Lịch Sử Hình Thành Ngành Công Nghiệp Dầu Khí Việt Nam


khích các nhà đầu tư nước ngoài vào TK-TD-KT dầu khí tại các lô còn mở. Đây thực sự sẽ là tiền đề để thúc đẩy hoạt động TK-TD-KT dầu khí tại VN.

Lĩnh vực vận chuyển: Bên cạnh sự nhộn nhịp đầu tư vào TK-TD-KT, hoạt động vận chuyển cũng đã và đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Một mặt là nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư cho các dự án đường ống có vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác do có các chính sách khuyến khích phát triển thị trường khí của Nhà nước (ưu tiên cho phát điện, trợ giá khí cho đạm). Hệ thống đường ống dẫn khí được xây dựng ở VN với tổng đầu tư hàng tỷ USD và góp phần tích cực vào việc khai thác, sử dụng các mỏ khí ở VN. Trong số đó, lớn nhất là đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn dài 400 km (365 km ngoài biển và 35 km trên đất liền) với tổng đầu tư 466 triệu USD (PVN tham gia 51%, BP tham gia 49%).

Lĩnh vực hạ nguồn và dịch vụ: là một mảng hoạt động khá lớn của ngành dầu khí, tuy nhiên đến nay hầu như vẫn chưa có chính sách khuyến khích nào. Kết quả là vốn đầu tư thu hút được từ các dự án hạ nguồn và dịch vụ còn quá thấp (gần 200 triệu USD), quy mô các dự án quá nhỏ, nhiều dự án còn bị giải thể. Riêng dự án NMLD Dung Quất - dự án lớn nhất trong lĩnh vực này, không những không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài mà còn bị chậm tiến độ quá dài và giảm hiệu quả của dự án.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam đã triển khai thực hiện khá tích cực hoạt động đầu tư TK-TD-KT dầu khí ra nước ngoài. Hiện tại đang có 9 đề án được thực hiện và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, đã tìm thấy 20 phát hiện dầu khí ở Algieria và Malaysia. Một số khu vực hiện nay chính trị chưa ổn định như I-rắc, Ly-bi..., nhưng chúng ta tin rằng với chính sách ngoại giao mềm mỏng của Chính phủ sẽ tạo những điều kiện


cần thiết cho việc mở rộng đầu tư của ngành dầu khí Việt nam ra nước ngoài.

Chính sách khuyến khích tạo điều kiện phát triển dầu khí, thu hút đầu tư từ nước ngoài đã thành một động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành dầu khí phát triển đều trên mọi lĩnh vực từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ đến chế biến và kinh doanh.

2.1.2. Các nhân tố ngoài nước

Tác động của buôn bán dầu khí khu vực và thế giới tới Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nhu cầu về dầu khí ngày càng lớn để đáp ứng cho sự phát triển của các quốc gia đã thúc đẩy hoạt động buôn bán dầu khí ở khu vực và thế giới ngày càng sôi động. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thị trường dầu thô trên thế giới có thể khái quát lại theo một số điểm chính sau đây:

- Thị trường dầu khí thế giới tăng trưởng rất mạnh và có xu hướng chuyển dần về hướng Đông với thị trường rộng lớn thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam - 6

- Các thị trường dầu lớn nhất nằm ở Phương Tây, đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh tế thương mại dầu khí.

- Các nước Trung Đông có tỷ trọng sản xuất lớn nhất thế giới nhưng đồng thời là khu vực có tính bất ổn cao nhất và cũng là nơi được nhiều quốc gia để ý tới (đặc biệt là các nước lớn).

- Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu khí lớn của OPEC và trên thế giới; bên cạnh đó Nga cũng đang nổi lên như một quốc gia xuất khẩu lớn ngoài OPEC.


- Các khu vực sản xuất dầu và các trung tâm tiêu thụ phần lớn cách xa nhau và thuộc quyền sở hữu của các quốc gia khác nhau nên tạo ra đặc tính “hay thay đổi” của khu vực sản xuất có thể gây ra biến động lớn về cung cũng như giá cả. Điều đó thúc đẩy sự can thiệp của các chính phủ vào thị trường dầu khí.

- Sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia, các tổ chức trở thành xu thế tất yếu. Các công ty cũng như các quốc gia không chỉ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh dầu thô mà còn hợp tác nhằm đi đến một thoả thuận để ổn định thị trường dầu thô hay tạo ra một sự biến đổi thị trường có lợi cho họ.

