vay vào lĩnh vực phi sản xuất khiến cho thị trường bất động sản bị đóng băng, hàng tồn kho gia tăng. Lúc này, các ngân hàng không thể thu hồi được nợ, lợi nhuận kinh doanh bị giảm sút, tỷ lệ nợ xấu đạt mức cao nhất 2.47% vào năm 2012. Kể từ năm 2012, các NHTM Việt Nam đã tăng cường trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kết hợp bán nợ xấu cho VAMC nên lợi nhuận của các ngân hàng bị giảm sút dẫn đến ROA giảm đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng giảm theo. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 giảm xuống mức 1.78% tổng dư nợ.
3.2.2. Tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng
3
140
126.2
2.5
2.49
120
2.47
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Trong Hệ Thống Nhtm Việt Nam
- Dữ Liệu, Phương Pháp, Mô Hình Và Kết Quả Nghiên Cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 7
- Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Trong Hệ Thống Nhtm Việt Nam
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
2.38
2.26
100
2
2.02
1.82
1.78
80
Tỷ lệ nợ xấu (%)
1.5
1.54 1.56
61.97
1.15
56.85
60
Tăng trưởng tín dụng (%)
1
40.71
40
0.5
18.46
21.2309
15.25
17.9716.37
11.64
0
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Hình 3.2. Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
(Nguồn: BCTC của 17 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015)
Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của mẫu nghiên cứu luôn ở mức cao trong giai đoạn 2006 – 2015. Mức tăng trưởng tín dụng trung bình trong giai đoạn này là 38.68%.
Từ năm 2006 đến năm 2007, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng khá mạnh, tăng 53.5 điểm phần trăm, đạt mức 126.2% cuối năm 2007. Trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và vay vốn tiêu dùng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng giảm thấp từ 1.82% của năm 2006 còn 1.15% trong năm 2007.
Đến năm 2008, tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 18.46%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bùng phát vào tháng 9/2008 tại Mỹ làm suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nước tăng cao buộc NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kết hợp với áp cơ chế lãi suất trần cho vay, lãi suất cho vay tăng khá cao. Điều này làm cho doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, hàng tồn kho tăng cao. Phía doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, đầu tư ngoài ngành vào chứng khoán, bất động sản gặp khó khăn khi thị trường bất động sản và chứng khoán suy giảm, dẫn đến không trả được nợ ngân hàng. Các ngân hàng không thu hồi được nợ, mất khả năng thanh khoản, kết quả kinh doanh bị giảm sút, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao chiếm 2.49% tổng dư nợ.
Trong năm 2009, NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ lãi suất cùng với biện pháp kích thích tài khóa làm nhu cầu vay tăng cao, tín dụng của các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, lên đến 56.85%. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2.49% năm 2008 xuống còn 1.54% vào cuối năm 2009.
Từ năm 2010 – 2012, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm sâu, đặc biệt năm 2012 đạt mức tăng thấp kỷ lục chỉ có 11.64%. Trong khoảng thời gian này, tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực tài chính của doanh nghiệp bị giảm sút. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tốc độ cung tiền, tăng lãi suất cho vay, áp trần tăng trưởng tín dụng, giới hạn tỷ lệ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất khiến tốc tăng trưởng tín dụng giảm mạnh. Tuy nhiên, việc các ngân hàng không trích lập dự phòng nợ xấu đầy đủ, phân loại nợ lỏng lẻo, quản trị rủi ro yếu kém và giám sát vốn vay không
hiệu quả làm nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó, nợ xấu tích tụ từ các khoản tín dụng giá thấp trong thời kỳ bùng nổ tín dụng trước đây đã làm cho tình hình phức tạp hơn. Kết quả là nợ xấu có xu hướng tăng nhanh từ 1.56% của năm 2010 lên đến 2.38% trong năm 2012.
Giai đoạn 2012 – 2015, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng từ mức 11.64% năm 2012 lên mức 21.39% năm 2015. Trong giai đoạn này, NHNN đã nỗ lực thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hoàn thiện theo chuẩn mực Basel II. Việc VAMC tăng cường mua nợ xấu, các ngân hàng tăng tốc trích lập dự phòng rủi ro, giảm phát sinh nợ xấu mới đã làm cho nợ xấu hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 1.78% năm 2015, đạt mục tiêu dưới 3% đề ra.
Tóm lại, trong giai đoạn 2006 – 2015, hoạt động của các NHTM Việt Nam có sự thăng trầm khá rõ rệt thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có xu hướng tăng giảm liên tục qua các năm. Hình 3.2 cho thấy, tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Khi tăng trưởng tín dụng tăng lên thì nợ xấu giảm xuống và ngược lại.
3.2.3. Quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng
300000
3
250000
2.49
2.47
2.38
2.5
239136
200000
2.02
2.26
205690 2
1.82
178516
1.78
150000
1.54 1.56 156683
128897
162865
1.5
Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ xấu
1.15
100000
1
90107
50000
66713
56306
37563
0.5
0
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Hình 3.3. Mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
(Nguồn: BCTC của 17 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015)
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Khi quy mô tổng tài sản của các ngân hàng càng lớn sẽ tác động làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân là do các NHTM Việt Nam chưa đa dạng hóa danh mục cho vay, vẫn còn quá tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống và cổ điển. Các ngân hàng thường chỉ tập trung cho vay ở một số doanh nghiệp lớn, một nhóm khách hàng hay nhóm ngành kinh tế nhất định. Vì vậy, khi nền kinh tế bị đình đốn, các doanh nghiệp lớn sa sút thì nợ xấu sẽ tăng lên cao hơn. Bên cạnh đó, các NHTM có quy mô lớn thường cho các doanh nghiệp nhà nước vay với dư nợ lớn, trong khi các doanh nghiệp nhà nước này kinh doanh không đạt hiệu quả cao, và thủ tục thẩm định cho vay các doanh nghiệp này không chặt chẽ, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao.
Trong giai đoạn 2012 – 2015, mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng lại ngược chiều. Khi quy mô tổng tài sản các NHTM Việt Nam tăng sẽ tác động làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Hai nguyên nhân dẫn đến mức nợ xấu giảm là do thứ nhất, các ngân hàng đã tích cực xử lý các khoản nợ xấu bằng nguồn dự phòng; thứ hai, các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ từ cuối năm 2012 trở đi.
Qua hình 3.2 có thể thấy tác động của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2006 – 2015 chưa rõ rệt. Cụ thể như sau: trong giai đoạn 2006 – 2009, tác động của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng không theo xu hướng nhất định. Đến giai đoạn 2009 – 2012, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng. Nhưng kể từ năm 2012 đến năm 2015, quy mô ngân hàng lại tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.
3.2.5. Tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng
9
8.46
8
8.23
7
6.78
6.68
6
6.31
5.86
5.9
5.42
5
5.32
4.98
4
GDP
Tỷ lệ nợ xấu
3
2.49
2.47
2.38
2
1.82
2.02
2.26
1.54
1.56
1.78
1
1.15
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Hình 3.5. Mối tương quan giữa tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
(Nguồn: BCTC của 17 NHTM Việt Nam và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK giai đoạn 2006 – 2015)
Từ năm 2006 đến năm 2007, tăng trưởng GDP có xu hướng tăng nhẹ từ 8.23% (năm 2006) lên 8.46% (năm 2007). Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ 1.82% tổng dư nợ vào năm 2006 xuống còn 1.15% năm 2007.
Năm 2008, tăng trưởng GDP giảm thấp, chỉ đạt mức 6.31% do chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, cùng với chi phí đầu vào tăng cao trong khi nền kinh tế bị suy thoái, hiệu quả kinh doanh thấp, hàng tồn kho tăng, khả năng thanh toán nợ giảm dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, đạt mức 2.49% tổng dư nợ.
