Kết Luận Về Kết Quả Thực Nghiệm Sư Phạm


Nâng cao điều kiện dạy học, trang thiết bị

4,65

4,23

0,005

Trung bình chung

4,54

4,37

0,013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Chu ́ thích:chỉ số Sig là giá trị mức ý nghĩa của kiểm định so sánh hai giá trị trung bình (Paired Sample T-Test) các cặp mức độ cần thiết và mức độ hiệu quả của từng biện pháp phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT.

Để so sánh mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ hiệu quả của các biện pháp trong nhận định của SV, tác giả thực hiện phân tích giá trị Sig của kiểm định Paired Sample T-Test. Kết quả cho thấy: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị Sig là 0.013 > 0.05. Có nghĩa là: những biện pháp SV cho là cần thiết thì họ cũng đồng thời đánh giá là có hiệu quả. Nhận định này được làm chắc chắn thêm khi so sánh điểm trung bình của các biện pháp được đánh giá cao về sự cần thiết với đánh giá cao về tính hiệu quả là tương đồng nhau. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả được đánh giá thấp hơn so với mức độ cần thiết với 4.37/4.54 và chỉ số Sig là 0.013. Một số biện pháp không có sự khác biệt, hoặc sự khác biệt rất nhỏ về ý nghĩa thống kê với chỉ số Sig thấp như: Nâng cao điều kiện dạy học, trang thiết bị: phòng máy tính, mạng Internet, học liệu trực tuyến…để nâng cao hiệu quả học tập CNTT&TT (0.005); Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và giáo dục địa lí một cách hệ thống từ đầu khóa học (0.043); Trang bị phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục địa lí (0.083). Các biện pháp này cần thiết nhưng chưa đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện. Kết quả này là có căn cứ và có thể được giải thích bằng một số lí do sau: Thứ nhất, việc học tập kĩ năng công nghệ muốn đạt hiệu quả cao cần thiết trang bị hạ tầng CNTT&TT tuy nhiên trong thực tế vấn đề này chỉ mới được đáp ứng một phần và SV chủ yếu học tập bằng nguồn lực tự có, tự trang bị. Trang bị phương pháp bao gồm cả kiến thức lí thuyết về CNTT&TT trong dạy học, giáo dục chưa hiệu quả do thời lượng thực hành vận dụng PPDH hạn chế vì phải dành dung lượng cho thực hành kĩ thuật sử dụng công cụ, chưa có bối cảnh thực tiễn cho việc luyện tập và tác động của các yếu tố khách quan.

Học tập học phần “Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí” dưới tác động của đại dịch Covid 19 đòi hỏi GiV phải chuyển đổi hình thức từ trực tiếp sang trực tuyến và học tập kết hợp. Thay đổi này gặp phải không ít khó khăn nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội để SV tiếp cận và phát triển năng lực CNTT&TT. Để làm rõ nhận định trên, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến SV sau khóa học về những khó khăn và cơ hội khi học tập học tập trong điều kiện này.


Hình 3 7 Cơ hội và khó khăn của việc học tập học phần ứng dụng CNTT TT 1

Hình 3.7. Cơ hội và khó khăn của việc học tập học phần ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí dưới tác động của đại dịch Covid 19

Biểu đồ hình 3.7 cho thấy: Khả năng tiếp cận, sử dụng và thành thạo các công cụ học tập, giảng dạy trực tuyến, kết hợp; Quỹ thời gian học tập, thực hành và luyện tập các công cụ CNTT&TT; Năng lực thích nghi với phương tiện và phương pháp học tập trực tuyến của SV; Thực hành, luyện tập để thành thạo các công cụ CNTT&TT như phần mềm, ứng dụng; Sự chủ động của SV trong kế hoạch học tập, thực hành, rèn luyện được SV cho là cơ hội vì tỉ lệ SV chọn lớn hơn nhiều so với tỉ lệ SV đánh giá là khó khăn, giao động từ 61,5% đến 88,5%. Kết quả này được lí giải xuất phát từ tính đặc thù của học phần ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí. Hơn nữa, việc chuyển sang học tập trực tuyến do tác động của đại dịch là cơ hội để SV tiếp cận, thực hành và luyện tập các công cụ học tập, giảng dạy trực tuyến. SV, trước đó được trang bị kiến thức công nghệ nền tảng vì thế có khả năng thích nghi với bối cảnh, phương tiện và phương pháp học tập mới. Học tập trực tuyến giúp SV có thời gian để chủ động trong kế hoạch cũng như tận dụng quỹ thời gian tiết kiệm được khi không phải đến trường.

Tuy nhiên, thay đổi hình thức học tập cũng tạo ra một số khó khăn, cụ thể: SV cho rằng: Cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng CNTT & TT, mạng Internet; Khả năng kết nối, cập nhật thông tin, chia sẻ học liệu và sản phẩm; Mức độ tập trung và sự hứng thú trong học tập của SV là những khó khăn lớn, với tỉ lệ chọn cao hơn so hẳn so với cơ hội, lần lượt chiếm 69,2%, 61,5%. Một số nguyên nhân để lí giải cho kết quả này là: Thứ nhất, học tập trực tuyến phụ thuộc nhiều vào thiết bị và hệ thống Internet. Trong khi đó, điều kiện của SV là không giống nhau, thiếu đồng bộ về cả trang bị và chất lượng. Thứ


hai, một số lợi thế của dạy học trực tiếp khó để thay thế bằng trong học tập trức tuyến đó chính là việc duy trì sự tập trung và kích thích động cơ, hứng thú của người học.

Hai nhận định có tỉ lệ chọn giữa cơ hội và khó khăn là không hoặc ít chênh lệch là Phương pháp ứng dụng CNTT & TT trong dạy học và GDĐL (57,7%/ 42,3%); Sự hỗ trợ của GiV, bạn học trong việc hướng dẫn, chia sẻ các kĩ năng sử dụng phần mềm, ứng dụng. Điều này được giải thích xuất phát từ năng lực công nghệ của SV và tính đặc thù của nội dung hoạt động. “Khó khăn” thường rơi vào những SV chưa thành thạo các kĩ năng CNTT&TT nền tảng. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và GDĐL sẽ có lợi thế hơn trong học tập trực tiếp thông qua vai trò làm mẫu, hướng dẫn của GiV, thực hành, luyện tập của SV trong môi trường mô phỏng hoặc thực tế.

3.5. Kết luận về kết quả thực nghiệm sư phạm

Kết quả TNSP khẳng định tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các biện pháp được áp dụng đối với việc phát triển các chỉ báo năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí trong những điều kiện dạy học cụ thể. Kết quả này đã trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trước đó.

Thứ nhất, SV thể hiện sự tiến bộ rõ ràng ở từng chỉ số chất lượng hành vi của mỗi chỉ báo năng lực GDĐL sau thực nghiệm. Mức độ cải thiện ở từng chỉ báo không giống nhau, cụ thể: “Thiết kế KHBD trong GDĐL” có sự tiến bộ nhanh nhất với tốc độ cải thiện 205.93% và hầu hết các biểu hiện của chỉ báo này đều có tốc độ cải thiện cao trên 180%, dao động từ 186.37% đến 221.35%, tiếp đến là chỉ báo năng lực “Đánh giá trong GDĐL” đạt tốc độ cải thiện 143.49%, “Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí” với tốc độ cải thiện 137.58%. “Vận dụng PP&KT dạy học địa lí” với tốc độ cải thiện chậm hơn (133.94%), tuy nhiên, thành tích của chỉ báo này vẫn cao hơn so sánh trong tương quan với chỉ báo năng lực đánh giá và thiết kế KHBD trong GDĐL (hình 3.8).

