Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Thực trạng đảm bảo mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học

sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 38

Bảng 2.2. Thực trạng nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 40

Bảng 2.3. Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả học tập của học

sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 42

Bảng 2.4. Thực trạng hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 44

Bảng 2.5. Thực trạng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 45

Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn về tầm quan trọng của phát triển năng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên 47

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông,

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 2

tỉnh Bắc Kạn 49

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh

Bắc Kạn 51

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông,

tỉnh Bắc Kạn 53

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT

Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 55

Bảng 2.11. Thực trạng trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên

trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 57

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT

Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn 78

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ

Thông, tỉnh Bắc Kạn 79

vi

Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp 80



MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, thế giới luôn vận động không ngừng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, mọi lĩnh vực đều đạt được những thành tựu vượt bậc. Để có được những thành tựu đó cần có nguồn lực thúc đẩy, mà nguồn lực quan trọng nhất chính là con người. Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nguồn nhân lực lớn nhất, quý báu nhất của Đảng ta là tiềm lực con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ”. Chính vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới là phải “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước [27].

Nghị quyết 29-NQ/TW xác định mục tiêu đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn... [1]. Để đạt được mục tiêu đó cần có nhiều giải pháp, cùng với sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, các ngành, các cấp mà trực tiếp là ngành giáo dục. Trong các nhóm giải pháp, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo là giải pháp liên quan trực tiếp đến các cơ sở giáo dục, đội ngũ quản lý và giáo viên. Để có người trò tốt cần có người thầy giỏi, do đó để thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết cần có sự chủ động chuẩn bị về "người thầy".

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông đòi hỏi những yêu cầu nâng cao về năng lực của người giáo viên: năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp, năng lực sư phạm. Đội ngũ giáo viên hiện nay đã đạt chuẩn về trình độ, giáo viên giảng dạy trung học phổ thông có trình độ đại học trở lên,

thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhưng chưa thật đồng bộ về chất lượng, độ tuổi, kinh nghiệm, còn nhiều lúng túng trước những thay đổi. Trong sự phát triển của khoa học công nghệ, phương tiện truyền thông, mở rộng giao lưu, sự đa chiều,... học sinh đã chuyển từ tiếp thu thụ động sang lĩnh hội độc lập, chủ động, sáng tạo. Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực, sự đổi mới của phương pháp dạy học đòi hỏi "người thầy" cần đổi mới, vận động theo guồng quay đó.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn sau hơn 20 năm tái lập tỉnh (từ 1997 đến nay) luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự chung tay của các tầng lớp nhân dân, cùng với sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn tỉnh. Từ chỗ còn thiếu lớp học, thiếu giáo viên, chất lượng giáo dục thấp... Hiện nay cùng với những thành tựu chung trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ngành giáo dục Bắc Kạn cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, đáp ứng đủ nhu cầu học tập cho con em nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ giáo viên trên địa bàn cơ bản đã đủ về số lượng, được đào tạo căn bản, tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Bên cạnh những mặt tích cực, ngành giáo dục Bắc Kạn còn nhiều vấn đề cần khắc phục về đội ngũ. Đội ngũ giáo viên được đào tạo ở nhiều cơ sở khác nhau, theo các loại hình không giống nhau (chính quy, tại chức, cử tuyển, liên thông...), nên có sự chênh lệch nhất định về trình độ, chưa đều về tay nghề, việc vận dụng phương pháp giảng dạy chưa có sự thống nhất, chưa có sự tích hợp liên môn... Một số giáo viên còn non tay nghề, việc vận dụng phương pháp chưa linh hoạt, khả năng khai thác, truyền thụ kiến thức chưa đáp ứng mục tiêu đề ra. Cần có những sự thay đổi theo hướng tích cực, để cải thiện chất lượng đội ngũ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục địa phương. Trong đó, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên

là một trong những ưu tiên cần được quan tâm đặc biệt, là yêu cầu khách quan của sự phát triển giáo dục, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Từ những phân tích lý luận và thực tiễn trên, với kinh nghiệm gần 10 năm làm công tác quản lý trường học tại trường THPT Phủ Thông, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn Thạc sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông.

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông tỉnh Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, trước những thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông, những đổi mới của giáo dục thì năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đáp ứng yêu cầu khách quan, công bằng, chính xác theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Việc quản lý phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo nên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Do đó, cần có những biện pháp hiệu quả để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới giáo dục như nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý

và giáo viên; xây dựng kế hoạch; phát huy vai trò của tổ chuyên môn; xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lí phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông với chủ thể quản lý là cán bộ quản lý cấp trường..

- Khảo sát thực trạng năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trong 5 năm học gần nhất (từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018).

- Khảo sát 47 cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lí luận, văn bản có liên quan đến vấn đề phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, như nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng… nhằm xây dựng khung lí thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT thu thập thông tin cho nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp đàm thoại

Trao đổi với giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý làm rõ, bổ sung thêm thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.

7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Xây dựng các bảng hỏi để lấy thông tin từ cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng đề tài.

7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu về cả mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài.

7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tìm hiểu, tổng kết những kinh nghiệm của các nhà khoa học nghiên cứu về hoạt động đánh giá, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập để phục vụ cho nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT.

Chương 2. Thực trạng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3. Biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN‌

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, công tác bồi dưỡng phát triển năng lực của đội ngũ giáo viên đã được nghiên cứu với những khía cạnh khác nhau, tập trung vào các vấn đề chính là đối tượng giáo viên cần được bồi dưỡng; mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng.

Về đối tượng giáo viên cần được bồi dưỡng, Chang, Downes cho rằng giáo viên tất cả các cấp học được phân loại đối tượng theo thâm niên công tác; phân loại theo môn học và cấp học giảng dạy; phân loại theo nhu cầu: bồi dưỡng cơ bản, bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng giáo viên có năng lực trình độ hạn chế và bồi dưỡng giáo viên giỏi,… [47].

Về mục tiêu bồi dưỡng, Chang, Downes, Gabršček và Roeders chỉ rõ, giáo viên cần được bồi dưỡng để nâng cao thành tích học tập của học sinh, phát triển các năng lực của học sinh. Giáo viên được huấn luyện để xác định rõ ràng các mục tiêu dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụng các nguồn tư liệu dạy học khác nhau, hỗ trợ học sinh khám phá bài học tùy thuộc vào đặc điểm học tập cá nhân của từng học sinh [47], [49].

Nội dung bồi dưỡng được xác định là: Bồi dưỡng mở rộng, cập nhật kiến thức chuyên môn môn học, các phương pháp, kĩ thuật dạy học, quản lý lớp học, năng lực lãnh đạo dạy học, quản lý thời gian có hiệu quả. Calhoun cho rằng nội dung quản lý thời gian có hiệu quả bao gồm: đặt mục tiêu, xác định mục tiêu ưu tiên, lập danh sách công việc và phân bổ thời gian thực hiện, tổ chức, sắp xếp nơi làm việc; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế [46]. Greenberg, Putman và Walsh cho rằng, bồi dưỡng cho giáo viên các kĩ năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022