Cấu Trúc Của Ngành Kinh Tế - Kỹ Thuật Và Sự Hình Thành Chuỗi Giá Trị Ngành Hàng


tế hay chủ thể kinh tế trong hệ thống phân công lao động xã hội để phân ngành kinh tế vả theo đó phân chia nền kinh tế quốc dân thành các ngành kinh tế. Tổng thể các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế cùng hoàn thành chức năng kinh tế nhất định hoặc cùng hoạt động giống nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội là ngành kinh tế quốc dân. Ngành sản xuất là tổ hợp các DN cùng sản xuất một loại sản phẩm có tính chất tương tự nhau mặc dù có những khác biệt nhưng tựu chung lại sản phẩm có tính thay thế nhau trong quá trình sử dụng. Căn cứ vào học thuyết và trình độ phân công lao động xã hội, căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, căn cứ vào đặc trưng của các đơn vị, chức năng hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau của các tổ chức, việc đáp ứng được yêu cầu của công tác so sánh quốc tế, tất cả những yếu tố này là những nguyên tắc để phân ngành kinh tế quốc dân. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam bao gồm 5 cấp, trong đó: Ngành cấp 1 gồm 21 ngành, ngành cấp 2 gồm 88 ngành, ngành cấp 3 gồm 242 ngành, ngành cấp 4 gồm 486 ngành, ngành cấp 5 gồm 734 ngành (Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ) [46].

1.1.2.2. Cấu trúc của ngành kinh tế - kỹ thuật và sự hình thành chuỗi giá trị ngành hàng

a) Cấu trúc của ngành kinh tế - kỹ thuật

Một ngành kinh tế - kỹ thuật được cấu trúc bởi 3 yếu tố chính: các tác nhân, các chức năng và sản phẩm tương ứng.

- Tác nhân: Tác nhân trong ngành hàng là đơn vị kinh tế hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình, là những hộ, những DN tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ (Phạm Vân Đình, 1999). Theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động như: “người sản xuất”, “người chế biến”, “người bán buôn”, “người bán lẻ”. Trong ngành hàng, sơ đồ mối quan hệ các “tác nhân” thường thể hiện như sau:


Sản phẩm thô

Sản phẩm chế biến

Sản phẩm bán buôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Sản phẩm bán lẻ

Người

chế biến

Người

bán buôn

Người sản xuất

Người tiêu dùng

Người bán lẻ

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi


Nguồn: Phạm Vân Đình (1999)

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng

Tác nhân đầu tiên trong ngành hàng là Người sản xuất, họ tạo ra sản phẩm thô tử việc sử dụng những nguyên liệu ban đầu. Sản phẩm thô có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc sau công đoạn gia công sơ chế. Tác nhân tạo ra sản phẩm mới bằng công nghệ, kỹ thuật, bí quyết đáp ứng những thị hiếu của người tiêu dùng từ việc sử dụng các sản phẩm thô của hộ sản xuất … là Người chế biến. Tác nhân mua hàng với số lượng lớn rồi tiếp tục bán lại cho người bán lẻ cũng với số lượng lớn mà không tạo ra sản phẩm mới là Người bán buôn. Tác nhân mua hàng lại từ người bán buôn để bán trực tiếp cho người tiêu dùng là Người bán lẻ .

- Chức năng: Những hoạt động kinh tế do các tác nhân tương ứng thực hiện là chức năng và tên tác nhân thường trùng tên chức năng. Ví dụ, chức năng sản xuất là của hộ sản xuất. Chức năng chế biến là của hộ chế biến. Chức năng bán buôn là của hộ bán buôn... Có một hay nhiều chức năng từ một tác nhân. Sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng được tạo nên từ các chức năng kế tiếp nhau. Sản phẩm của các tác nhân đứng trước thường được hoàn thiện bởi tác nhân đứng sau kế nó cho đến tác nhân thực hiện chức năng cuối cùng. Khi kết thúc luồng hàng thì sản phẩm cuối cùng của ngành hàng được tạo ra (Phạm Vân Đình, 1999).

- Sản phẩm: Kết quả hoạt động của từng loại tác nhân và chức năng là sản phẩm của từng tác nhân theo chức năng. Trong ngành hàng, mỗi sản phẩm riêng của mình đều được tạo ra từ mỗi tác nhân. Sản phẩm của từng tác nhân ngành hàng là kết quả của từng hoạt động kinh tế, là “đầu ra”của quá trình sản xuất của từng tác


nhân nhưng nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng. Chi phí trung gian của các tác nhân đứng sau chính là sản phẩm của tác nhân trước liền kề. Sản phẩm cuối cùng của ngành hàng từ tác nhân cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng (Phạm Vân Đình, 1999). Ví dụ: Trong ngành cao su sản phẩm của người trồng cây cao su là mủ cao su, sản phẩm của người sơ chế cao su là cao su sơ chế, sản phẩm của người chế biến cao su là các sản phẩm cao su như săm lốp, nệm mút, găng tay…. đây mới là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.

b) Sự hình thành chuỗi giá trị ngành hàng

Chuỗi giá trị ngành hàng được tạo nên từ sự kết nối các tác nhân, chức năng và sản phẩm trong một thể thống nhất. Phân tích về lợi thế cạnh tranh, theo M.E Porter “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể”. Chuỗi giá trị hay chuỗi giá trị phân tích là một khái niệm quản lý kinh doanh. Người ta sẽ thu được một số giá trị nào đó tại mỗi hoạt động sản xuất thông qua quá trình sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động theo thứ tự của chuỗi. Sản phẩm cuối cùng với nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị của các hoạt động cộng lại là đặc tính của chuỗi các hoạt động.

Chuỗi giá trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, đó là một loạt các hoạt động được thực hiện trong một DN để tạo ra một sản phẩm nhất định. Chuỗi giá trị thực hiện sự kết nối người sản xuất với người tiêu dùng thông qua tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng đến thực hiện các dịch vụ hậu mãi. Giá trị cho thành phẩm cuối cùng được hình thành từ tất cả các hoạt động trong chuỗi.

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng, đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) theo các mối liên kết với các DN khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến… để biến một nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng.

Dịch vụ hậu cần (logistics) đầu vào, hoạt động (sản xuất), hậu cần đầu ra, tiếp thị và bán hàng và dịch vụ (bảo trì) là các hoạt động chính của chuỗi giá trị. Quản lý cơ sở hạ tầng hành chính, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ và mua sắm là các


hoạt động hỗ trợ. Chuỗi giá trị gia tăng bao gồm sáu chức năng kinh doanh: 1) Nghiên cứu và Phát triển, 2) Thiết kế sản phẩm, dịch vụ, quy trình, 3) Sản xuất, 4) Nghiên cứu tiếp thị & bán hàng, 5) Phân phối, 6) Dịch vụ khách hàng. Khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị là khâu sản xuất. Cho nên các nước đang phát triển thường phải thực hiện khâu này do các nước phát triển đã giành lấy hầu hết các khâu có giá trị gia tăng cao (M.E Porter, 1985).

1.1.2.3. Các lý thuyết có liên quan đến các yếu tố của sự phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật

a) Chủ nghĩa Mác - Lênin: nghiên cứu quá trình sản xuất trong sự kết hợp giữa tư bản bất biến C với tư bản khả biến V. Trong đó C bao gồm C1 là tư bản mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng…và C2 là tư bản mua sắm nguyên,nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất. Trong 2 loại tư bản trên chỉ có tư bản khả biến V là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Sự phát triển sản xuất còn biểu hiện thông qua sự biến đổi cấu tạo hữu cơ C/V tùy thuộc vào trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm cho cấu tạo hữu cơ C/V có xu hướng ngày càng tăng.

Kết hợp giữa tư bản cố định và tư bản lưu động thực chất là quá trình của sản xuất. Gía trị máy móc thiết bị, nhà xưởng là tư bản cố định, nó chuyển giá trị từng phần vào giá trị sản phẩm thông qua chi phí khấu hao. Giá trị mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu và trả công cho lao động là tư bản lưu động, nó được chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm. Tính hiệu quả của sản xuất phụ thuộc vào việc bảo quản tốt tài sản cố định, khấu hao nhanh và tiết kiệm tài sản lưu động. Chu chuyển nhanh tài sản cố định và lưu động là cách thức sử dụng có hiệu quả tư bản. Quá trình đó giúp tiết kiệm chi phí khấu hao, chi phí quản lý và chi phí tài chính thông qua tăng năng suất lao động. Rút ngắn thời gian sản xuất (thời gian lao động, gián đoạn lao động và dự trữ) và thời gian lưu thông (mua các yếu tố sản xuất, bán hàng hóa) là yêu cầu cần phải thực hiện

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh tế của việc đầu tư tư bản vào sản xuất. Tuy nhiên do cấu tạo hữu cơ tăng lên nên tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần. Tỉ suất lợi nhuận của một DN là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư phụ thuộc vào cả 3 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: giá trị thăng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch. Qua đó cho thấy


cái quyết định hiệu quả sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

Quá trình phát triển sản xuất cũng chính là quá trình tái sản xuất mở rộng vừa làm tăng qui mô, vừa đổi mới kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Điều kiện để thực hiện điều đó là phải thực hiện tích lũy tư bản tức là thực hiện tư bản hóa giá trị thăng dư. Để gia tăng tích lũy tư bản phải nâng cao hiệu suất sử dụng lao động và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Để sản xuất có hiệu quả phải tuân thủ qui luật giá trị, theo đó sự phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết của sản xuất ra hàng hóa là yêu cầu của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Sản xuất được cho phép mở rộng khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả lớn hơn giá trị và ngược lại sản xuất cần thu hẹp khi cung lớn hơn cầu và giá cả nhỏ hơn giá trị. Vì vậy người sản xuất phải xem giá cả là tín hiệu của thị trường để lập kế hoạch sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.

b) Quan điểm phát triển bền vững

Ý tưởng phát triển bền vững, theo Cobb (1992) [69] đã được thế giới biết đến thộng qua Hội nghị năm 1975 tại Nairobi-Kenya liên quan đến công bằng trong việc phân phối và sử dụng tài nguyên (Todorov, 2009) [101]. Khái niệm này lần đầu tiên được xác định bởi Brundtland, cho rằng phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED, 1987) [108].

Mục tiêu của phát triển bền vững là để đảm bảo các nguồn lực đầy đủ cho người dân; phân phối công bằng các nguồn lực, phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường vì lợi ích của cả thế hệ hiện tại và tương lai (Malcom, 1994) [86]. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002 tiếp tục mở rộng định nghĩa tiêu chuẩn phát triển bền vững với ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Kates, Parris & Leiserowitz, 2005 [83] chỉ ra rằng phát triển bền vững bao gồm tất cả các loại phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ và nâng cao môi trường tự nhiên và đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, phát triển bền vững tìm cách giải quyết xung đột giữa các mục tiêu cạnh tranh khác nhau và liên quan đến việc theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế đồng thời với chất lượng môi trường và công bằng xã hội.


c) Lý thuyết về năng lực cạnh tranh

Mô hình kim cương của Michael E. Porter là phương pháp tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho một ngành/ lĩnh vực cụ thể của quốc gia đó trên thị trường. Lý thuyết mô hình kim cương được nghiên cứu bởi Michael E. Porter – Người sáng lập Viện Chiến lược và Năng lực cạnh tranh tại Trường Kinh doanh Harvard. Theo

M. E. Porter (1990), năng lực cạnh tranh “là khả năng tạo ra các hàng hóa dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực của con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của quốc gia”. Mô hình cấu trúc kim cương với 4 yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh được đề xuất bởi M.E. Porter (1990) là: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất (factor conditions), (2) Điều kiện nhu cầu (demand conditions), (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan (related and supporting industries), (4) Chiến lược, cấu trúc và các yếu tố cạnh tranh trong ngành (firm strategy, structure, and rivalry). Ngoài ra, (5) Cơ hội (chance) và (6) Chính phủ (government) là hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến môi trường, có tác động gián tiếp đến bốn yếu tố chính [88].

