122
qua chuỗi hoạt động học nối tiếp nhau. GiV nên đưa ra một hoạt động để SV có thể áp dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng vừa được học. Sử dụng hệ thống câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu các kiến thức và kĩ năng mới của SV và quan sát để đảm bảo rằng SV sử dụng kiến thức, thông tin một cách phù hợp và chính xác. SV được khuyến khích thảo luận, tranh luận, cộng tác, sáng tạo trong tất cả hoạt động học tập. Các điểm cốt lõi của bài học cần được tóm tắt một cách rõ ràng và logic.
Phần kết thúc/đánh giá giúp GiV mục tiêu và các kết quả học tập mong đợi họ đặt ra đối với SV đạt được đến mức độ nào. GiV thực hiện điều này bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi hoặc các hoạt động thực hiện trong thời gian ngắn để SV có thể chứng minh được sự hiểu biết của các em. Phần này còn có chức năng là kết nối giữa bài học hiện tại với các bài học tiếp theo.
Đối với việc phát triển năng lực GDĐL, mỗi thành phần năng lực tương ứng với một hoặc một vài mô-đun bao gồm nhiều bài học nối tiếp nhau một cách hệ thống. Mỗi bài học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chung của mô-đun.
2.5.3. Các loại kế hoạch bài dạy trong phát triển năng lực giáo dục địa lí
Trong đào tạo theo định hướng phát triển năng lực nghề, dựa vào chức năng, mục tiêu và nội dung các bài dạy được chia thành: Bài dạy lí thuyết, bài dạy thực hành, bài dạy tích hợp lí thuyết và thực hành [104]. Chính vì thế, KHBD cho mỗi dạng bài có cách thức và cấu trúc khác nhau.
Bài dạy lí thuyết nhằm cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cho người học như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, quy trình…Các kĩ năng phát triển trong bài dạy lí thuyết thường là những kĩ năng trí tuệ. Cấu trúc một bài dạy lí thuyết cũng tương tự cấu trúc KHBD chung gồm: Mở đầu, hoạt động học tập, kết luận. Thiết kế phần mở đầu có thể sử dụng công thức G-L-O-S-S để tối ưu hóa hoạt động và hiệu quả. Trong đó, G (Get attention): thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia của SV; L (Link with experiences): Kết nối với kinh nghiệm người học đã có; O (Outcomes): Các kết quả mong đợi của bài học; S (Structure): Cấu trúc tổng thể của bài dạy và hoạt động; S (Stimulation): Kích thích động cơ học tập. Hoạt động học tập là một chuỗi các hoạt động nối tiếp của GiV và SV được chia thành các bước: chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo sản phẩm và đánh giá. Phần kết luận cần đảm bảo các yếu tố trong công thức O-F-F. Cụ thể, O (Outcomes): Các kết quả của bài dạy đạt đến mức độ nào so với mục tiêu đặt ra ban đầu; F (Feedback): Phản hồi của người dạy và người học; F (Future): Các bài học tiếp theo có liên quan với bài học vừa kết thúc.
Bài dạy thực hành còn được gọi là bài dạy kĩ năng. GiV cần hiểu rõ quy luật và các giai đoạn hình thành kĩ năng để thiết kế dạng bài này. Các bước thực hiện KHBD thực hành gồm: GiV cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết về kĩ năng, GiV trình diễn
mẫu/ quan sát mẫu, hướng dẫn thường xuyên (SV thực hành từ bước, thực hành có hướng dẫn, thực hành độc lập), phản hồi và hướng dẫn tự luyện tập. KHBD thực hành thường gồm các bộ phận: Mở đầu, hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc, hướng dẫn tự rèn luyện.