Năm 2009, do tác động của suy thoái tài chính thế giới, khủng hoảng nợ công, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và tình hình lạm phát tăng cao, đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm nhanh, tăng trưởng GDP trong năm này chỉ đạt 5.32%. Sự suy thoái kinh tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác ở nước ta. NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, bơm vốn vào nền kinh tế, cung cấp gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hoàn trả nợ vay cho ngân hàng, do đó, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.54% vào năm 2009.
Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực và đạt được mức tăng trưởng khá với 6.78%, cao hơn nhiều so với các năm trước. NHNN đã từng bước giảm bớt mức độ nới lỏng tiền tệ vào cuối năm để tạo điều kiện các doanh nghiệp sản xuất có khả năng tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nợ xấu trong năm đạt mức 1.56% tổng dư nợ.
Đến năm 2012, tăng trưởng GDP giảm mạnh, chỉ đạt mức 4.98%, mức thấp nhất từ năm 2006, bởi việc thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát cao và tăng trưởng tín dụng các năm trước quá nóng. NHNN đã thực hiện hàng loạt biện pháp quyết liệt
như kiểm soát tín dụng, hạn chế cung tiền, kiểm soát việc tăng lãi suất, quản lý ngoại hối chặt. Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng vì có quá nhiều rào cản như lãi suất cao, thủ tục phiền hà, không có tài sản thế chấp, v.v. Lãi vay phải trả cao làm chi phí vốn của doanh nghiệp tăng cao trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ở mức rất thấp. Số lượng các doanh nghiệp phá sản chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong vòng 20 năm qua. Tình trạng doanh nghiệp không trả được nợ dẫn đến chiếm dụng vốn lẫn nhau càng trầm trọng, làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng khá nhanh, đạt mức 2.47%.
Kể từ năm 2013 đến năm 2015, kinh tế Việt Nam trở lại đà phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP đạt mức tăng 6.68% vào năm 2015. NHNN quyết liệt thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, cùng với yêu cầu các NHTM hạn chế cấp tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, tăng cường bán nợ xấu cho VAMC và tăng trích lập dự phòng rủi ro. Do đó, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ2.38% tổng dư nợ vào cuối năm 2013 còn 1.78% tổng dư nợ vào năm 2015.
Tóm lại, có thể thấy được tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến nợ xấu trong giai đoạn 2006 – 2015. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại. Đồng thời, sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP đến nợ xấu có độ trễ nhất định, khoảng 1 năm.
3.2.6. Lạm phát và rủi ro tín dụng
25
22.97
20
18.58
15
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ nợ xấu
10
9.19
7.5
8.3
9.21
6.88
6.6
5
4.09
1.82
2.49
1.15
1.54
1.56
2.02
2.47
2.38 2.26
0
1.78
0.63
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Hình 3.6. Mối tương quan giữa lạm phát và rủi ro tín dụng của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015
(Nguồn: BCTC của 17 NHTM Việt Nam và Báo cáo điều tra số liệu thống kê của TCTK giai đoạn 2006 – 2015)
Từ năm 2006 đến 2007, lạm phát nước ta có xu hướng gia tăng từ 7.5% (năm 2006) lên 8.3% (năm 2007). Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống 1.15% tổng dư nợ vào năm 2007 so với mức 1.82% tổng dư nợ của năm 2006. Sở dĩ có điều này là do trong 2 năm này NHNN thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng liên tục nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng tăng cường mở rộng tín dụng làm cho tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng quá cao, khiến cho tỷ lệ nợ xấu bị giảm xuống.
Đến năm 2008, lạm phát đã tăng đỉnh điểm ở mức 2 con số, đạt 22.97%. Nguyên nhân khiến lạm phát bùng nổ vào năm 2008 là do tăng trưởng tín dụng quá nóng và cung tiền quá mạnh ở các năm trước đó. Đồng thời, giá lương thực – nguyên vật liệu, giá xăng dầu trên thế giới tăng cao cũng góp phần làm tỷ lệ lạm phát bùng nổ.