Nguồn Lợi thế cạnh tranh quốc gia M E Porter 1990 Hình 1 2 Mô hình kim cương 1

Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, M.E. Porter, 1990

Hình 1.2. Mô hình kim cương của M.E. Porter

- Điều kiện đầu vào các yếu tố sản xuất: Tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa các điều kiện sẵn có cho DN là yêu cầu đầu vào của hoạt động DN.


Để thực hiện được yêu cầu đó, một môi trường kinh doanh gồm các điều kiện sẵn có cho hoạt động DN bao gồm vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin là những điều kiện cần thiết cho hoạt động DN để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.

- Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh trong ngành: Mức độ cạnh tranh trong ngành tạo ra sự thúc đẩy năng suất chính là các qui định, qui tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình hoạt động DN.

- Các điều kiện về nhu cầu: Năng lực cạnh tranh và quy mô sản xuất của DN phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và khách hàng. Quy mô tăng trưởng thị trường, nhu cầu và tính chất đa dạng, phức tạp của khách hàng buộc các DN phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Các ngành hỗ trợ có liên quan: Môi trường kinh doanh vi mô cần số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương về nguyên phụ liệu, phụ tùng thay vì từng DN tự sản xuất. Sự hỗ trợ này là yếu tố cần thiết cho sự thành công của DN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Ngoài ra, cơ hội và chính phủ có tác động gián tiếp nhưng có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.2.1. Khái quát về cao su và cây cao su

Theo Viện Khoa học kỹ thuật Miền Nam thì: “Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây cao su ở Việt Nam”. “Cây cao su là loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch mủ và cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 25 sau đó sẽ giảm và dừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26-32 năm”. (http://iasvn.org).


Vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C) thích hợp cho cây cao su phát triển, nhất là vùng có mưa nhiều (tốt nhất là 2.000mm). Trong điều kiện nắng hạn kéo dài khoảng 4 đến 5 tháng cây cao su vẫn chịu đựng được nhưng năng suất sẽ giảm. Do yêu cầu về chuyên canh, hiện nay cây cao su thường được sử dụng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên tức nhân bản vô tính để tạo giống cây. Lượng mủ mà cây có thể cung cấp phụ thuộc vào thời gian cạo mủ, thường được thực hiện trước 7 giờ sáng là thời gian thích hợp để có được năng suất cao. (Nguyễn Thị Huệ) [32].

Cao su thiên nhiên (cao su tự nhiên): là một loại vật liệu thu được từ mủ của cây cao su. Đó là một hỗn hợp polymer isoprene (C5H8)n, những polymer này có mạch carbon rất dài với những nhánh ngang như những cái móc. Các mạch carbon xoắn với nhau, móc vào bằng những nhánh ngang, khi kéo dãn không bị đứt và có xu hướng trở về dạng cũ do đó sinh ra tính đàn hồi và tính bền của cao su thiên nhiên [9]

Cao su nhân tạo (cao su tổng hợp): Từ những năm 1890, khi các phương tiện giao thông đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời, nhu cầu cao su tăng lên rất nhanh. Các vấn đề địa chính trị khiến cho giá cao su thiên nhiên dao động rất lớn. Nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là trong những năm chiến tranh đưa đến nhu cầu phải tạo ra cao su nhân tạo từ dầu mỏ. Cao su nhân tạo được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bào gồm isoprene (2-methyl 1,3butadien), 1,3- butadien, cloropren (2-cloro-1, 3-butadien) và isobutylene (methylpropen) với một lượng nhỏ phần trăm isoprene cho liên kết chuỗi” [9].

Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su

Khoảng thời gian từ 6-7 năm kể từ khi trồng để vanh thân cây cao su đạt 50 cm (đo cách từ mặt đất 1m) được gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su. Tuy nhiên thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su có thể sớm hay muộn hơn tùy điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống. Ví dụ ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung và Tây Bắc, thời gian kiến thiết cơ bản khoảng từ 7 - 8 năm trong khi ở Đông Nam bộ chỉ khoảng 5-6 năm. Tuy nhiên, có thể rút ngắn thời gian

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022