Tổng Hợp Các Giai Đoạn Phát Triển Của Làng Nghề Truyền Thống

Nghiên cứu của Trần Công Sách (2003) cho rằng Làng nghề là một cụm cộng đồng dân cư sinh sống trong cùng một làng (thôn), có một hay một số nghề được hình thành có tính chất phi nông nghiệp và trước hết là tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập và tỷ lệ sử dụng lao động của những ngành nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập và lao động của làng‖.

Theo nghiên cứu của Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, và Vũ Văn Phúc (2003) thì Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.

Từ những khái niệm về làng nghề ở trên có thể nhận xét rằng làng nghề quan niệm về làng nghề dần có sự thay đổi không còn bó hẹp ở phạm vi làng, hay chỉ sản xuất nông nghiệp là chính và có một vài hộ sản xuất một nghề phụ trong làng khi nông nhàn mà ở đây khái niệm làng nghề đã mỡ rộng và dần có thay đổi lớn đó là Làng nghề không chỉ có nhiều sơ sở sản xuất tập trung với sự liên kết trong quá trình sản xuất với các sở dịch vụ phục vụ cho sản xuất, giải quyết lao động địa phương đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương. Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở giúp tác giả có cách tiếp cận cho việc nghiên cứu luận án của mình Tóm lại có thể rút ra khái niệm làng nghề:“Làng nghề là nơi tập trung nghề

thủ công được hình thành ở nông thôn trong phạm vi địa lý rõ ràng và tách khỏi nông nghiệp, có tầng lớp thợ thủ công chuyên làm nghề thủ công, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu, có mối liên kết về sản xuất kinh doanh trong làng nghề”.

1.1.2. Khái niệm về làng nghề truyền thống

Theo Đinh và cộng sự (2010), ―Làng nghề truyền thống là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời có một hay nhiều nghề thủ công được truyền từ đời này qua đời khác, trải qua thời gian của lịch sử nó vẫn được bảo tồn gìn giữ và phát triển. Có sản xuất tập trung, có nhiều nghệ nhân, có quy trình công nghệ nhất định. Sản phẩm làm ra tinh xảo có tính mỹ thuật nổi trội, chứa đựng các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần và trở thành hàng hoá có giá trị đặc thù trên thị trường.

Theo Trần Quốc Vượng (2012), Làng nghề truyền thống là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như gốm sứ, đan lát... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định ―sinh ư nghệ, tử ư nghệ‖, ―nhất nghệ tinh, nhất thân vinh‖, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài, nhiều làng nghề tồn tại và phát triển có tuổi đời hàng trăm đến hàng nghìn năm.

Theo Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính và giữa họ có sự liên kết về kinh tế-xã hội và văn hóa.

Các làng nghề thường được coi là nơi sản xuất các sản phẩm đơn giản, có tính chất truyền thống, với cách thức thủ công chủ yếu bằng tay hoặc sử dụng những công cụ sản xuất, máy móc thiết bị hết sức thô sơ. Chính vì vậy, các làng nghề thường được gọi tên là làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề thủ công truyền thống (Trần, 1996; Bùi, 1998).

Qua các khái niệm làng nghề truyền thống đã trình bày ở trên ta thấy rằng làng nghề truyền thống được đánh giá có sự đa dạng song vẫn có những điểm chung đó là có lịch sử hình thành lâu đời, ở nông thôn và tập trung ở khu vực địa lý cụ thể và nới đó tập trung nhiều người làm nghề thủ công truyền thống từ lúc là thu nhập phụ trở thành là nguồn thu nhập chính của làng nghề, nơi đây chứa đựng nhiều giá trị văn hóa địa phương, có sự liên kết và hình thành những quan hệ sản xuất trong quá trình phát triển cho đến nay.

Tóm lại theo tác giả có thể rút ra khái niệm làng nghề truyền thống cụ thể như sau: “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền tồn tại và phát triển lâu đời, được hình thành ở nông thôn trong phạm vi địa lý rõ ràng, người thợ làng nghề có

tính chuyên môn cao, mang lại nguồn thu nhập chính, sống chủ yếu bằng nghề thủ công và giữa họ có mối lên kết về sản xuất kinh doanh, mối quan hệ về kinh tế, xã hội và văn hóa”.

