Kế Hoạch Phát Triển Và Thích Ứng Với Bđkh

huyện Phú Lộc. Đi qua cầu Tư Hiền (ở Km93+277)- Cầu đã được xây dựng BTCT tải trọng HL93, khổ B=12m, đi tiếp vòng phía Bắc núi Vĩnh Phong xã Lộc Bình, đến xã Lộc Trì đi sát chân đèo Phước Tượng, vượt đường sắt Bắc Nam và nối vào Quốc lộ 1A.

Hình 2 1 Sơ đồ tuyến QL49B b Đặc điểm địa hình địa chất địa chất 1

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến QL49B


b. Đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất thủy văn

Đặc điểm địa hình vùng tuyến QL49B, đoạn Thuận An – Tư Hiền – Quốc lộ 1A có thể chia làm 2 đoạn đặc trưng như sau:

- Đoạn từ Thuận An đến cầu Tư Hiền thuộc dạng địa hình đồi cát thấp ven biển và đồng bằng dọc phá Tam Giang. Địa hình đoạn này tương đối bằng phẳng, đi qua vùng dân cư, ruộng lúa và vùng đồi cát thấp của huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc.

- Đoạn từ Cầu Tư Hiền đi Quốc Lộ 1A thuộc dạng địa hình miền núi, với độ dốc sườn tương đối lớn, đường cũ với nhiều đèo dốc quanh co.

Điều kiện địa mạo khu vực xây dựng tuyến tồn tại chủ yếu ở 3 dạng sau:

- Dạng chi phối toàn bộ khu vực có đường 49B chạy qua có cấu trúc địa chất chủ yếu được cấu tạo bởi các lớp đất có nguồn gốc bồi tích biển như cát hạt nhỏ, cát hạt vừa, sét pha,....

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

- Dạng bào mòn xâm thực tập trung chủ yếu tại các lòng khe, suối, sườn đồi, sườn núi. Đất đá tồn tại ở dạng địa mạo này chủ yếu là: Cát, cuội, sỏi sạn, sét, đá tảng, đá phong hóa,...

- Dạng lắng đọng trầm tích tập trung chủ yếu ở các ruộng vườn và hai bên bờ các sông suối. Đất đá tồn tại ở dạng địa mạo này chủ yếu là: Sét, sét cát, sét lẫn dăm sạn,...

- Dạng vừa lắng đọng trầm tích, vừa bào mòn xâm thực. Đất đá tồn tại ở dạng địa mạo này chủ yếu là: Sét, sét cát, sét lẫn dăm sạn, cát...

Điều kiện địa chất khu vực quốc lộ 49B như sau:

Chi phối toàn bộ khu vực có đường 49B chạy qua bắt gặp chủ yếu là cát hạt mịn đến thô vừa, thành tạo ở thời Holocen thượng (a,mvQ3IV). Với đặc điểm thạch học của vùng như vậy cho thấy khả năng chịu tải khá tốt, ổn định đối với các công trình giao thông. Một số đoạn cuối tuyến có lớp đất nền trên mặt khả năng chịu tải hơn kém, có thể xữ lý bằng đào thay bằng đất cát có sẳn trong khu vực. Tuy nhiên một số sườn đồi có thành phần thạch học chứa nhiều bột kết cần có kè chắn để ngăn ngừa sự trượt.

Điều kiện địa chất thủy văn khu vực quốc lộ 49B như sau:

Khu vực xây dựng tuyến đường có 2 nguồn nước chính là nước trên bề mặt và nước dưới đất.

- Nước trên bề mặt: Bao gồm nước ở sông, suối, ao, hồ, nước trên đồng ruộng, nước ở giếng. Lưu lượng phụ thuộc vào điều kiện khí tượng thủy văn. Mùa mưa lưu lượng nước lớn, mùa khô lưu lượng nhỏ. Nguồn cung cấp của nước mặt chủ yếu là nước mưa.

- Nước dưới đất: Nhìn chung nước dưới đất khu vực này nghèo, chủ yếu tập trung ở lớp đất bở rời, nứt nẻ, chiều dày lớp nhỏ, diện phân bố hẹp, khả năng chứa nước kém.


c. Đặc điểm khí hậu

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu

chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Mùa mưa trùng với mùa bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình lớn từ 2500 - 2700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít lượng nước bốc hơi lớn gây nên hạn hán, nước mặn đe dọa.

(i) Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình năm 25.20C

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 41.30C

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 8.80C

(ii) Lượng mưa

- Lượng mưa trung bình hằng năm: 3361.1mm

- Lượng mưa tháng lớn nhất: 998.4mm

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9-12, lớn nhất vào tháng 10

(iii) Gió:

Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió chủ yếu là gió Đông Bắc. Từ tháng 6-:-9 gió chủ yếu là gió Tây Nam.

Vận tốc gió trung bình khoảng 1.8m/s. Tốc độ gió mạnh nhất thường do bão, lốc xoáy gây ra có khi đạt trên 20m/s (thường xuất hiện vào tháng 5-6).