Sinh viên thể hiện sự tăng tiến trên đường phát triển của từng chỉ báo năng lực và năng lực GDĐL nói chung. Đa số họ phát triển đến trình độ “có kĩ năng” - có những kĩ năng dạy học địa lí nhưng mang tính chất là kĩ năng riêng lẻ, tuy nhiên đã biết cách tổ chức lại quy trình thực hiện lại kĩ năng để phù hợp với các tình huống thực hành dạy học và bắt đầu có ý thức về việc ra quyết định về nội dung, PP&KT, cách thức thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể. Họ đã bước qua được ngưỡng của “vùng phát triển gần nhất” để chuẩn bị cho những sự phát triển ở trình độ năng lực cao hơn. Một bộ phận SV có năng lực học tập tốt đã bước đầu đạt được trình độ “thành thạo” – Sử dụng thành thạo vốn hiểu biết và các kĩ năng dạy học địa lí; ý thức được động cơ mục đích của việc rèn luyện các năng lực, có khả năng ra quyết định trong những tình huống không giống nhau (hình 3.9).


Tốc độ cải thiện (%)

Hình 3.9. Mức độ cải thiện về điểm số các chỉ báo năng lực thực nghiệm


Hình 3 8 Sự tăng tiến của SV trên đường phát triển năng lực GDĐL Như 2

Hình 3.8. Sự tăng tiến của SV trên đường phát triển năng lực GDĐL


Như vậy, sự tiến bộ về năng lực GDĐL của SV một phần đã chứng minh cho tính khả thi, hiệu quả của quy trình và các biện pháp phát triển năng lực được áp dụng trong quá trình TNSP.

Thứ hai, các biện pháp và quy trình phát triển năng lực GDĐL có tính khả thi và mang lại hiệu quả đào tạo. Kết luận này được phân tích thông qua khảo sát mang tính định tính đối với SV sau TNSP.

Các PPDH phát triển năng lực GDĐL như dạy học dự án, dạy học vi mô, nghiên cứu bài học, huấn luyện, tổ chức xê-mi-na, phương pháp tình huống; đổi mới phương pháp sử dụng phương tiện dạy học địa lí; đổi mới kiểm tra – đánh giá được SV đánh giá cao về mức độ cần thiết và hiệu quả đối với việc rèn luyện các năng lực. Trong đó, dạy học vi mô và dạy học dự án thể hiện nhiều tác động nổi bật đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực GDĐL cho SV.

Học tập trải nghiệm được thực hiện thông qua việc thiết kế các bài học bộ môn PPDH theo tiếp cận trải nghiệm, dự giờ các tiết dạy địa lí của GV và trải nghiệm thực tế giảng dạy ở trường phổ thông đã giúp SV thấy được mối quan hệ giữa học tập, rèn luyện và thực tế nghề nghiệp trên nhiều phương diện. Chính vì thế, họ đánh giá cao giá trị và vai trò của các biện pháp này trong quá trình thực nghiệm.

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông qua việc thiết lập cách thức giao tiếp, khai thác, trao đổi thông tin thông qua Internet, áp dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong đó có mô hình lớp học đảo ngược đã góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức quá trình rèn luyện năng lực cho SV, đồng thời phát triển ở SV những năng lực CNTT&TT và ứng dụng công nghệ trong học tập và GDĐL. Các biện pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học được SV đánh giá cao về mức độ cần thiết nói chung (4,54/5) và mức độ hiệu quả (4,37/5).


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các biện pháp được áp dụng đối với việc phát triển một số chỉ báo năng lực GDĐL cho SV, NCS đã tổ chức thực nghiệm tại hai cơ sở đào tạo là Khoa Địa lí thuộc Trường Đại học Sư phạm TP. HCM và Bộ môn Địa lí thuộc Khoa Sư phạm của Đại học An Giang. Thời gian tiến hành từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021.