Thực tế gần đây, tên gọi cụm công nghiệp làng nghề, cụm ngành làng nghề đã được sử dụng cho các làng nghề. Và tên gọi này thường được sử dụng để mô tả một khu vực hạ tầng kỹ thuật nhất định được xây dựng, nhằm quy tụ các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề nằm trong khu dân cư vào cụm ngành này để ổn định sản xuất, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và tăng năng lực cạnh tranh cho làng nghề phát triển bền vững.

Trên cơ sở các nghiên cứu về làng nghề, tác giả tổng hợp các giai đoạn phát triển của làng nghề như sau:

Bảng 1.1. Tổng hợp các giai đoạn phát triển của làng nghề truyền thống


Các giai đoạn

Đặc điểm nổi bật của các giai đoạn

Nguồn tài liệu


Giai đoạn 1 (giai đoạn sơ khai của làng nghề)

- Giai đoạn sơ khai, cha truyền con nối

- Một vài hộ gia đình

- Vị trí thường trong thôn, ấp

- Chưa phát triển, vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề

- Sản phẩm chỉ phục vụ các nhu cầu trong thôn, xã.

- Chỉ làm nghề khi nông nhàn

- Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010)

- Phan Huy Lê, (1995).

- Đặng Kim Chi, (2005).

- Phạm Côn Sơn, (2004).

- Trịnh Kim Liên, (2013).

- Lê Quốc Doanh (2003)

- Dương Bá Phượng (2001)

- Trần Công Sách (2003)

- Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, và Vũ Văn Phúc (2003)

- Trần Quốc Vượng (1996) và Bùi Văn Vượng (1998).


Giai đoạn 2

- Xuất hiện thêm các hộ cùng làm nghề (thông qua truyền nghề trong người thân, gia đình, họ hàng)

- Số hộ làm nghề tăng lên.

- Sản phẩm được mở rộng ra các khu vực khác của vùng, tỉnh khác

- Giai đoạn này vẫn còn vừa sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vừa làm nông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 4



Giai đoạn 3

- Số hộ làm nghề tăng lên

- Chưa có sự liên kết.

- Sản phẩm bắt đầu thương mại hoá trên thị trường nhưng còn hạn chế.

- Số hộ làm nghề lớn hơn số hộ làm nông



Giai đoạn 4

- Xuất hiện nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, HTX sản xuất có chuyên môn hoá

- Sự liên kết còn hạn chế

- Sản phẩm phổ biến trên thị trường

- Số hộ làm nghề đã tách riêng ra khỏi nghề nông.


Giai đoạn 5

- Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mô lớn về lao động, vốn tập trung, tập trung trong khu vực địa lý.

- Sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng lên.

- Sản phẩm thương mại hoá cao

- Sản phẩm xuất khẩu ra nhiều nước

- Mức độ chuyên môn hoá cao về sản xuất, thu nhập chính từ nghề và gia tăng sản phẩm

- Nhiều máy móc thiết bị hiện đại được đưa vào sản xuất thương mại hoá sản phẩm, sản phẩm thủ công hầu như không có.

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Qua tổng hợp các giai đoạn phát triển của làng nghề truyền thống, chúng ta thấy rằng làng nghề có một lịch sử phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau từ lúc sơ khai đến phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,

hợp tác xã tập trung trong một khu vực địa lý nhất định, mức độ chuyên môn hoá cao, máy móc thiết bị dần thay thế việc sản xuất thủ công bằng tay, sản phẩm làng nghề được thương mại hoá trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống người lao động tại làng nghề.

1.1.3. Các đặc điểm làng nghề truyền thống

Theo nghiên cứu của Lê Thị Minh Lý (2003), thì Làng nghề và làng nghề truyền thống có các đặc điểm như: Tồn tại ở nông thôn có khu vực địa lý rõ rằng, là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ; Có sự ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm; Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau. Có hình thức tổ chức theo quy mô hộ gia đình, hợp tác xã và có thể phát triển thành quy mô doanh nghiệp tư nhân; Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ. Sự liên kết giữa những người thợ và cơ sở sản xuất về kinh tế, xã hội và văn hóa.

