trình báo cáo đầu tư chờ phê duyệt.
Hiện trạng và dự kiến xây dựng các nhà máy điện đạm sử dụng khí
Với những điều kiện thuận lợi về nguồn nhiên liệu từ khí thiên nhiên, Ngành Dầu Khí Việt Nam đã và đang triển khai các dự án xây dựng các nhà máy điện chạy khí phù hợp với Qui hoạch phát triển của Ngành Điện Việt Nam.
Khí thiên nhiên có vai trò ngày càng quan trọng trong cán cân năng lượng quốc gia, đã và sẽ đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết nhu cầu năng lượng trong các ngành công nghiệp, thương mại, dân sinh… Với các lợi thế là nhiên liệu sạch ít gây ô nhiễm môi trường so với các loại nhiên liệu cổ truyền khác, giá thành rẻ và đặc biệt có hiệu quả khi dùng cho các ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao (chẳng hạn như thủy tinh pha lê, gốm, sứ, thép chất lượng cao), khí thiên nhiên ngày càng được sử dụng rộng rãi từ phát điện, các ngành công nghiệp qui mô lớn đến nhỏ, giao thông vận tải, thương mại, du lịch v.v... đến các hộ dân dụng trên cơ sở cạnh tranh với các nguồn nhiên liệu thay thế (điện, xăng, dầu diezen, mazut, than v.v...).
Thời gian qua, để khuyến khích sử dụng khí thiên nhiên, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ giá khí cho nhà máy đạm (Phú Mỹ) để đảm bảo mục tiêu góp phần ổn định an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên công nghiệp khí ở nước ta cho tới nay và trong tương lai chủ yếu vẫn phải dựa vào thị trường truyền thống là phát điện. Việc phát triển các hộ tiêu thụ khí lớn khác ngoài phát điện hiện tại cũng vấp phải một số khó khăn, do các
nguyên nhân về thị trường, giá khí, thành phần và chất lượng khí... Tuy nhiên, trong tương lai, phát triển công nghiệp khí không những góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của từng vùng và cả nước mà nó còn là động lực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dầu khí.
Bảng 4: Danh sách các Hộ tiêu thụ khí
Năm vận hành | Công suất | Lượng khí khô tiêu thụ (tr.m3/năm) | ||
Các Hộ tiêu thụ đang sử dụng khí | ||||
NMĐ Bà Rịa | 1999, 2002 | 370 MW | 400 | |
NMĐ Phú Mỹ 1 | 1999, 2002 | 1,090 MW | 1100 | |
NMĐ Phú Mỹ 2.1 | 1997, 2004 | 448 MW | 500 | |
NMĐ Phú Mỹ 2.1 MR | 2000, 2004 | 440 MW | 462 | |
NMĐ Phú Mỹ 2.2 | 2004, 2005 | 720 MW | 850 | |
NMĐ Phú Mỹ 3 | 2003 | 720 MW | 850 | |
NMĐ Phú Mỹ 4 | 2004 | 450 MW | 550 | |
NMĐ Cà mau 1 | 2008 | 750 MW | 750 | |
NM Đạm Phú mỹ | 2005 | 800.000 tấn/năm | 520 | |
Các HTT dự kiến sử dụng khí | ||||
NMĐ Cà mau 2 | 2009 | 750 MW | 750 | |
NM Đạm Cà mau | 2012 | 800.000 tấn/năm | 520 | |
NMĐ Nhơn Trạch 1 | 2009 | 450 MW | 500 | |
NMĐ Nhơn Trạch 2 | 2009 | 750 MW | 750 | |
NMĐ Ômôn 1 | 2009 | 600 MW | 700 | |
NMĐ Ômôn 2 | 2014 | 750 MW | 750 | |
NMĐ Ô môn 3 | 2014 | 660 MW | 700 | |
NMĐ Ô môn 4 | 2014 | 720 MW | 750 | |
…. |
Nguồn: PVN
Hiện trạng các hoạt động tàng trữ và vận chuyển dầu khí
Dầu thô: Hiện tại Việt Nam chưa có kho dự trữ dầu thô. Dầu thô trong nước sau khi khai thác được tàng trữ lên các tàu lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, XNLD Dầu khí Vietsovpetro có 4 tàu chứa dầu với tổng sức chứa 617.000 tấn, phục vụ cho dự trữ dầu thô thương mại để xuất khẩu.
Đường ống vận chuyển khí:
Cho đến nay, tại Việt Nam đã và đang vận hành 4 hệ thống đường ống vận chuyển khí để cung cấp cho các hộ tiêu thụ là các Nhà máy điện, nhà máy đạm và một số hộ công nghiệp có nhu cầu chuyển đổi sang sử dụng khí làm nhiên liệu thay cho các loại nhiên liệu truyền thống khác như than, DO, FO, LPG.
Bảng 5: Các hệ thống đường ống dẫn khí hiện có
Dự án | Công suất | Hoàn thành | VĐT (tỷVNĐ) | Nhà thầu thực hiện | Mục đích | |
1 | Đường ống Tiền Hải C | 35 tr.m3/năm | 1981 | - | Việt Nam và Liên Xô | V/chuyển khí mỏ Tiền Hải C cung cấp cho HTT khu vực Thái Bình |
2 | Hệ thống khí Bạch Hổ | 2 tỷ m3/năm | 1995, 1999, 2002 | 5382 | Hàn Quốc, VSP, PVECC | V/chuyển khí bể Cửu Long vào bờ, chế biến và cung cấp cho các Hộ tiêu thụ miền Nam |
3 | Đường ống NCS | 5 tỷ m3/ngđ | 2003, 2007 | 8064 | McConel Dowell | V/chuyển khí bể Cửu Long vào bờ, chế biến và cung cấp cho các Hộ tiêu thụ miền Nam |
4 | Đường ống khí Thấp áp | 1 tỷ m3/năm | 2003, 2008 | 254 | PVECC &Cty xây lắp 45-1 | Tận dụng khí dư mùa mưa của các NM điện, c/cấp cho HTT Phú Mỹ- Mỹ Xuân-Gò Dầu |
Ngoài ra, trong thời gian tới còn có một số hệ thống đường ống khí chuẩn bị đưa vào vận hành như:
Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà mau (Khu vực Tây Nam bộ): Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ - thành phố Hồ Chí Minh: Hệ thống Đường ống Lô B - Ô Môn (Khu vực Tây Nam bộ)
Hệ thống Đường ống Sư Tử Đen/Sư Tử Vàng – Rạng Đông
500KV Electric-line
CARIGALI
Hon dat omon PHU My
107 km
105+5 km 16 inch CARIG
Block B 52/97 PETRO
2-3,7 Bcm/year 50-60 km
270 km
24-26 inch
Designl capacity 2 Bcm/year
365 km
26 inch
289+43 km
18 inch Designl capacity
6-7 Bcm/year
06-2
PM3_CAA
2,5/2 bcm/year West & Red Orchid
2,1- 2,7 Bcm/year 2002
Hình 5: Các hệ thống các đường ống vận chuyển khí tại VN
Đường ống hiện có
Đường ống đang xây dựng
Đường ống dự kiến từ
Nhà máy điện hiện có Nhà máy điện dự kiến Nhà máy đạm
Hon dat omon
500KV Electric-line
CARIGALI
PHU My
107 km
105+5 km
16 inch
CARIG
Block B 52/97 2-3,7 Bcm/year
PETRO
50-60 km
270 km
24-26 inch
Designl capacity 2 Bcm/year
365 km
26 inch
289+43 km
18 inch
Designl capacity 6-7 Bcm/year
06-2
PM3_CAA
2,5/2 bcm/year
West & Red Orchid 2,1- 2,7 Bcm/year 2002
Block B
Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam
d/ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí
Tập đoàn dầu khí VN đã tự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí như: tàu dịch vụ, dịch vụ xây lắp dầu khí, dịch vụ thăm dò khai thác dầu khí, dịch vụ khảo sát, dịch vụ hậu cần; dịch vụ
phân tích mẫu, ... Ngoài ra, Tập đoàn cũng đã mở rộng các loại hình dịch vụ như: dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, ... Tuy tỷ trọng giá trị dịch vụ so với nhu cầu còn khiêm tốn (10-20% nhu cầu dịch vụ trong nước) song các hoạt động dịch vụ của Ngành Dầu khí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, không những đảm đương được các công việc mà trước kia phải thuê các Công ty nước ngoài thực hiện mà còn tham gia cung cấp dịch vụ này đạt tiêu chuẩn cao cho các nhà thầu trong thăm dò, khai thác, thiết kế, lắp ráp, cung cấp vật tư thiết bị. Có nhiều loại hình dịch vụ là thế mạnh của Ngành như dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, phân tích mẫu, địa chấn, địa vật lý giếng khoan, bảo hiểm, tài chính v.v. PVN là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có các đơn vị thành viên tham gia vào hoạt động dịch vụ suốt từ “khâu đầu” đến “khâu sau” của hoạt động dịch vụ dầu khí. Ngoài PVN còn các đơn vị khác như: Lilama (dịch vụ thiết kế, xây lắp); Petrolimex (thiết kế, xây lắp, phân phối sản phẩm...); Vasco (dịch vụ trực thăng…); các Viện nghiên cứu, các Trường đại học cũng đã đóng góp một phần đáng kể hoạt động dịch vụ dầu khí ở Việt Nam.
Với khả năng và trình độ hiện nay, Ngành Dầu khí Việt Nam có thể cung cấp được các dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng thời gian yêu cầu và giá cả cạnh tranh. Bước đầu các hoạt động dịch vụ này chiếm lĩnh được phần lớn thị phần tại Việt Nam, hợp tác, thu hút và hỗ trợ các tổ chức kinh tế trong nước tham gia dịch vụ dầu khí và từng bước phát triển ra thị trường khu vực.
e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam
Dầu thô: Dầu thô trong nước sau khi khai thác được tàng trữ lên các tàu lớn và hoàn toàn để xuất khẩu. Khách hàng chính tiêu thụ dầu thô của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản (25%), Mỹ (20%), Singapore (17%), Trung Quốc (14%) và một số nước khác như Hà lan, Anh, Thụy Sỹ, Malaysia. Tuy nhiên từ năm 2009 lượng dầu thô khai thác trong nước một phần sẽ được cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, lượng còn lại sẽ xuất khẩu.
Hình 6: Sản lượng và doanh thu từ dầu thô trong nước
triệu USD
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
1987
1989
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2003
2005
0
25.0
triệu tấn
20.0
15.0
10.0
5.0
2007
0.0
Doanh thu bán dầu thô Sản Lượng
Nguồn: PVN
Khí tự nhiên: Việc phát triển các hộ tiêu thụ sử dụng khí phải gắn liền với nguồn cung cấp và hệ thống vận chuyển để tạo thành một dây truyền khép kín, đồng bộ từ khâu khai thác-vận chuyển-xử lý-phân phối đến phát triển các hộ tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu và nhiên liệu
Cho đến nay, nguồn khí tự nhiên (khí đồng hành và không đồng hành) khai thác ở ngoài khơi thềm lục địa VN đang được cung cấp vào bờ từ 4 bể chính (Sông Hồng, Cửu Long, NCS, ML-TC) và vận chuyển vào bờ qua các hệ thống đường ống khí.
Cùng với sự phát triển của nguồn cung cấp khí, thị trường tiêu thụ khí trong nước đã bắt đầu hình thành và đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên do trữ lượng và thành phần khí phát hiện tại các bể có sự khác biệt nên thị trường tiêu thụ khí nội địa cũng phát triển không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước: Đông Nam Bộ hiện tiêu thụ đến 97,4% lượng khí, còn lại là Bắc Bộ chiếm 2% và Tây Nam Bộ là 0,6%.
Hình 7: Cơ cấu sử dụng khí theo hộ tiêu thụ giai đoạn 1995-2007
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Triệu m3
6500
5500
4500
3500
2500
1500
500
-500
Điện Đạm Hộ CN Tổng SL tiêu thụ khí
Nguồn: PVN
Hình 8: Cung cầu khí cả nước giai đoạn 1997 -2007
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Triệu m3
6500
5500
4500
3500
2500
1500
500
-500
Bạch Hổ Rạng Đông Lan Tây (06.1) Rồng Đôi-RĐT Tổng SL tiêu thụ khí