Đối tượng thực nghiệm là SV năm thứ ba và thứ tư đang học các học phần nghề nghiệp chuyên ngành (PPDH), thực nghiệm các chỉ báo năng lực GDĐL gồm: Vận dụng PP&KT dạy học địa lí, Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí ở trường phổ thông, Đánh giá trong GDĐL, Thiết kế KHBD trong dạy trong GDĐL. Phương pháp thực nghiệm dựa trên thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Quy trình tiến hành theo ba giai đoạn: Đánh giá trước thực nghiệm, tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm; trên cơ sở đảm bảo các nhiệm vụ và nguyên tắc đề ra. Kết quả TNSP được thống kê và phân tích định lượng thông qua điểm số các bài kiểm tra của từng chỉ báo năng lực GDĐL; so sánh điểm số trung bình sau với trước thực nghiệm để kết luận về mức độ tiến bộ của SV. Phân tích định tính được thực hiện thông qua việc mô tả sự tiến bộ của SV trên ĐPTNL và đánh giá của họ về quy trình và các biện pháp được áp dụng.

Kết quả thực nghiệm cho thấy: SV thể hiện sự tiến bộ rõ ràng ở tất cả các chỉ báo của năng lực GDĐL. Trong đó, mức độ cải thiện của chỉ báo thiết kế KHBD trong GDĐL nhanh nhất, tiếp đến là chỉ báo năng lực Đánh giá trong GDĐL, Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí, Vận dụng PP&KT dạy học địa lí có tốc độ cải thiện chậm hơn, tuy nhiên, thành tích của chỉ báo này vẫn ở mức cao. Trên ĐPTNL, đa phần SV thể hiện sự dịch chuyển khả năng lên các trình độ cao là “thành thạo” và “chuyên nghiệp”. Kết quả này góp phần chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp và quy trình phát triển năng lực GDĐL được áp dụng trong TNSP. Bên cạnh đó, SV đều nhận định các biện pháp, phương pháp trong học tập và rèn luyện có vai trò quan trọng và tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển năng lực của họ.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nghiên cứu phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí cho phép NCS rút ra một số kết luận sau:

Giáo dục địa lí là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục nói chung và GDPT nói riêng. Quá trình này cung cấp cho các thế hệ tương lai kiến thức, kĩ năng, thái độ để đưa ra những quyết định đúng đắn trước các vấn đề của tự nhiên, xã hội nhằm chuẩn bị cho một tương lai bền vững của hành tinh chúng ta. GDĐL thực hiện chức năng chủ yếu của mình thông qua môn Địa lí trong trường học. Địa lí, khi đó trở thành phương tiện cho giáo dục và đóng góp cho giáo dục thông qua nội dung môn học. Chính vì thế, GDĐL cần được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển GD&ĐT ở nước ta, nhất là ở các bậc học phổ thông.

Phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đào tạo GV địa lí. Nhiệm vụ này góp phần thực hiện sứ mệnh của GDĐL trong nhà trường phổ thông, cũng như đáp ứng những yêu cầu của đổi mới toàn diện GD&ĐT ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở xác định cấu trúc năng lực GDĐL cho SV bao gồm các hợp phần: Năng lực đặc thù địa lí, năng lực vận dụng tri thức KHGD vào GDĐL, năng lực bổ trợ, mỗi hợp phần gồm nhiều chỉ báo và các chỉ số chất lượng hành vi tương ứng; quá trình phát triển năng lực GDĐL cho SV được nhấn mạnh là sự biến đổi các yếu tố của cấu trúc năng lực GDĐL từ vùng phát triển hiện tại đến “vùng phát triển gần nhất”, đồng thời hình thành vùng phát triển kế tiếp, đáp ứng các chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo. Cơ sở lí luận cho quá trình này được xây dựng trên quan điểm phát triển năng lực nghề trong đào tạo GV; vận dụng các lí thuyết học tập như thuyết hành vi, kiến tạo, hoạt động, nhận thức; vùng phát triển gần; Các quan điểm dạy học: phát triển năng lực, tương tác, tích hợp và trải nghiệm. Các tiếp cận này hướng dẫn việc thiết kế quy trình và lựa chọn phương thức phát triển năng lực.