Tổng hợp kế thừa từ các nghiên cứu của Trần Minh Yến (2004), Trần Đoàn Kim (2007), Trịnh Kim Liên (2013), Trần Quốc Vượng (2012), Vũ Quốc Tuấn (2011), Vũ Ngọc Hoàng (2016), Dương Bá Phượng (2001), Đặng Kim Chi (2005), và Bạch Thị Lan Anh (2010) thì làng nghề có các đặc điểm cụ thể sau đây:

Một là, làng nghề chủ yếu có hình thức hộ gia đình, theo truyền thống truyền nghề qua nhiều đời và phát triển ở khu vực nông thôn.

Hai là, sản phẩm của làng nghề mang tính thủ công, chuyên môn hóa với sự sáng tạo của các nghệ nhân, mang hồn văn hóa của địa phương với kỹ thuật điêu luyện dưới bàn tay và khối óc của các nghệ nhân và tạo ra những nét riêng và những điểm nhận dạng nổi trội cho sản phẩm

Ba là, nguồn nguyên liệu chủ yếu ở địa phương nơi làng nghề đó hình thành và phát triển.

Bốn là, hình thức sản xuất hộ gia đình với quy mô nhỏ, lẻ chưa có cơ cấu tổ

chức chặt chẽ. Một số nơi phát triển thêm nhiều hình thức Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Công ty TNHH,..

Năm là, thị trường tiêu thu còn nhỏ, chủ yếu trong nước. Tuy nhiên hiện nay có một số làng nghề có sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Qua các nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận xét chung rằng làng nghề có nhiều đặc điểm và có sự biến đổi theo sự phát triển của xã hội.

Tóm lại Làng nghề và Làng nghề truyền thống có những đặc điểm cụ thể sau đây: Tồn lại lâu đời gắn với văn hóa địa phương trong khu vực địa lý nơi có các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề quần tụ có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh; làng nghề tuy có sự liên kết nhưng rất lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm giữa các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp với nhau trong làng nghề cũng như với các chủ thể ngoài làng nghề có liên quan; Mặc dù làng nghề có sự tương đồng về ngành nghề là một lợi thế, tuy nhiên làng nghề còn yếu kém về cạnh tranh như chưa tận dụng được nguồn nhân lực cùng ngành tương đồng nhau, công nghệ lạc hậu, ít đổi mới, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển; Sự phát triển của làng nghề gắn liền quá trình cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo ra đời. Tuy nhiên vẫn tự phát, chưa có sự đầu tư hỗ trợ để giúp đổi mới sáng tạo và phát triển.

1.1.4. Phân loại làng nghề

Theo nghiên cứu của Huỳnh Đức Thiện (2014) và Dương Bá Phượng (2001) thì làng nghề có thể được phân loại theo những cách chủ yếu sau:

1.1.4.1. Phân loại theo nhóm ngành nghề

Việc phân loại theo nhóm ngành nghề có thể kể đến đó là: Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh; Các làng nghề chế biến thực phẩm, nông, lâm và thủy sản như xay sát, làm bún, làm bánh tráng, nấu rượu, nấu đường, sản xuất nước mắm; Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: chạm khắc đá, chạm khắc gỗ, gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài, thêu ren, thổ cẩm, vàng bạc, dệt tơ tằm; Các làng nghề sản xuất, sửa chữa cơ khí nhỏ: hàn, đúc đồng, gang, nhôm; Các làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng thông thường như dệt chiếu, làm nón, dệt vải, sản xuất giấy, đan rổ rá; Các làng nghề trồng cây và kinh doanh sinh vật cảnh.

1.1.4.2. Phân loại theo lịch sử phát triển

Làng nghề truyền thống: làng nghề xuất hiện từ lâu trong lịch sử và tồn tại đến nay. Nhiều làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm như: Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, Làng gốm Bát Tràng, Làng lụa Vạn Phúc, Làng mây tre đan Phú Vinh, Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc, Làng tơ tằm Vọng Nguyệt, Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá, Làng hoa Tây Tựu, Làng đúc đồng Ngũ Xá, Làng kim hoàn Định Công, Làng nón Chuông Chương Mỹ, Làng quạt Chàng Sơn, Làng rối nước Đào Thục, Làng nghề thêu ren Quất Động, Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá, Làng tre Xuân Lai, Làng nghề Rượu Đại lâm.