Bài dạy tích hợp là các bài dạy với mục tiêu hình thành năng lực thực hiện, trong đó lí thuyết và thực hành được lồng ghép, nhiệm vụ học tập gắn với tình huống hoặc dự án. Phần mở đầu/ giới thiệu của KHBD tích hợp cần trình bày mục tiêu, thông tin khái quát về nội dung học tập, những điểm then chốt, giới thiệu phương pháp học tập, tài nguyên và học liệu. Phần này giúp người học xác định được tầm quan trọng của kiến thức, kĩ năng đối với năng lực nghề nghiệp, thu hút sự chú ý của người học, khuyến khích động cơ học tập, tạo không khí cởi mở, hợp tác để bắt đầu bài học mới. Phần giải quyết vấn đề hướng dẫn SV rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực trong sự phối hợp với GiV. Các kĩ năng được tổ chức thông qua các bước: Tổ chức cho người học tìm hiểu kiến thức liên quan đến kĩ năng, hướng dẫn thao tác thực hiện, hướng dẫn luyện tập cho đến khi đạt được các tiêu chuẩn của kĩ năng. Phần kết luận củng cố kiến thức, kĩ năng, đánh giá phản hồi và hướng dẫn tự đánh giá kết quả luyện tập. Hướng dẫn tự học cung cấp những yêu cầu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện, tài nguyên và học liệu.
2.5.4. Một số kế hoạch bài dạy phát triển năng lực giáo dục địa lí
Dưới đây trình bày các KHBD cụ thể trong phát triển từng chỉ báo năng lực GDĐL theo ba loại KHBD: lí thuyết, thực hành và tích hợp (phụ lục 2.8).
Kế hoạch bài dạy lí thuyết: Bài 2. Hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục địa lí ở trường phổ thông (Học phần: Kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí).
Kế hoạch bài dạy thực hành: Bài 3. Thiết kế câu chuyện hình ảnh trong dạy học địa lí bằng các phần mềm biên tập video (Học phần: Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí).
Kế hoạch bài dạy tích hợp (lí thuyết và thực hành): Bài 5. Vận dụng PP&KT dạy học hợp tác nhóm trong dạy học địa lí (Phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông).
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Nghiên cứu quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí, trước hết phải xác định cấu trúc năng lực cần hình thành và phát triển. Điều này có tác dụng định hướng cho quá trình tổ chức rèn luyện và đánh giá năng lực nhằm đáp ứng các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Ba hợp phần: năng lực đặc thù địa lí, năng lực vận dụng tri thức KHGD vào GDĐL, năng lực bổ trợ, mỗi hợp phần gồm nhiều chỉ báo và được cụ thể hóa thành các chỉ số chất lượng hành vi tương ứng cấu trúc nên năng lực GDĐL của SV.
Phát triển năng lực GDDL cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và đáp ứng yêu cầu từ phía GiV, SV, chương trình và tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất – kĩ thuật. Trên cơ sở đó, các biện pháp phát triển năng lực GDĐL được thực hiện theo phương thức tích hợp kiến thức chuyên môn và PPDH địa lí; sử dụng và kết hợp các PP&KT dạy học phát triển năng lực; ứng dụng CNTT&TT; tổ chức học tập theo mô hình trải nghiệm; đổi mới kiểm tra, đánh giá được vận hành trong quy trình gồm 3 giai đoạn với những bước cụ thể gồm: i) Xây dựng kế hoạch (xác định mục tiêu, lựa chọn phương thức, thiết kế chuỗi hoạt động và dự kiến phương án đánh giá); ii) Tổ chức phát triển năng lực (cung cấp định hướng và chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức hoạt động học tập, báo cáo kết quả); iii) Đánh giá và tiến quy trình, biện pháp (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, cải tiến quy trình, biện pháp). Các giai đoạn trong quy trình này được kết nối chặt chẽ, vận hành linh hoạt trong những điều kiện giảng dạy khác nhau.
