Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Theo Hướng Cụm Liên Kết Ngành.

nhiều công nhân tay nghề cao tụ tập tại những thị trấn hay địa phương công nghiệp nhỏ, và lượng cầu lớn là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp cùng ngành tập trung về một vùng địa lý.

Trên thế giới hiện nay, Lý thuyết cụm liên kết ngành đang là một trong những lý thuyết được sử dụng rộng rãi, là cơ sở lý luận để nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp và các ngành dịch vụ. Điển hình là các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với nhiều làng nghề truyền thống phát triển đã chú trọng phát triển theo hướng cụm liên kết ngành. Nghiên cứu của Porter (1990, 1998, 2000, 2003, 2007, 2008), Benner (2012), Andersson và Hansson (2004), Kuchiki (2007), Marshall (1890) là những đại diện tiêu biểu cho việc nghiên cứu về lý thuyết cụm liên kết ngành. Cụm liên kết ngành có 5 đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, sự tích tụ tập trung các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý; Thứ hai, sự liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp tham gia vào cụm; Thứ ba, lợi thế cạnh tranh do các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực cùng ngành, sử dụng công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành; Thứ tư, đổi mới sáng tạo trong môi trường cụm liên kết ngành rất lớn; Thứ năm, sự tham gia của nhà nước qua cơ chế chính sách.

Thực tiễn trên thế giới cho thấy, triển khai các chính sách phát triển cụm liên kết ngành hữu hiệu sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh thông qua một số yếu tố sau: (1) có được sự hỗ trợ tốt hơn nhờ mức độ tập trung theo quy mô của các doanh nghiệp cùng ngành, có nhiều thuận lợi hơn để tiếp cận các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực, thông tin, công nghệ và nhà cung cấp, được sự hỗ trợ của nhà nước, dùng chung cơ sở hạ tầng, có sự hiện diện của các nhà cung cấp dịch vụ, các dịch vụ công được thuận lợi hơn; (2) quá trình đổi mới sáng tạo được thúc đẩy; (3) thuận lợi cho sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; (4) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cụm; (5) Có chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Đối chiếu với làng nghề truyền thống có các đặc điểm: (i) tồn lại lâu đời gắn với văn hóa địa phương và tập trung trong khu vực địa lý; (ii) làng nghề tuy có sự

liên kết nhưng rất lỏng lẻo, ít có sự hỗ trợ giữa các hộ kinh doanh trong làng nghề cũng như với các chủ thể ngoài làng nghề có liên quan. Doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn nhân lực cùng ngành tương đồng nhau, công nghệ lạc hậu, ít đổi mới, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển,… Do đó, để làng nghề phát triển phải nâng cao các điều kiện nêu trên. Từ những phân tích đó, chúng ta có thể thấy rằng làng nghề truyền thống nếu bổ sung đẩy đủ các điều kiện cơ bản của cụm liên kết ngành: tăng sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong một khu vực địa lý; tăng sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghê, khuyến khích đổi mới sang tạo, tăng khả năng cạnh tranh và có chính sách phù hợp.

Việc nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành là hướng đi đúng đắn nhất cả về lý luận và thực tiễn để giúp làng nghề phát triển bền vững. Vì vây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu đó là:“Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước” theo cách tiếp cận cụm liên kết ngành sẽ giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay của địa phương, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trong khu vực và trên thế giới, giúp làng nghề làng nghề phát triển bền vững.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Cụm liên kết ngành là gì? Cụm liên kết ngành có những đặc điểm gì và đóng vai trò như thế nào trong phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống?

Giải thích mối tương quan giữa mô hình phát triển theo cụm liên kết ngành và các đặc điểm của làng nghề? (Nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành)

Vì sao cho rằng có thể sử dụng mô hình liên kết cụm ngành để phát triển làng nghề đá Non Nước?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Các tiêu chí đánh giá các điều kiện phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành?

Thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thời gian qua, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở doanh nghiệp làng nghề, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 3

ngành, những thuận lợi, hạn chế của các điều kiện đó?.

Trong thời gian tới, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển theo hướng cụm liên kết ngành như thế nào và cần thực hiện những biện pháp gì để thúc đẩy hình thành, phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành?

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của nghiên cứu là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về cụm liên kết ngành và đặc điểm của làng nghề truyền thống, luận án làm rõ sự cần thiết và các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thông đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành nhằm tăng khả năng cạnh tranh, năng lực sáng tạo của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển góp phần vào phát triển bền vững làng nghề.

Để thực hiện được mục tiêu đó, phải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cụm liên kết ngành và đặc điểm làng nghề truyền thống, nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành, phân tích đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, Luận án làm rõ sự cần thiết và điều kiện phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành, qua đó góp phần phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về cụm liên kết ngành, làng nghề truyền thống, đặc biệt làm rõ những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững làng nghề truyên thống theo hướng cụm liên kết ngành.

- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển một số làng nghề ở một số quốc gia, kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trong nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước từ giai đoạn 2015-2020, chỉ rõ các thế mạnh, những hạn chế của làng nghề trong quá trình phát triển.

- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững

làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4..1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Từ những nội dung chung về bản chất, đặc điểm của cụm liên kết ngành, các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành. Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá sự cần thiết, khả năng, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành để phát triển bền vững làng nghề. Từ đó, luận án làm rõ luận cứ khoa học cơ bản của định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước và các giải pháp thực hiện định hướng ấy.

Phạm vi không gian nghiên cứu: Các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề (gọi chung là doanh nghiệp làng nghề) và các tổ chức liên quan tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong nhiều năm, từ năm 2015-2020; các tư liệu sơ cấp thu thập từ điều tra phỏng vấn sâu các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, các chuyên gia, các tổ chức liên quan được thực hiện trong năm 2017-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ thực hiện theo các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường.

Trong đó, đặc biệt chú trọng tiếp cận nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng phát triển thành cụm liên kết ngành theo những góc độ khác nhau. Để phù hợp với tính chất chuyên ngành Quản trị kinh doanh, tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trên góc độ doanh nghiệp

và quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là, nghiên cứu các điều kiện để hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua việc nghiên cứu quá trình tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp trong làng nghề để tổ chức có hiệu quả các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một số nội dung liên quan đến các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu để làm rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành làng nghề phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu với sự tham gia và theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề cũng như tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội môi trường. Nghiên cứu được thiết kế và tiến hành dựa theo đánh giá tổng hợp từ phía người sản xuất, doanh nghiệp, cán bộ quản lý và kết hợp các nguồn thông tin để phân tích. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, Chi cục thống kê quận Ngũ Hành Sơn, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, các báo cáo của các Sở, ban ngành thành phố và quận Ngũ Hành Sơn. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát, phỏng vấn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, các chuyên gia, các nhà quản lý TW và địa phương.

Các số liệu đã thu thập được mã hoá và nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel; phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê, phân tích thống kê và diễn giải kết quả bằng phần mềm thống kê SPSS. Phương pháp phân tích, thống kê mô tả và so sánh được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.

6. Đóng góp khoa học của luận án

6.1. Những đóng góp về lý luận

- Từ nghiên cứu lý thuyết cụm liên kết ngành, dựa trên tích tụ, tập trung hoá các doanh nghiệp vào khu vực địa lý lãnh thổ và quan hệ liên kết theo chiều dọc,

theo chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm cùng với việc kết hợp kế thừa các nghiên cứu về làng nghề đi trước để xây dựng cơ sở lý luận phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, luận án đã làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành với sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống.

- Xây dựng các tiêu chí, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành để đảm bảo làng nghề phát triển bền vững. Luận án đã chỉ rõ 5 điều kiện cơ bản có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề: (1) Sự tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp theo khu vực địa lý lãnh thổ; (2) Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; (3)Lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo; (5) Cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước.

6.2. Những đóng góp về thực tiễn

Vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về cụm liên kết ngành phù hợp với đặc điểm của làng nghề truyền thống, từ phân tích những nét khái quát thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề, thực trạng các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức có liên quan tại làng nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề. Từ đó, luận án đã đánh giá rõ nhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận lợi và những khó khăn cản trở trong quá trình phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.

Trên cơ sở phân tích SWOT, luận án đã làm rõ luận cứ khoa học định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Định hướng lấy hạt nhân là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề có khả năng phát triển rộng rãi các quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, đồng thời phát huy những ưu thế của cụm công nghệp làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

Luận án đề xuất 6 giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành đó là: Giải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa của các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề; Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp làng nghề và các chủ thể hữu quan (liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang) theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; Giải pháp thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh cho làng nghề thông qua các giải pháp như giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về nguyên vật liệu, giải pháp về vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ; Giải pháp đổi mới sáng tạo; Giải pháp về cơ chế chính sách, sự quản lý của nhà nước; Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề, về thương mại và thị trường, Chính sách về đất đai, phát huy vai trò của Hội làng nghề.

Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp làng nghề, các nhà hoạch định chính sách phát triển làng nghề trong việc nghiên cứu phát triển thành các cụm liên kết ngành góp phần thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

7. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được trình bày theo kết cấu 4 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành.

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.

Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THEO HƯỚNG CỤM

LIÊN KẾT NGÀNH


1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề

1.1.1. Khái niệm về làng nghề

Làng nghề là những làng trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khác quan như: vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thu rộng lớn trên bình diện vùng và cả nước.. các làng này đã chuyển hẳn sang sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của làng (Phan Huy Lê, 1995).

Khái niệm về làng nghề được thể hiện trong cuốn sách Làng nghề Việt Nam và Môi trường thì ―Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông‖ (Đặng Kim Chi, 2005).

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương (Phạm Côn Sơn, 2004).

Làng nghề là những làng ở nông thôn có các nghề không phải là nông nghiệp nhưng chúng chiếm ưu thế về số lượng, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông (Trịnh Kim Liên, 2013).

Nghiên cứu của Lê Quốc Doanh (2003) cho rằng Làng nghề là tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng‖.

Theo Dương Bá Phượng (2001) thì Làng nghề là làng ở nông thôn có một (hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập".

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí