Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trong Khu Vực Về Phát Triển Ngành Công Nghiệp Dầu Khí


chuẩn bị cần thiết về mọi lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực để chủ động trong hội nhập.

- Trình độ nguồn nhân lực (kỹ thuật và quản lý): Tuy là ngành kinh tế mới phát triển ở Việt Nam nhưng Việt Nam đã có được một đội ngũ người lao động được đào tạo cơ bản và có một kinh nghiệm nhất định trong việc triển khai các hoạt động dầu khí. Từ chỗ lao động của Việt Nam chỉ đảm nhận được một số khâu công việc, còn lại phải thuê chuyên gia nước ngoài, đến nay người Việt Nam đã thay thế được nhiều vị trí của người nước ngoài mà vẫn bảo đảm tốt chất lượng công việc. Từ chỗ không đủ lao động và kinh nghiệm triển khai độc lập các hoạt động dầu khí trong nước, đến nay Việt Nam đã có đủ khả năng tự lực triển khai các hoạt động dầu khí ở nước ngoài. Đó là những thế mạnh nội tại của PVN

- Vốn đầu tư rất lớn để đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới để thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên dưới lòng đất. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, đa dạng các sản phẩm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế. Và cũng do sử dụng vốn đầu tư lớn nên vấn đề hợp tác quốc tế là rất cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp dầu khí.

- Chính sách của Nhà nước: Công nghiệp dầu khí phát triển góp phần thúc đẩy và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác cả trong phạm vi địa phương, nơi có các hoạt động dầu khí cũng như trong cả nước. Phát triển công nghiệp dầu khí liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các công trình dầu khí là một khối lượng công việc rất lớn, có liên quan nhiều đến các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tỉnh, thành phố. Đặc biệt đối với nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, hệ thống


đường ống dẫn dầu và khí, hệ thống kho cảng xăng dầu, … là hệ thống hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần tạo lập những cơ chế chính sách đầu tư, hành lang pháp lý, v.v... phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng. Đối với những vùng nước sâu xa bờ, các mỏ hiệu quả thấp, Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi, áp dụng các sắc thuế ưu đãi đủ hấp dẫn sẽ kích thích đầu tư nước ngoài. Hoặc khuyến khích các nước có nguồn dầu thô xuất khẩu tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy lọc và hóa dầu tại Việt Nam; ban hành chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy chế biến Dầu khí, về thuế, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến Dầu khí. Như vậy, các chính sách hỗ trọ của nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính… sẽ phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình Dầu khí.

b. Nội dung phát triển công nghiệp dầu khí


Dựa trên những điều kiện để phát triển ngành dầu khí, có thể nhận thấy rằng một quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp dầu khí trước hết phải dựa trên nguồn tài nguyên trong nước và đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích sử dụng nguồn tài tài nguyên này phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, các nội dung phát triển công nghiệp dầu khí cần xem xét theo hướng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Một là, phát triển đồng bộ các hoạt động dầu khí trong nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách: từ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến công tác vận chuyển, chế biến và kinh doanh phân phối sản phẩm dầu khí (đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình


dầu khí, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thu xếp tài chính, vấn đề môi trường …), trong đó cần:

Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác trong nước; ưu tiên phát triển những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, tranh chấp;

Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai thác trong nước.

Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí thiên nhiên trong nước, sử dụng khí thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các ngành công nghiệp khác, giao thông vận tải và tiêu dùng gia đình.

Thực tế cho thấy, đối với các nước đã có ngành công nghiệp dầu khí phát triển, ở cả những quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên dầu khí cũng như các quốc gia có ít nguồn tài nguyên dầu khí, tuy mức độ đầu tư có khác nhau nhưng thường đầu tư vào cả ba lĩnh vực: tìm kiếm-thăm dò-khai thác; lọc hóa dầu và chế biến khí. Việc đầu tư vào cả ba lĩnh vực giúp các nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro, dễ chiếm lĩnh thị trường và bù trừ lợi nhuận. Nhiều quốc gia lấy lợi nhuận từ khâu thượng nguồn để bù lỗ cho hoạt động hạ nguồn hoặc lấy lợi nhuận từ một lĩnh vực hoạt động nào đó trong một khâu để bù lỗ cho các hoạt động khác trong cùng khâu đó.

Hai là, tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên


liệu cho các ngành công nghiệp khác. Khi phát triển các lĩnh vực hoạt động trong ngành dầu khí, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải chú trọng viecj thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn cũng như chất xám về công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, vận hành và coi đây là một yếu tố quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, mức độ khuyến khích đầu tư và các chính sách hợp tác cụ thể được thực hiện ở mức độ khác nhau tùy theo mỗi nước và giai đoạn phát triển nhưng nhìn chung môi trường đầu tư ở các nước đều được cải thiện theo hướng tích cực.

Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng: Việc phát triển ngành dầu khí đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Tính đồng bộ trong xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp dầu khí thể hiện từ khâu khai thác đến vận chuyển và phân phối đến các hộ tiêu thụ dầu khí trên đất liền: khai thác phát triển mỏ đưa dầu thô và khí đốt vào bờ phải được vận chuyển qua đường ống dẫn chuyên dụng dầu khí đến tận các hộ tiêu thụ như: Nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy điện-đạm sử dụng khí thiên nhiên… Việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong ngành dầu khí liên quan đến việc tạo điều kiện và ưu tiên quỹ đất quy hoạch, các vị trí thuận lợi cảng nước sâu để xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu, hệ thống đường ống dẫn khí và sản phẩm dầu, hệ thống kho cảng xăng dầu, căn cứ dịch vụ hậu cần cho ngành dầu khí nhằm phát huy tối đa lợi thế về địa lý của từng quốc gia để phát triển công nghiệp dầu khí nói riêng và phát triển kinh tế nói chung trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Địa điểm các công trình dầu khí : Nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, v..v... gắn với các quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế của các địa phương để kết hợp khai thác chung các công trình hạ tầng như nạo vét luồng lạch, đường giao thông, hệ thống điện và nước nhằm tối ưu hóa việc đầu tư các dự án của các Tập đoàn, Tổng công ty và công nghiệp địa phương. Tập trung nghiên cứu để ban hành các quy định phù hợp và có liên quan đến công tác di dân và


giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai đúng thời hạn và đúng tiến độ các dự án.

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực: xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu khí cả ở trong nước và ở nước ngoài. Để ngày càng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong ngành dầu khí thì cần thiết phải xây dựng và ban hành chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đặc thù để áp dụng trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong nước và đầu tư ở nước ngoài nhằm thu hút các chuyên gia giỏi làm việc trong lĩnh vực thượng nguồn nhằm giảm thiểu các rủi ro về đầu tư trong lĩnh vực này. Phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và quản lý chuyên ngành dầu khí sẽ nâng cao hàm lượng trí tuệ của các công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất và xây dựng đội ngũ chuyên gia và quản lý chất lượng cao của ngành dầu khí.

Năm là, có chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước cần phải có sự điều tiết kinh tế biệt lập về mặt chức năng và về mặt thể chế để chuyển đổi một cách có trật tự hướng tới một ngành dầu khí dựa vào thị trường. Sự điều tiết kinh tế có hiệu quả sẽ mang lại cho các nhà quản lý doanh nghiệp đủ quyền tự chủ để điều hành những doanh nghiệp có thể đứng vững về mặt tài chính trong khi vẫn bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng.

Điều tiết của Nhà nước đối với ngành năng lượng nói chung cũng như đối với ngành dầu khí nói riêng có ba mục đích chính:

- Bảo đảm khách hàng được cung ứng năng lượng và dịch vụ đáng tin cậy với giá phù hợp.

- Hỗ trợ đầu tư lâu dài trong cơ sở vật chất ngành năng lượng bằng cách bảo đảm có lợi nhuận hợp lý trên vốn đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư.


- Khuyến khích thúc đẩy hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất trong ngành năng lượng trong cả việc sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngắn hạn các tài sản hữu hình.

Đối với ngành dầu khí, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi phải tạo ra được một môi trường kinh doanh thuận lợi, bao gồm cả khuôn khổ pháp lý có tính hỗ trợ. Nhà nước cần phải sắp xếp lại và hợp lý hóa các Doanh nghiệp năng lượng nhà nước, phát triển một hệ thống quản lý và phối hợp các chính sách năng lượng và đầu tư. Thêm vào đó, Nhà nước cũng cần phải có một khung pháp lý, chính sách điều tiết, hỗ trợ hợp lý để đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí phát triển. Đặc biệt cần ban hành các chính sách để tăng đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thăm dò dầu khí. Thăm dò dầu khí cần được liên tục khuyến khích, muốn làm được như vậy đòi hỏi phải cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận dễ dàng với các số liệu, đơn giản hóa và tăng tính rõ ràng với các thủ tục xét và giao thầu. Chương trình khuyến khích có thể là cho phép các công ty thăm dò trong các khu vực có cả mức độ rủi ro thăm dò cao và thấp và định lỳ xem xét điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư trong thăm dò và phát triển dầu khí cạnh tranh được với các nước khác.

Ngoài ra, các hoạt động dầu khí ở nước ngoài sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận nếu được quan tâm và có những chính sách hỗ trợ hợp lý từ phía Nhà nước: Tạo cơ chế để phát huy sự trợ giúp của các Bộ Ngành nhằm phát huy lợi thế chính trị và quan hệ ngoại giao của từng quốc gia; Có chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí rõ ràng và xây dựng khung pháp lý có nội dung phản ánh được các đặc thù của các dự án dầu khí,…


1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí

Quá trình hội nhập kinh tế tạo ra mối quan hệ rộng rãi giữa quốc gia hội nhập với mọi nền kinh tế có liên quan. Về nguyên tắc, khi nghiên cứu về quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam sẽ phải nghiên cứu trong mối quan hệ chung với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Khi hội nhập AFTA và WTO sẽ có hàng loạt nội dung liên quan cần phải xem xét, nghiên cứu. Trong khi đó, với nền kinh tế mở hiện nay, mối quan hệ kinh tế được thực hiện với hàng trăm nước trên thế giới. Việc đề cập nghiên cứu tất cả các nước có quan hệ kinh tế là một nội dung rất lớn. Do vậy, trong luận văn này tôi chỉ tập trung nghiên cứu những quốc gia có ảnh hưởng và có mối quan hệ gần gũi nhất với nền kinh tế Việt Nam với mục đích học hỏi kinh nghiệm để có thể áp dụng vào phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam.

1.2.1. Malaysia

Tiềm năng dầu khí và các hoạt động dầu khí trong nước của Malaysia:

Malaysia là nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng dầu, khí đã xác minh khoảng 4,1 tỷ thùng dầu và 2,4 nghìn tỷ m3 khí thiên nhiên.

Malaysia nằm ở Đông Nam Á, với diện tích 330,242 km2 bao gồm Peninsular Malaysia, Sabah và Sarawak thuộc đảo Borneo. Thềm lục địa của Malaysia được chia thành 4 bể trầm tích chính: bể alay, bể Penyu, bể Sarawak, bể Sabah (bể Đông Bắc Sabah và bể Đông Nam Sabah). Các bể trầm tích này tập trung ở 3 vùng chính của Malaysia: Peninsular Malaysia, Sarawak và Sabah. Dầu khí hiện nay đang được sản xuất từ các bể Malay, Sarawak và Sabah.

- Peninsular Malaysia: Nằm ở vị trí ngoài khơi phía Đông của Peninsular Malaysia, bể Malay là bể khai thác được nhiều dầu và khí nhất ở Malaysia. Về hướng Nam là bể Penyu với diện tích hơn 5,000km2. Mặt


phía Tây của Peninsular, eo biển Malacca bao gồm bể Sumatran Bắc và bể Sumatra trung tâm.

- Sarawak: đây là bể khai thác được nhiều dầu và khí. 7 vùng địa chất đã được xác định tại bể này, đó là: West Baram Delta Balingian, Central Luconia, Tinjar, Tatau, West Luconia và North Luconia. Các hoạt động thăm dò đã được thực hiện trong 7 vùng địa chất này và đã có phát hiện thương mại ở 3 vùng địa chất, bao gồm: West Baram Delta, Balingian và Central Luconia. Nhiều hoạt động khai thác đang được đảm trách ở phía Tây và phía Bắc Luconia bao gồm cả khu vực nước sâu.

- Sabah: Có 3 bể chính ở Sabah là bể Sabah, bể Đông Bắc Sabah và bể Đông Nam Sabah. Vị trí bể Sabah chủ yếu nằm ở ngoài khơi phía Tây Bắc Sabah, trong khi hai bể còn lại nằm trên bờ phía đông bắc và đông nam Sabah.

Hình 1 : Các bể trầm tích tại Malaysia


Nguồn www ccop or th 4

Nguồn: www.ccop.or.th

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2024