Trên cơ sở nguyên tắc và yêu cầu, quy trình và các biện pháp phát triển năng lực GDĐL được cụ thể kế hoạch phát triển từng chỉ báo năng lực GDĐL và thực thi thông qua hệ thống các KHBD bao gồm bài dạy lí thuyết, bài dạy thực hành và bài dạy tích hợp lí thuyết và thực hành. KHBD phát triển năng lực GDĐL được thiết kế theo mô hình lập kế hoạch – thực hiện – đánh giá, trong đó nhấn mạnh chuỗi hoạt động học của SV để tự phát triển năng lực dưới vai trò hướng dẫn của GiV.
CHƯƠNG 3.
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của TNSP là kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của quy trình và các biện pháp được áp dụng đối với việc phát triển một số chỉ báo năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí trong những bối cảnh cụ thể. Kết quả TNSP trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: 1) SV thể hiện sự tiến bộ đến mức độ nào ở từng chỉ báo năng lực GDĐL sau thực nghiệm so với trước đó. 2) Các biện pháp và quy trình tác động như thế nào đến việc hình thành và phát triển các chỉ báo năng lực GDĐL cho SV? Bên cạnh đó, kết quả thu được từ thực tế giảng dạy và giáo dục sẽ góp phần làm sáng tỏ những luận điểm đã được phân tích trong luận án.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
Xác định đối tượng, địa bàn thực nghiệm
Lựa chọn nội dung tiến hành thực nghiệm
Thiết kế các công cụ đo lường, đánh giá trước và sau thực nghiệm
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm
Đánh giá trước thực nghiệm về từng chỉ báo năng lực GDĐL
Tổ chức phát triển một số chỉ báo năng lực GDĐL cho đối tượng TNSP
Tổng hợp dữ liệu thực nghiệm và phân tích, đánh giá kết quả
Kết luận từ kết quả thu được sau thực nghiệm
3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan dựa trên mục đích thực nghiệm, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, giới hạn của đề tài về nội dung, không gian và giai đoạn tác động của việc hình thành và phát triển năng lực GDĐL.
Nội dung thực nghiệm phải đảm bảo tính logic của nghiên cứu. Lựa chọn quy trình và một số biện pháp phát triển năng lực GDĐL được đề xuất trong chương 2 của luận án để thực nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, thể thể hiện ở việc thiết kế và tổ chức thực nghiệm dựa trên lí thuyết của phương pháp TNSP trong nghiên cứu về KHGD; tuân thủ nguyên tắc, quy trình, áp dụng các PPDH và giáo dục đối với đối tượng SV sư phạm địa lí.
Kết quả và công cụ xử lí kết quả phải đảm bảo độ chính xác và đáng tin cậy. Nguyên tắc này thể hiện ở việc lựa chọn công cụ thu thập, xử lí dữ liệu. Bên cạnh đó, kết quả phải phản ánh trung thực dữ liệu thu thập được từ thực tế nghiên cứu, không điều chỉnh, tác động theo chủ quan người nghiên cứu.
3.2. Phương pháp thực nghiệm
3.2.1. Thiết kế thực nghiệm
Trong nghiên cứu thực nghiệm tác động có 5 dạng thiết kế [74], căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, đối tượng thực nghiệm luận án lựa chọn loại hình: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. Trước khi tiến hành áp dụng các biện pháp tác động, tiến hành kiểm tra nhóm đối tượng về từng chỉ báo năng lực GDĐL cần đánh giá, sau đó tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch đã thiết kế. Kết thúc thực nghiệm, người nghiên cứu kiểm tra lần 2 để đánh giá kết quả đạt được. Kết quả này được tính thông qua việc so sánh các bài kiểm tra sau so với trước thực nghiệm để kết luận về mức độ phát triển năng lực GDĐL của nhóm đối tượng dưới tác động của các biện pháp được áp dụng.
3.2.2. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
Địa bàn tiến hành thực nghiệm: Các cơ sở đào tạo SV sư phạm địa lí bậc đại học thuộc ĐNB&ĐBSCL; thực nghiệm tại 2 cơ sở: 1) Khoa Địa lí – Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2) Bộ môn Địa lí – Khoa Sư phạm – Đại học An Giang.
Thời gian tiến hành thực nghiệm: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021. Trong đó, thời gian thực nghiệm từng chỉ báo năng lực GDĐL gắn với thời gian tổ chức các học phần, trung bình là 1 kì học kéo dài 4 tháng.
Về đối tượng tiến hành thực nghiệm: SV năm thứ ba và năm thứ tư ngành sư phạm địa lí tham gia học các học phần thuộc khối kiến thức nghề nghiệp chuyên ngành (PPDH bộ môn Địa lí).
Nội dung thực nghiệm: Quy trình và biện pháp phát triển các chỉ báo năng lực GDĐL gồm: Vận dụng PP&KT dạy học địa lí, Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí ở, Đánh giá trong GDĐL, Thiết kế KHBD trong GDĐL (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Thông tin chi tiết về đối tượng và các năng lực GDĐL thực nghiệm
Số lượng SV phân theo đơn vị thực nghiệm | |||
Khoa Địa lí – Trường ĐH Sư phạm TP. HCM | Bộ môn Địa lí – Khoa Sư phạm – ĐH An Giang. | Tổng | |
Vận dụng PP&KT dạy học địa lí | 43 (Khóa 43) | 28 (Khóa 18) | 71 |
Thiết kế KHBD trong GDĐL | 43 (Khóa 43) | 24 (Khóa 19) | 67 |
Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí ở trường phổ thông | 22 (Khóa 44) | 22 | |
Đánh giá trong GDĐL | 16 (Khóa 20) | 16 | |
Tổng | 176 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Phương Pháp Nghiên Cứu Bài Học (Lesson Study)
- Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Địa Lí Trong Phát Triển Năng Lực Giáo Dục Địa Lí
- Tổ Chức Học Tập Trải Nghiệm Để Phát Triển Năng Lực Giáo Dục Địa Lí
- Kết Quả Thực Nghiệm Chỉ Báo Năng Lực Vận Dụng Phương Pháp Và Kĩ Thuật Dạy Học Địa Lí
- Thống Kê Kết Quả Chỉ Báo Năng Lực Đánh Giá Trong Gdđl Trước Và Sau Thực Nghiệm (Đh An Giang)
- Kết Quả Khảo Sát Sinh Viên Sau Thực Nghiệm (Đánh Giá Định Tính)
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
3.2.3. Đo lường và thu thập dữ liệu thực nghiệm
Về thang đo, đối với tiêu chí đánh giá các thành phần năng lực GDĐL sử dụng thang phân loại của Bloom lĩnh vực kĩ năng bao gồm 5 cấp độ từ thấp đến cao: Phỏng
theo – thao tác (làm theo chỉ dẫn) – Nâng cao mức độ chính xác – khớp nối (kết nối, tích hợp các kĩ năng liên quan) – Tự động hóa (tự động, trở thành chuyên gia). Thang phân loại này được các nhà giáo dục trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề sử dụng [23].
Sử dụng thang đo đánh giá (Rating Scales) để xây dựng các mức độ của các nhận định trong các bảng hỏi, cụ thể là thang Likert 5 mức độ. Ví dụ, Rất không đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý, hoàn toàn đồng ý/ Không thực hiện, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên. Ngoài ra, bảng hỏi sử dụng bảng liệt kê (checklists – một dạng thang đo với một chuỗi hồi đáp [35]) để thiết kế một số câu hỏi.
Dữ liệu được thu thập từ các bài kiểm tra năng lực trước và sau thực nghiệm đối với từng chỉ báo năng lực GDĐL và khảo sát SV sau thực nghiệm bằng bảng hỏi.