(iv) Độ ẩm không khí

- Độ ẩm không khí trung bình năm > 85%.

- Độ ẩm không khí cao nhất trung bình năm 88.3%.

- Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình 85.8%.

Nguồn: Báo cáo lập dự án đầu tư mở rộng QL49B


d. Chế độ thủy văn – hải văn

(i) Đặc điểm thủy văn toàn khu vực:

Vùng dự án mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm có xu thế tăng dần theo độ cao, từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam. Vùng núi thuộc sườn phía Tây Trường Sơn có lượng mưa hàng năm đạt tới 3500-3600 mm, tâm mưa lớn của vùng là hai huyện A Lưới và Nam Đông.

Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII, lượng mưa trong mùa này chiếm tới 70-75% lượng mưa của cả năm. Các tháng II, III, IV có lượng mưa ít nhất trong năm.

Do ảnh hưởng của địa hình và vị trí của lưu vực A Lưới, trong các tháng IV, V thường có những trận mưa lớn gây lũ gọi là lũ tiểu mãn. Do có lượng mưa năm phong phú nên chế độ dòng chảy trong sông suối cũng rất dồi dào. Môduyn dòng chảy năm ở các lưu vực trong khu vực đạt tới 80-85 l/s.km2.

Lưu vực có độ dốc lớn, lượng mưa một ngày trong khu vực đo được vào loại lớn nhất Việt Nam, nên lũ xảy ra ở các lưu vực trong khu vực đặc biệt là các lưu vực ở thượng nguồn sông thường diễn ra rất nhanh, tập trung, có cường độ lớn.

(ii) Đặc điểm thủy văn vùng tuyến đi qua:

Từ đặc điểm địa hình và thủy văn toàn khu vực đã phân tích thấy rỏ thủy văn khu vực tuyến đi qua như sau:

- Đoạn từ Thuận An – Tư Hiền : Tuyến đi ven đầm phá Tam Giang, có chế độ thủy văn chịu dềnh trực tiếp lũ phá Tam Giang, lũ lịch sử năm 1999 ngập trung bình 3m

- Đoạn từ Cầu Tư Hiền – Quốc Lộ 1A: Tuyến đi qua vùng đồi sườn thoải, lượng nước dọc tuyến ở đây từ sườn đồi và nước trên thượng nguồn chãy xuống tạo thành các khe suối, mùa mưa và các trận mưa rào ở thượng nguồn lưu lượng nước chảy qua mặt cắt tương đối lớn. Mùa nắng các suối nước chảy rất ít. Hướng tuyến đi ven sườn đồi cao nên hầu hết không bị ngập lũ hàng năm.

2.2.2. Hiện trạng tuyến đường

- Km0-Km12: Mặt đường bê tông nhựa chất lượng trung bình, tuy nhiên trên tuyến mặt đường rải rác nhiều đoạn bị rạn nứt chân chim cần khắc phục. Nền đường các đoạn bị hỏng đã được khắc phục tốt. Công tác thoát nước dọc, ngang có thực hiện nhưng rất hạn chế và không đồng bộ.

- Km12-Km13+200: Nền mặt đường và 2 cầu trên tuyến tốt.

- Km13+200-Km15: Nền, mặt đường bê tông nhựa tốt.

- Km15-Km19: Mặt đuờng bê tông nhựa đã bị xuống cấp, mặt đường bị rạn nứt chân chim nhiều đoạn. Lề đường gia cố bị bong bật khá nhiều nằm nằm rải rác cần quan tâm khắc phục nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

- Km19-Km40: Mặt đường bê tông nhựa tương đối tốt. Lề đường các đoạn hư hỏng đã được khắc phụ tương đối tốt, tuy nhiên nhiều đoạn lề đường cỏ và cát tràn lên mặt đường. Đoạn Km19+500, lề đường sau lụt đã bị sạt lỡ khá nhiều.

- Km40-Km48+400: mới được đưa vào sử dụng tuy nhiên mặt đường đã bị xuống cấp tại một vài đoạn, mặt đường đọng nước thường xuyên lúc trời mưa. Đường đầu cầu Thảo Long bị lún.

- Km53+400-Km61: Mặt đường nhựa tương đối tốt mặc dù trên tuyến vẫn còn đoạn mặt đường bị lồi lòm cục bộ, công tác đắp đất phụ lề có thực hiện nhưng rất hạn chế.

- Km61-Km91: Mặt đường láng nhựa tương đối tốt, đoạn Km86-Km87, Km90-Km91 mặt đường đã xuống cấp nhiều, phát sinh các ổ gà lớn gây mất an toàn giao thông.

-Km91-Km93: Nền mặt đường mới được nâng cấp tốt.

-Km93-Km104+800: mặt đường láng nhựa trung bình, nhiều đoạn mặt đường phát sinh nhiều ổ gà sau lũ lụt. Công tác nạo vét rãnh dọc thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên nhiều đoạn cần đào xử lý triệt để hơn nhằm phát huy hiệu quả lâu dài.

2.2.3. Kế hoạch phát triển và thích ứng với BĐKH

a. Kế hoạch phát triển

Thực hiện Kết luận 48 – KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về Xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2020; Quyết định 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy ho ạch tổng thể phát triển KTXH Thừa Thiên Huế đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI thì mục tiêu phát triển của Thừa Thiên Huế là: “Tập trung tối đa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo chuyển biến căn bản diện mạo đô thị Huế và các đô thị vệ tinh. Duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý với yêu cầu chất lượng cao; bảo đảm các chính sách an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh; phát triển mạnh các lĩnh

vực văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xứng tầm là trung tâm của cả nước; tạo bước đột phá trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

b. Kế hoạch thích ứng

Tại Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Khóa XIV đã kết luận, đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với các nội dung chính như sau:

- Xây dựng và phát triển năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai. Hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo về khí thượng thủy văn.

- Xây dựng và phát triển năng lực chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai phù hợp với điều kiện các vùng, địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực chống, chịu của kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và cộng đồng.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải.

- Đẩy mạnh các hoạt động giảm nhẹ khí nhà kính, hạn chế khai thác quá mức các bể hấp thu khí nhà kính và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

2.3. Đường Hồ Chí Minh

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1. Vị trí địa lý

Đường Hồ Chí Minh là một công trình giao thông quan trọng của quốc gia đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình.

Tuyến chính của Đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua các địa điểm và địa phương sau: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Bắc Kạn, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km124+500 Quốc lộ 2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây,Hòa Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm

Kho, Ngọc Lặc, Lâm La, Thị xã Thái Hòa, Tân Kỳ, Khe Cò, Phố Châu, Vũ Quang, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hòa Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, thành phố PleiKu, thành phố Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mỹ An, thành phố Cao Lãnh, cầu Cao lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.

Tuyến phía Tây sẽ đi qua các địa điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, Chà Lỳ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Tà Rụt, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, cầu Thạnh Mỹ.

Hình 2 2 Sơ đồ tuyến đường Hồ Chí Minh 2 3 1 2 Đặc điểm địa hình địa 2

Hình 2.2. Sơ đồ tuyến đường Hồ Chí Minh

2.3.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất

1. Đặc điểm địa hình

Khu vực đồi núi Hòa Bình - Thanh Hóa

Thuộc chân núi và cao nguyên của vùng Tây Bắc, là bộ phận chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống đồng bằng duyên hải nên địa hình mang tính chất đồi núi thấp

cao trung bình 500m. cấu tạo chủ yếu là đá vôi, sa diệp thạch và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới sông ngòi. Có đỉnh núi quan trọng là Pu Pha Luông ( 1884m ).

Xuống phía nam sông Chu địa hình có phần cao hơn và thấp dần từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là Pu Hoat 2452m và cấu tạo chủ yếu là granit và griolit.

Khu vực Trường Sơn Bắc

Kéo dài từ phía nam sông Cả đến đèo Hải Vân, địa hình khá đơn giản: núi tập trung ở phía tây và thấp dần về phía đông. Dãy núi này chạy dọc theo biên giới Việt

– Lào, vừa là đường biên giới vừa là đường phân thủy của Việt Nam và Lào.

Trường Sơn Bắc là dãy núi chạy tương đối liên tục, sống núi rò, 2 sườn không đối xứng: phía đông dốc, phía tây thoải làm cho đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.

Từ sông Cả đến đèo Mụ Giạ: Khởi đầu là dải Pu Lai Leng (2711m) và kết thúc ở đèo Keo Nưa. Phía nam đèo Keo Nưa địa hình cao hẳn lên, đó là dãy Rào Cỏ (2335m). Phía nam Rào Cỏ có dãy núi chạy ngang ra biển đó là dãy Hoành Sơn (1044m), là dãy núi ngăn cách hai đồng bằng Hà Tĩnh và Bình - Trị - Thiên ở phía nam. Phía nam Hoành Sơn là dãy Phu Cô Pi (2017m) và kết thúc ở đèo Mụ Giạ.

Khu vực miền đồi núi Trường Sơn Nam

Chịu tác động mạnh mẽ của cổ kiến tạo lẫn tân kiến tạo nên địa hình ở đây khá phức tạp. Nhìn chung phát triển xung quanh khối nhô Kon Tum được hình thành vào thời kì Cổ Sinh và ngày nay chưa thật sự ổn định. Tân kiến tạo với những pha nâng, sụp với cường độ và thời gian khác nhau đã hình thành nên tính chất phân bậc của địa hình Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ kèm theo đó là phun trào bazan ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hình thành các cao nguyên bazan dạng khung mai rùa khá bằng phẳng và màu mỡ như cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk, Di Linh - Bảo Lộc và Mơ Nông.

2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu

- Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ (B4):

Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế với cao độ địa lý phổ biến từ dưới 100m đến 1000m ở phía dãy Trường Sơn.Vùng khí hậu B4 mùa đông ít lạnh, mùa hè nóng do nhiều gió tây khô nóng. Bão và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động muộn nên mùa mưa muộn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022