Nằm trong khu vực phát triển “nóng” về kinh tế và “khát” về năng lượng, Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng như thiếu nguồn cung cấp khi các quốc gia lớn như Trung Quốc, Indonesia mua dầu. Do vậy cần có các chính sách hợp lý để có thể liên kết với thị trường thế giới, đồng thời củng cố an ninh năng lượng trong nước tạo sự phát triển lâu dài.

Tác động của các yếu tố chính trị khu vực và thế giới

Chính sách của một số quốc gia sản xuất hoặc tiêu thụ một sản lượng lớn dầu thô có thể làm ảnh hưởng tới giá dầu thô trên thị trường thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của loại năng lượng này, người ta sử dụng nó như một công cụ phục vụ cho mục tiêu chính trị. Các nước, đặc biệt là nước lớn luôn đề ra các chính sách nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ. Động thái của các nước này như: thay đổi mức dự trữ dầu quốc gia, thái độ chính trị đối với nước cung cấp một lượng dầu thô lớn cho thế giới v.v... có thể làm thay đổi giá dầu thô.

Do vậy, giá dầu thô luôn không ổn định, nhiều sự biến động bất thường. Điều này càng làm cho các nhà kinh tế rất khó dự đoán vì nó không chỉ


đơn thuần mang tính kỹ thuật mà đã mang ý định chủ quan của quốc gia, tổ chức hay một nhóm người.

Bên cạnh những yếu tố chính trị truyền thống, như chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đang nổi lên như một yếu tố có ảnh hưởng nhanh và mạnh tới giá dầu. Ngoài ra, phải nói rằng giá dầu trong những năm gần đây dường như chịu tác động của thiên tai (bão, khí hậu nóng lạnh), sự cố của cơ sở hạ tầng dầu khí.v.v... một cách rõ rệt hơn.

Không nằm ngoài xu thế của thế giới, Việt nam chịu tác động về chính trị và khủng khoảng của nền kinh tế thế giới, do vậy ngành dầu khí cần có quy hoạch phát triển hợp lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới.

Chính sách năng lượng của các nước trong khu vực và thế giới:

Trong vài năm trở lại đây, thị trường dầu mỏ đã trải qua nhiều biến động, nhu cầu dầu tăng cao tại các nước châu Á và châu Mỹ. Cùng với đó là hàng loạt những căng thẳng địa chính trị như cuộc chiến tranh chống Irac của Mỹ, khủng hoảng hạt nhân ở Iran, cuộc đình công ở Venezuela; các cơn bão lớn đổ bộ vào châu Mỹ trong năm 2005 và tình trạng đầu cơ tích trữ trên thị trường giao sau. Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại khiến giá dầu liên tục tăng cao, có lúc lên tới gần 100 USD/thùng, đe doạ tới sự phát triển nền kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, tất cả các quốc gia và các tổ chức dầu khí buộc phải có những chính sách dầu mỏ phù hợp nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển.

Chính sách dầu khí của các nước OPEC

Từ thời điểm thành lập đến nay, tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC luôn giữ vai trò tiên phong trong các chương trình hành động nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ. Mục tiêu mà OPEC đề




.





. Ngược

. Nội dung chính trong các chính sách của các nước thành viên OPEC tập trung vào các điểm sau:

-

. OPEC giữ giá dầu ở mức hợp lý bằng cách điều chỉnh sản lượng chỉ để mức cung xấp xỉ mức cầu.


-





ể đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dầu và khí gia tăng của thế giới đặc biệt là từ các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, …

- Tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các đối tác liên quan trong ngành công nghiệp dầu khí - các nước sản xuất dầu, các nước tiêu thụ dầu, giữa các chính phủ, các công ty dầu khí và các tổ chức tài chính.


Chỉ bằng cách hợp tác với nhau mới có thể đảm bảo thị trường dầu toàn cầu ổn định và hoạt động với mức giá hợp lý đối với cả nước sản xuất dầu và nước tiêu thụ dầu, đặc biệt là các nước đang phát triển.