Làng nghề mới: là các làng nghề xuất hiện trong những năm gần đây. Làng nghề mới được hình thành do sự nhân rộng hay du nhập từ địa phương khác. Một số làng nghề mới ra đời từ chủ trương của địa phương để tạo việc làm cho lao động. Ở một số địa phương đã xuất hiện làng nghề mới như: làng nghề trồng nấm, Làng nghề nuôi cá

Ngoài những cách phân loại trên làng nghề còn có thể phân loại theo số lượng nghề, phân loại theo tình hình phát triển, phân loại theo sản phẩm của làng nghề, số lượng hộ sản xuất hay thời gian phát triển.

1.1.5. Vai trò làng nghề đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Kế thừa các nghiên cứu của Đặng Kim Chi (2005), Trần Quốc Vượng (2012), Trần Minh Yến (2004), Huỳnh Đức Thiện (2014) và Dương Bá Phượng (2001) thì làng nghề có vai trò rất lớn đối với phát triên kinh tế xã hội của địa phương như: khai thác nguồn nhân lực địa phương, bảo tồn giá trị văn hóa địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Làng nghề đóng góp tích cực vào tạo việc làm địa phương, vì làng nghề có đặc điểm sản xuất thủ công và sử dụng nhiều sức lao động và đa dạng, hiện nay tại các làng nghề nguồn thu nhập chính từ việc sản xuất sản phẩm thủ công đang góp phần làm giàu cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó làng nghề không chỉ là nới sản xuất hàng hóa mà còn bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch. Cùng với sự phát triển và hội nhập, nhiều làng nghề đã góp phần tăng giá trị hàng hóa và xuất khẩu của khu vực và địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, hiện đại hóa nông thôn.

1.2. Cơ sở lý luận về cụm liên kết ngành

1.2.1. Khái niệm cụm liên kết ngành

Cụm liên kết ngành là nơi các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành quần tụ lại cùng địa điểm thông qua tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài, nơi có tính tổ chức cao giữa người bán và người mua, các doanh nghiệp trong các ngành có liên quan hỗ trợ lẫn nhau và sẽ dẫn tới sự tập trung của các doanh nghiệp này vào những địa điểm nhất định, việc nhiều công nhân tay nghề cao tụ tập tại những thị trấn hay địa phương công nghiệp nhỏ, và lượng cầu lớn là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp cùng ngành tập trung về một vùng địa lý (Marshall, 1890).

Nghiên cứu của Weber (1909) đề cập đến cụm ngành như sau: ―Các ngành có xu hướng quần tụ tại một khu vực địa lý nhất định để tạo thuận lợi nhất trong việc giảm các chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận, đó là giảm chi phí vận tải, chi phí lao động, tính kinh tế nhờ cụm ngành‖.

Nghiên cứu Becattini G (1992) cho rằng ―Cụm liên kết ngành là một thực thể xã hội - lãnh thổ đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể doanh nghiệp trong một không gian địa lý và lịch sử nhất định‖.

Cụm liên kết ngành là sự tập trung của các doanh nghiệp có liên quan trong những quy trình sản xuất tương tác lẫn nhau, thường trong cùng một ngành công nghiệp hoặc một nhánh ngành, được đặt tại khu vực địa lý ở một địa phương và có sự phân định ranh giới rõ ràng, cách biệt với khu dân cư sinh sống (Sforzi,1992).

Nghiên cứu Kuchiki (2007) khẳng định rằng ―Cụm liên kết ngành là sự tập trung về mặt địa lý trong một quốc gia hoặc một vùng của các công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thể‖.

Kế thừa các nghiên cứu trên, Michael Porter đã xây dựng lý thuyết về cụm liên kết ngành tương đối hoàn chỉnh và được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nghiên cứu của Porter (1998) cho rằng "Cụm liên kết ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và thể chế có kết nối với nhau trong một lĩnh vực nhất định. Cụm liên kết ngành bao gồm hàng loạt các ngành có liên kết cùng những thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023