Các bài kiểm tra năng lực bao gồm các bài kiểm tra viết (tự luận và trắc nghiệm) và các bài kiểm tra thực hành. Các bài kiểm tra này được xây dựng dựa trên cùng một bộ tiêu chí đánh giá, thang đo, thang điểm tương ứng với từng chỉ báo năng lực. NCS thiết kế bài kiểm tra để đo từng chỉ số hành vi trong từng chỉ báo của mỗi thành phần năng lực GDĐL. Đối với các bài kiểm tra viết, bộ câu hỏi được triển khai dựa trên ma trận đề kiểm tra theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng của phân loại Bloom lĩnh vực nhận thức (các phụ lục 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5).
Tiêu chí đánh giá các chỉ báo năng lực GDĐL dùng để đo lường sự tiến bộ của đối tượng thực nghiệm. Tiêu chí được xây dựng dựa trên mô tả chi tiết về chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực. Mỗi chỉ số chất lượng hành vi được mô tả thành 5 mức độ theo thang Bloom kĩ năng. Các tiêu chí đánh giá này được trình bày dưới hình thức là các Rubrik đánh giá (phụ lục 3.6, 3.7, 3.8, 3.9).
Bảng hỏi được xây dựng nhằm mục đích thu thập đánh giá, phản hồi của SV về quy trình và biện pháp phát triển các chỉ báo năng lực. Đồng thời, SV sẽ tự đánh giá sự tiến bộ về năng lực GDĐL của bản thân sau thực nghiệm. Nội dung các câu hỏi được thiết kế dựa trên quy trình và biện pháp được đề xuất trong kế hoạch thực nghiệm và cấu trúc của từng thành phần năng lực (phụ lục 3.19 và 3.21).
3.2.4. Phân tích dữ liệu
3.2.4.1. Thống kê kết quả điểm số và khảo sát
Điểm số các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm của SV ở bốn chỉ báo năng lực GDĐL được thống kê dựa trên tiêu chí đánh giá từng chỉ báo năng lực theo thang điểm 100. Sau quá trình TNSP, tác giả thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá của SV về quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL. Điểm thống kê các câu hỏi được tính dựa trên thang 5 điểm.
3.2.4.2. Mô tả dữ liệu thống kê
Dữ liệu được mô tả thông qua độ tập trung và độ phân tán. Độ tập trung thể hiện qua các tham số: Trung vị (Median) và giá trị trung bình (Mean); độ phân tán thể hiện qua tham số thống kê là độ lệch chuẩn (SD). Mục đích sử dụng để tính các tham số này như sau:
Trung vị (Median - Med) xác định giá trị trung tâm của phân phối điểm số các bài kiểm tra thực nghiệm, kết hợp với giá trị trung bình để đánh giá chính xác hơn mức độ phân tán của dữ liệu điểm số.
Trung bình cộng (Arithmetic mean) xác định giá trị trung bình cộng (đơn giản) của điểm số các bài kiểm tra hoặc mức độ của các lựa chọn trong bảng hỏi.
Độ lệch chuẩn S: tham số đo mức độ phân tán kết quả điểm số của SV quanh giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn càng nhỏ chứng tỏ mức độ phân tán kết quả quanh giá trị trung bình càng ít và ngược lại.
3.2.4.3. So sánh dữ liệu thống kê
Kiểm định mối liên hệ giữa các biến quan sát để trả lời cho các câu hỏi trong nghiên cứu thực nghiệm:
- Có sự khác nhau/ thay đổi giữa kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm hay không? Sự khác biệt đó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không? Kết quả sau thực nghiệm liệu có luôn luôn cao hơn kết quả trước đó hay không? Kết quả chứng minh sự tiến bộ về từng biểu hiện của các chỉ báo năng lực GDĐL như thế nào?
- Quy trình và biện pháp áp dụng tác động như thế nào đến việc hình thành và phát triển năng lực GDĐL của SV?
Để trả lời cho các câu hỏi trên, nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn phép kiểm định Paired-sample T-Test: So sánh giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt có đặc điểm là mỗi phần tử quan sát trong tổng thể này có sự tương đồng theo cặp với một phần tử ở tổng thể bên kia [54]. So sánh điểm số từng biểu hiện cụ thể của chỉ báo năng lực trước và sau thực nghiệm. Mỗi biểu hiện của chỉ báo năng lực có 2 giá trị: điểm số trung bình trước thực nghiệm và điểm số trung bình sau thực nghiệm để so sánh.
Bảng 3.2. Giả thuyết và mức độ ý nghĩa trong kiếm định Paired-sample T-Test
Diễn giải | Mức ý nghĩa chấp nhận (Căn cứ giá trị Sig.) | Độ tin cậy | |
H0 | Không có sự khác nhau về điểm trung bình giữa kiểm tra trước và sau tác động | Sig. > 0.05 Chấp nhận H0 | 95% |
H1 | Có sự khác nhau về điểm trung bình giữa kiểm tra trước tác động và sau tác động | Sig. < 0.05 Chấp nhận H1 | 95% |
3.3. Tiến trình tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Đánh giá trước thực nghiệm
Đánh giá trước thực nghiệm nhằm mục đích kiểm tra mức độ đạt được các tiêu chí của mỗi thành phần năng lực GDĐL của SV ở thời điểm bắt đầu các biện pháp và quy trình tác động. Kết quả của đánh giá này làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển từng thành phần năng lực và là căn cứ để đánh giá mức độ tiến bộ của SV cũng như hiệu quả của biện pháp và quy trình áp dụng.
Đánh giá trước thực nghiệm áp dụng cho từng chỉ báo năng lực GDĐL một cách độc lập tương đối vào thời điểm bắt đầu hình thành và phát triển cho SV năng lực đó. SV được đánh giá thông qua hai hình thức kiểm tra năng lực gồm: Bài kiểm tra viết (tự luận và trắc nghiệm) để kiểm tra kiến thức, kĩ năng về mặt nhận thức đối với thành phần năng lực nào đó; Bài kiểm tra thực hành việc vận dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống, bài tập hoặc bối cảnh dạy học giả định. Tùy thuộc vào đặc trưng của thành phần năng lực mà quyết định sử dụng hình thức kiểm tra nào cho phù hợp.
Kết quả điểm số của các bài kiểm tra trước thực nghiệm được tổng hợp để có đánh giá tổng thể về năng lực ban đầu của SV. Dựa vào ĐPTNL xếp hạng, phân loại các nhóm SV theo trình độ để từ đó có những tác động phù hợp.
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm từng thành tố năng lực GDĐL gắn với các học phần liên quan ở các giai đoạn khác nhau của quá trình đào tạo. Các thực nghiệm được tiến hành tối thiểu trong 1 học kì kéo dài 4 tháng để có thể đo lường được sự tiến bộ về năng lực của SV.
Vận dụng quy trình và các biện pháp phát triển năng lực GDĐL nói chung và từng chỉ báo năng lực nói riêng phù hợp với đối tượng thực nghiệm. Tùy thuộc vào địa bàn, điều kiện và đặc điểm đối tượng, GiV thực nghiệm, mà quy trình, biện pháp được điều chỉnh sao cho phù hợp trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc chung.
Trước khi bắt đầu thực nghiệm SV được giới thiệu một cách đầy đủ về: mục đích, kế hoạch thực nghiệm gắn với tiến trình của học phần, cụ thể:
- Mục đích thực nghiệm được GiV giải thích để SV hiểu và phối hợp cũng như chuẩn bị tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu. Đây là một thao tác rất quan trọng bởi người học sẽ có động cơ khi họ thấy được ý nghĩa của những công việc GiV tiến hành với sự phát triển của cá nhân họ.
- Kế hoạch thực nghiệm là một bản mô tả chi tiết nội dung và tiến trình thực nghiệm bao gồm những công việc, nhiệm vụ, sản phẩm mà người học cần hoàn thành trong từng giai đoạn, cũng như phương pháp học tập và giảng dạy. Kế hoạch thực