2.2. Lịch sử hình thành ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam

Các hoạt động Dầu khí của Việt Nam thực chất bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng cho tới những năm 90 vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn tức là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Song song hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Năm 1976, ngành Dầu khí đã phát hiện nguồn khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở Vùng Trũng Sông Hồng. 5 năm sau, vào tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận một một mốc dấu quan trọng - Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, với tiền thân là Tổng cục Dầu khí VN (1975), Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (1990) và nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) được Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006, hoạt động đa Ngành trong lĩnh vực dầu khí ở trong nước và ở nước ngoài.

- Giai đoạn 1975 – 1985: Trong thập niên đầu tiên của Ngành Dầu khí, công tác thương mại chủ yếu phục vụ cho giai đoạn tìm kiếm thăm dò nên mang nặng ý nghĩa phục vụ cho sản xuất là chính, vì vậy Ngành Dầu khí chưa có bất kỳ sản phẩm nào là đặc trưng của Ngành. Thời kỳ này đặc trưng cho giai


đoạn bao cấp và hàng năm Nhà nước cấp cho Ngành Dầu khí số vốn đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã thành lập Công ty Xuất nhập khẩu kỹ thuật Dầu khí (gọi tắt là Petechim) để đảm nhận công tác nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ nhiệm vụ của Ngành. Trong các năm 1981 - 1985, Ngành Dầu khí chủ yếu nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho tìm kiếm thăm dò. Mỗi năm số lượng vật tư thiết bị nhập từ Liên Xô cũ khoảng 120.000 - 150.000 tấn, trị giá hàng trăm triệu rúp chuyển nhượng. Để trang bị cho các cơ sở nghiên cứu dầu khí (gồm 11 phòng thí nghiệm của Viện Dầu Khí VN và các Trung tâm nghiên cứu của Ngành sau này), Ngành Dầu khí cũng nhập số trang thiết bị từ các nước khác trị giá lên đến 5 - 10 triệu đô la Mỹ/năm.

- Giai đoạn 1986 – 1995: Giai đoạn này được coi là giai đoạn bước ngoặt và PVN đã bước sang trang mới trong sự nghiệp dầu khí của mình sau 10 năm thành lập. Sau nhiều nỗ lực phấn đấu, năm 1986, những tấn dầu đầu tiên đã được khai thác lên từ mỏ Bạch Hổ, đánh dấu cho một tương lai đầy triển vọng của Ngành Dầu khí. Lô dầu thô Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu vào tháng 4/1987. Tính đến hết năm 2004, PVN đã khai thác và xuất khẩu gần 4.000 lô dầu thô với tổng khối lượng khoảng 173 triệu tấn dầu thương phẩm. Tổng giá trị tiền thu được khoảng 40 tỷ đôla Mỹ. Ngành Dầu khí đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước Việt Nam trên phân nửa doanh thu từ công tác bán dầu kể trên (khoảng trên 20 tỷ đôla Mỹ).

- Giai đoạn 1996 – 2005: Hoà nhịp với xu thế của thời đại, trong giai đoạn này, PVN cũng như nhiều doanh nghiệp lớn khác phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường mở và sự cạnh tranh khốc liệt. Phù hợp với chủ trương mới của Nhà nước là xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh và đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, công tác xuất nhập khẩu dầu khí đứng trước nhiều thử thách mới. Hoạt động dầu khí được trải dài từ khâu đầu,


khâu giữa và khâu cuối, do đó hàng loạt các sản phẩm mới được đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Ngoài các sản phẩm truyền thống là dầu thô, khí thiên nhiên, LPG, condensat, nhiều sản phẩm mới đã ra đời như sản phẩm nhựa mang nhãn hiệu PMPC, đạm của Nhà máy đạm Phú Mỹ, sợi bazan siêu mỏng, bột đá vôi siêu mịn của Công ty Hóa phẩm dầu khí (DMC) và điện thương phẩm của tổ hợp các Nhà máy điện tại Phú Mỹ.

Với ngành dâu khí Việt Nam, năm 2006 cũng là một năm đánh dấu một bước chuyển lớn lao của ngành, đó là việc Bộ chính trị, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 29/8/2006, về việc thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước; hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt; công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đang tích cực thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả.

Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chính thức ra mắt và bắt đầu triển khai hoạt động theo cơ chế vận hành mới “Công ty mẹ - Công ty con”, bao gồm 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh với lực lượng lao động hơn 25.000 người; hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dầu lớn thứ 3 trong khu vực. Trong tương lai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục trở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2024