Cơ Chế Chính Sách Và Sự Quản Lý Của Nhà Nước

phẩm của một ngành nào đó thì trong cụm liên kết ngành còn có nhiều mối quan hệ để đảm bảo sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hoặc dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm và các quan hệ này như tài chính-tín dụng, bảo hiểm, hậu cần kinh doanh, thông tin liên lạc, hải quan, đào tạo lao động, khoa học chuyển giao công nghệ..

1.2.2.3. Tạo lợi thế cạnh tranh

Mặc dù đánh giá cao vai trò của việc hình thành các quan hệ liên kết giữa các chủ thể vừa như một mục tiêu, vừa như đặc trưng của cụm liên kết ngành. Các quan hệ liên kết này không làm mất đi quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế trong cụm liên kết ngành. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường mỗi chủ thể đều có lợi ích riêng và luôn tìm cách để tối đa hóa lợi ích của mình đồng thời có thể thấy rằng trong các quan hệ liên kết luôn tồn tại các quan hệ cạnh tranh.

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Khi các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, lao động cùng ngành, công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm ngành.

1.2.2.4. Đổi mới sáng tạo

Theo nghiên cứu của Porter (1990) thì cụm liên kết ngành sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới và sáng tạo. Bởi vì ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, thì sức ép cạnh tranh trong cụm buộc doanh nghiệp phải đổi mới liên tục. Mặc khác, sức ép cạnh tranh do các khách muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong cụm cũng làm cho các doanh nghiệp trong cụm phải liên tục cải tiến. Trong cụm liên kết ngành với sức ép cạnh tranh cao, mức độ tập trung cao trong một khu vực khiến cho các hoạt động học hỏi của các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn, càng tạo sức ép cho các thay đổi.

Tóm lại, sự đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành luôn tồn tại trong cộng đồng, sự quần tụ nhiều doanh nghiệp sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh cao và để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp luôn chủ động trong sáng tạo để tạo sự khác biệt và vượt lên để phát triển.

1.2.2.5. Cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước

Sự hỗ trợ của nhà nước qua cơ chế chính sách. Nhà nước hỗ trợ làng nghề qua các cơ chế chính sách, đảm bảo cho làng nghề phát triển ổn đinh. Nhà nước hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, đào tạo,..

Nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Paul Samuelson đã nói rằng: điều hành một nền kinh tế không có Chính phủ hoặc thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay, nhưng nếu không cẩn trọng, một cánh tay quá mạnh có thể làm ―gẫy‖ cánh tay còn lại. Điều này chứng minh rằng vai trò của nhà nước cũng rất quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là tác động đến quá trình hình thành cơ chế vận hành cụm liên kết ngành

Chúng ta thấy rằng sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành xuất phát từ nhu cầu tổ chức có hiệu quả mối liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế trong một ngành nhất định. Nhà nước nhận thức rõ được sự cần thiết và yêu cầu phát triển các quan hệ liên kết giữa các chủ thể kinh tế điều đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hình thành và phát triển các quan hệ liên kết ấy bằng các định hướng chứ không áp đặt và để cho thị trường tự điều chỉnh phát triển tự do theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... của nền kinh tế thị trường. Ở đây vai trò của nhà nước thể hiện qua quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành trong phạm vi vùng, địa lý lãnh thổ nhất định và thực hiện các chính sách hổ trợ, khuyến khích để đẩy nhanh quá trình hình thành các cụm liên kết ngành.

Sáng kiến thúc đẩy hội tụ ngành là những hành động có nhận thức của nhiều chủ thể tổ chức để tạo ra và cũng cố các cụm liên kết ngành. Có rất nhiều loại chủ thể tổ chức liên kết, trong đó nhà nước và chính quyền địa phương là quan trọng nhất. Sự can thiệp của nhà nước và chính quyền địa phương không phải lúc nào cũng phù hợp, vì vậy có thể chính sách hội tụ ngành lại làm cản trở sự phát triển của các cụm liên kết ngành. Đó là trường hợp mà chính sách hội tụ ngành trái với cơ chế điều chỉnh tự nhiên, làm méo mó các hoạt động kinh tế. Một chính sách hội tụ ngành phù hợp phải là chính sách đi theo quy tắc kinh tế chung có cân nhắc đến điều kiện đặc thù của địa phương nơi có cụm liên kết ngành (Andersson & Hansson, 2004).

Theo nghiên cứu của Benner (2012) xác định cụ thể chủ thể chính quyền tham gia vào chính sách thúc đẩy hội tụ ngành ở các phạm vi khác nhau. Nếu cụm liên kết ngành có phạm vi địa phương thì cấp chính quyền tham gia là các phòng, các sở, các cục, chi cục phụ trách về kinh tế, khoa học công nghệ, các văn phòng đại diện của phòng thương mại và công nghiệp ở địa phương, các chi hội ngành ở địa phương. Nếu cụm liên kết ngành có phạm vi là vùng (nhiều tỉnh), thì cấp chính quyền tham gia là các văn phòng điều hành vùng của các bộ. Nếu cụm liên kết ngành có phạm vi là quốc gia thì cấp chính quyền tham gia là các bộ về kinh tế, về khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, lao động-dạy nghề của Chính phủ. Còn nếu cụm liên kết ngành có phạm vi xuyên quốc gia, thì cấp chính quyền tham gia phải là các tổ chức siêu quốc gia, kiểu như Ủy ban châu Âu.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Bình Giang và Phạm Thị Thanh Hồng (2015) cho rằng chính sách hội tụ ngành là những sáng kiến của nhà nước và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy hội tụ ngành. Nó là sự can thiệp của chính quyền và các chủ thể nhà nước khác liên quan đến sự phát triển của các khu hội tụ ngành.

Từ những nghiên cứu trên, tuy mỗi học giả có cách nhận diện đặc trưng riêng về cụm liên kết ngành ngành nhưng họ cùng đi đến một số đặc điểm chung và qua đó tác giả kết luận đặc trưng của cụm liên kết ngành đó là: Thứ nhất là sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý; Thứ hai đó là Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; Thứ ba là tạo lợi thế cạnh tranh do các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực cùng ngành, sử dụng công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành; Thứ tư là sự đổi mới sáng tạo bởi qua cụm liên kết ngành, các doanh nghiệp quần tụ trong cụm liên kết ngành có liên quan đến những thay đổi về mặt công nghệ, sản xuất, mẫu mã sản phẩm và các vấn đề về mặt thương mại nên là xúc tác để đổi mới - sáng tạo; Thứ năm là sự tham gia của nhà nước thông qua cơ chế chính sách và quản lý của nhà nước.

1.2.3. Sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành

Để hiểu được vì sao cụm liên kết ngành có thể hình thành và phát triển, cần làm rõ khái niệm về tính kinh tế bên ngoài theo quy mô. Theo đó khi phân tích về lợi thế so sánh, các giáo trình kinh tế học cơ sở thường chứng minh rằng khi quy mô sản xuất càng tăng thì càng tiết kiệm được chi phí sản xuất bình quân. Theo Marshall (từ cuối thế kỷ XIX) và Krugman (trong thập niên 1980 thế kỷ XX) cho rằng khi quy mô của ngành tăng lên thì chi phí sản xuất bình quân của doanh nghiệp trong ngành lại giảm đi. Tính kinh tế theo quy mô kiểu này gọi là tính kinh tế bên ngoài theo quy mô (external economies of scale). Trong khi đó khi xét về tính kinh tế bên trong theo quy mô có thể hình thành khi cấu trúc thị trường ở trạng thái có độc quyền, lượng doanh nghiệp càng ít cũng như doanh nghiệp càng lớn thì tính kinh tế theo quy mô càng cao, tính kinh tế bên ngoài theo quy mô hình thành trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Có thể khẳng định ngành càng nhiều doanh nghiệp thì quy mô ngành càng lớn và tính kinh tế theo quy mô đối với mỗi doanh nghiệp trong ngành càng cao và ở đây có thể xét ở khái cạnh các làng nghề truyền thống với nhiều doanh nghiệp trong cụm cùng sản xuất sản phẩm tương đồng nhau. Và vấn đề ở chổ là tính kinh tế bên ngoài theo quy mô này là động lực dẫn tới sự hình thành và phát triển cụm ngành hay quần tụ ngành. Số đông doanh nghiệp cùng ngành và ngành có liên quan tập trung trong một khu vực địa lý nhất định chính là sự gia tăng quy mô và phát triển ngành trong khu vực đó.

Potter và Watts (2011) đã đưa ra các yếu tố dẫn tới tính kinh tế nhờ cụm liên kết ngành đó là: (1) Sự tập trung lao động chuyên ngành có kỹ năng; (2) Sự tập trung các liên kết cung ứng địa phương; (3) Lan tỏa tri thức địa phương.


Nguồn Kế thừa từ Buendia 2005 Hình 1 2 Sự hình thành và phát triển của cụm 1


Nguồn: Kế thừa từ Buendia (2005)

Hình 1.2. Sự hình thành và phát triển của cụm liên kết ngành

Ghi chú: KCHT: kết cấu hạ tầng; Dấu + biểu thị tác động thúc đẩy; Dấu - biểu thị tác động cản trở.

Benner (2009) cho rằng cụm liên kết ngành có thể hình thành một cách tự phát theo kiểu nối tiếp (path–dependency) trên cơ sở những sự kiện tình cờ, hoặc cũng có thể hình thành theo sáng kiến của các doanh nghiệp hay chính quyền.

Mô hình mô tả sự hình thành và phát triển của cụm liên kết ngành, ban đầu có ít doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc phát triển một công nghệ của một ngành nào đó, tiếp đến những doanh nghiệp khác kéo đến bắt chước. Khi ngành này phát triển nhanh, kiếm được nhiều lợi nhuận, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến khu vực này, tạo thành cụm liên kết ngành. Sự phát triển không ngừng các ngành này kéo theo sự phát triển bền vững của các cụm liên kết ngành cũng như sự phát triển của khu vực công nghiệp ở địa phương và cả đất nước (Sonobe & Otsuka, 2006).

1.2.4. Lợi ích của cụm liên kết ngành

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển như

mặt bằng tại các làng nghề chật hẹp, đầu tư các xưởng sản xuất còn đơn giản, chưa đầu tư đổi mới công nghệ; vốn cho sản xuất- kinh doanh của các cơ sở phần lớn là vốn tự có; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa; tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề đã tới mức báo động; mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, hiệp hội ngành hàng còn rời rạc, lỏng lẻo, sức cạnh tranh của làng nghề thấp, bên cạnh đó hỗ trợ của Chính phủ cho các hoạt động liên quan đến liên kết, tích tụ công nghiệp, phân đoạn sản xuất, chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất ít được quan tâm.

Đứng trước những tồn tại hạn chế hiện nay của các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đang gặp thì trên thế giới hiện nay đã có những giải pháp phù hợp để phát triển các làng nghề trên cơ sở tiếp cận lý thuyết cụm liên kết ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống, nâng cao các liên kết của làng nghề truyền thống như nâng cao liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng; liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác, các hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần; liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và đảm bảo tính bền vững của chuỗi giá trị làng nghề.

Nhiều nghiên cứu của các tác giải Porter (2000, 2008), Krugman (1991), Scott (1988a, 1988b), Granovetter (1985), Uzzi (1997) thì cụm liên kết ngành có các lợi ích như: kích thích cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy đổi mới

- sáng tạo, thúc đẩy nâng cao kỹ năng và năng suất lao động

Trong khi đó, nghiên cứu của Rosenfeld (2002b) đã nêu lên lợi ích của cụm liên kết ngành đối với doanh nghiệp trong cụm cụ thể như sau:

Bảng 1.3. Lợi ích của cụm liên kết ngành đối với doanh nghiệp trong cụm


Lợi ích

Nguồn

Trực tiếp

Nguồn hữu hình

Hiệu quả thiết kế

Chuỗi cung ứng địa phương

Năng suất cao hơn

Lực lượng lao động chuyên ngành

Tiếp cận nhanh và dễ hơn

Dịch vụ chuyên ngành

Chi phí thấp hơn nhưng chất lượng cao hơn

Sẵn có đầu vào sản xuất

Cơ hội liên doanh, liên kết

Số lượng lớn doanh nghiệp

Gián tiếp

Nguồn vô hình

Tầm nhìn chung, kế hoạch chung, sức ảnh hưởng chung

Tham gia các hiệp hội

Cơ hội phối hợp giữa các doanh nghiệp, mạng lưới

Sự tin tưởng lẫn nhau

Cơ hội chuyển giao công nghệ và đổi mới

– sáng tạo

Học hỏi lẫn nhau

Cơ hội chuyển giao tri thức ẩn và bí quyết

Học hỏi lẫn nhau

Hiệu suất, thăng tiến nghề nghiệp

Thị trường lao động không chính thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nguồn: Rosenfeld (2002b)

1.3. Nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành

1.3.1. So sánh đặc điểm làng nghề truyền thống và cụm liên kết ngành

Đề đánh giá mối liên quan giữa Làng nghề truyền thống và Cụm liên kết ngành, tác giả đi so sánh các đặc điểm của Làng nghề và cụm liên kết ngành. Thông qua liệt kê các đặc điểm của Làng nghề truyền thống và Cụm liên kết ngành để đánh giá, so sánh các điểm tương đồng, những điểm khác biệt để từ đó đưa ra các đánh giá, giải pháp để để có thể phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.


Bảng 1.4. So sánh các đặc điểm cụm liên kết ngành và làng nghề truyền thống



Cụm liên kết ngành


Làng nghề truyền thống


Điểm giống nhau

Sự khác biệt

Điểm thúc đẩy để phát triển làng nghề theo hướng

cụm liên kết ngành

Làng nghề truyền thống

Cụm liên kết ngành

Sự tích tụ các doanh nghiệp tương đồng nhau về ngành, lĩnh vực trong khu vực địa lý.

Có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong cụm (đó là mối liên hệ, chia sẻ trong cụm gồm các doanh nghiệp cùng ngành trong cụm và các chủ thể khác ngoài cụm có liên quan).

Tạo lợi thế cạnh

Tồn lại lâu đời gắn với văn hóa địa phương trong khu vực địa lý nơi có các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề quần tụ có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Có sự liên kết nhưng rất lỏng lẻo giữa các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp với nhau trong làng nghề cũng như với các chủ thể ngoài làng nghề có liên quan.

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cùng quần tụ trong khu vực địa lý

Có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khi quần tụ trong khu vực địa lý.

Có sự đổi mới sáng tạo do học hỏi, cải tiến để thích nghi và phát triển

Liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các bên hữu quan.

Năng lực cạnh tranh thấp do không tận dụng được nguồn nhân lực dùng chung, cơ sở hạ tầng ít đầu tư phát triển, tiếp cận vốn khó

khăn, các ngành

Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các bên hữu quan.

Năng lực cạnh tranh cao do tận dụng được cơ sở hạ tầng dùng chung, nguồn nhân lực cùng ngành, tiếp cận vốn thuận lợi, các

ngành hỗ trợ

Đối với sự tích tụ Cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để tích tụ doanh nghiệp làng nghề

Đối với sự liên kết: Bản thân làng nghề đã có sự liên kết còn lỏng lẻo cần phải được nâng cấp hơn nữa để đảm bảo liên kết được chặt chẽ hơn theo chuỗi giá trị.

Lợi thế cạnh tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023