Đổi mới chương trình đào tạo trong các trường sư phạm theo định hướng phát triển năng lực là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn GV địa lí. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn ở các cơ sở đào tạo SV sư phạm địa lí thuộc ĐNB&ĐBSCL đã chỉ ra rằng: Các chương trình đã cập nhật và đổi mới trong mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương thức đào tạo và đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực. Trong đó, các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV được vận dụng đa dạng và bước đầu mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế là chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của kiểm định. Chính vì thế, cần phải tiếp tục cải tiến chương trình và phương thức đào tạo một cách thường xuyên và có chiến lược lâu dài. Kết quả của những thay đổi


trên sẽ góp phần đào tạo đội ngũ GV có đủ phẩm chất, năng lực để đảm nhận được vai trò GDĐL trong nhà trường phổ thông.

Nghiên cứu quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm địa lí cần dựa trên các nguyên tắc và đảm bảo các yêu cầu, khung năng lực GDĐL, từ đó thiết kế quy trình chung và cụ thể cho từng chỉ báo năng lực, kết hợp linh hoạt các biện pháp trong những KHBD. Trong đó, năng lực GDĐL cần được xác định và mô tả một cách cụ thể thông qua hệ thống các tiêu chí, chỉ báo, chỉ số chất lượng hành vi có thể quan sát và đo lường được để làm cơ sở cho việc xác lập những mục tiêu phát triển năng lực của SV. Việc ghi nhận sự tiến bộ của người học được thực hiện trên ĐPTNL của họ. Quy trình phát triển năng lực GDĐL cần được thiết kế và tổ chức một cách khoa học và linh hoạt từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức phát triển năng lực cho đến đánh giá và cần được cải tiến thường xuyên. Trên cơ sở đó, các biện pháp phát triển năng lực GDĐL được kết hợp, vận dụng một cách đồng bộ trong quá trình đào tạo, phù hợp với điều kiện giảng dạy nhất định. Quá trình trên cần được cụ thể hóa trong những KHBD phát triển năng lực gắn với mỗi bài học trong từng học phần/mô-đun. Trong đó, mục tiêu phát triển năng lực GDĐL được thực hiện trong từng hoạt động học tập. Toàn bộ quá trình này được thực hiện trên quan điểm lấy SV là trung tâm, họ cần tham gia chủ động, tích cực vào quá trình rèn luyện, chịu trách nhiệm về sự tiến bộ của chính bản thân dưới vai trò hướng dẫn của GiV.

Kết quả TNSP đã chứng minh tính khả thi, hiệu quả của biện pháp và quy trình phát triển năng lực GDĐL thông qua sự tiến bộ rõ rệt ở các chỉ báo năng lực, sự tăng tiến của SV trên ĐPTNL, cũng nhưng đánh giá của SV về hiệu quả, tác động đối với sự tiến bộ của họ. Kết quả này chỉ ra rằng: để áp dụng hiệu quả quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL trong những điều kiện cụ thể cần có sự vận dụng linh hoạt. Trong đó, cần có những đánh giá chẩn đoán chính xác năng lực của SV ở thời điểm bắt đầu quá trình học tập và rèn luyện. Kế hoạch phát triển năng lực GDĐL cần được thiết kế chi tiết, kiểm soát chặt chẽ với hệ thống đánh giá bài bản, khoa học để có thể đo lường được sự tiến bộ của SV. Đánh giá quá trình phải được áp dụng thường xuyên để kịp thời hỗ trợ, thúc đẩy SV nỗ lực đạt được mục tiêu học tập và rèn luyện.

2. Khuyến nghị

Đối với Bộ GD&ĐT, cần xác định đúng đắn vai trò, vị trí của GDĐL và môn Địa lí ở nhà trường phổ thông để từ đó có những chỉ đạo mang tính định hướng trong việc thực thi chương trình GDPT môn Địa lí 2018. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức của GV trong các cơ sở giáo dục về ý nghĩ và tầm quan trọng của môn học và vai trò của họ đối với việc đảm bảo mục tiêu giáo dục. Các cấp quản lí cần tạo điều kiện và khuyến khích GV địa lí tích cực đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí