Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tổ Chức Giới Thiệu Việc Làm

+ Tư vấn cho người lao động về Luật Lao động và các quy định có liên quan tới việc sử dụng dịch vụ GTVL, về khả năng trợ giúp tài chính để giúp họ có chi phí đào tạo công nhân đáp ứng yêu cầu về kỹ năng và tuyển dụng lao động đặc thù…

Về hoạt động thông tin thị trường lao động

Với hoạt động này, tổ chức GTVL có thể thực hiện thông qua nhiều nội dung khác nhau như:

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao, tổ chức GTVL cần phải:

+ Thông tin về nhu cầu lao động và những đòi hỏi đối với doanh nghiệp. tổ chức GTVL cần phải làm rõ người lao động muốn làm việc theo ngành nghề, chuyên môn nào, mức lương, điều kiện lao động…

+ Thông tin về nhu cầu tuyển bao nhiêu lao động, cơ cấu chuyên môn, giới tính, ngành nghề được đào tạo những đòi hỏi đối với người sẽ được tuyển như: tuổi, điều kiện sức khỏe, tình trạng hôn nhân...

+ Thông tin từ những đặc trưng của việc làm, của người tìm việc, học nghề. Đối với thông tin này cần phải làm rõ ngành nghề, chuyên môn được đào tạo, địa điểm, thời gian đào tạo, đặc điểm của từng ngành nghề, chuyên môn được đào tạo, kết quả học tập, khả năng làm việc… của người tìm việc. Với người học nghề nên quan tâm đến thời gian học văn hóa và những ngành nghề đã được đào tạo trước đó.

+ Thông tin về những đặc trưng của doanh nghiệp. Đây là những thông tin về đặc điểm sản xuất - kinh doanh, dây chuyền công nghệ, cơ cấu lao động, bộ máy quản lý, vị thế của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh…

- Những công việc cần tiến hành trong và sau khi có thông tin:

+ Giới thiệu người xin việc bằng cách thông báo ngay cho các cơ sở cần tuyển lao động, danh sách những người lao động… và giới thiệu các cơ

sở cần tuyển lao động bằng việc thông báo cho người lao động những cơ sở muốn tuyển lao động phù hợp với yêu cầu của họ đưa ra ban đầu…

+ Xác định số người, các cơ sở cần giới thiệu. Đây là một trong những khâu quan trọng của tổ chức GTVL, tổ chức cần phải xác định rõ nên giới thiệu ai với người sử dụng lao động và giới thiệu với số lượng bao nhiêu. Đồng thời cũng xác định rõ nên giới thiệu những cơ sở tuyển dụng lao động nào cho người lao động và nên giới thiệu bao nhiêu cơ sở…

Hiện nay, hoạt động thông tin về thị trường lao động được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức phổ biến và đang phát triển đó là tổ chức "hội chợ việc làm". Đây là hình thức thông tin quan trọng, hiệu quả và năng suất nhất để đưa các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và người tìm việc đến với nhau. Các doanh nghiệp được mời tới để trưng bày, giới thiệu các vị trí, công việc cần tuyển người, người tìm việc được tư vấn thông qua phần trưng bày của doanh nghiệp và có thể đặt những câu hỏi cần thiết cho đại diện của doanh nghiệp chính khu vực đó. Hội chợ việc làm cung cấp một diễn đàn cho người xin việc và người sử dụng lao động liên hệ trực tiếp với nhau.

Ngoài ra, hoạt động thông tin về thị trường lao động còn được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác như: Thông qua trao đổi thông tin; thông qua các cuộc họp, trao đổi chuyên đề; thông qua hình thức tư vấn, bảng giới thiệu, thông tin từ xa qua mạng lưới điện thoại, Fax, Internet…

Hoạt động đào tạo, dạy nghề

Thị trường lao động hiện nay cần rất nhiều nghề khác nhau. Vì thế, tổ chức GTVL cần phải thực hiện hoạt động đào tạo, dạy nghề. Hoạt động này được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

- Cung cấp người học nghề và thông tin về người học nghề. Khi được yêu cầu thực hiện hoạt động này, tổ chức GTVL sẽ tiến hành các công việc như: Thông báo tuyển sinh học nghề, trong đó phải nêu rõ thời gian, địa điểm

tuyển sinh; Thực hiện các công tác chuẩn bị tuyển sinh theo thỏa thuận với người đào tạo nghề, dạy nghề; Cung cấp những thông tin về người cần học nghề cho người đào tạo, dạy nghề.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trường lao động đối với các loại nghề. Mục đích của việc này là làm cho người đào tạo, dạy nghề xác định được kế hoạch, định hướng đào tạo nghề, loại hình đào tạo; sửa đổi nội dung, chương trình đào tạo, trang thiết bị dạy học…

Để làm tốt hoạt động này, tổ chức GTVL cần phải liên hệ thường xuyên và có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin thống kê về thị trường lao động để có được những thông tin chính xác; Phân tích, xử lý thông tin và trao đổi với người đào tạo, dạy nghề; Giải quyết việc làm cho những người đã kết thúc khóa học nghề; Cung cấp người học nghề theo địa chỉ sử dụng cho người đào tạo, dạy nghề; Liên hệ với các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm những thông tin về nhu cầu lao động và tư vấn cho họ nên nhận những người lao động đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; Đăng ký việc làm cho những người đã qua đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho họ; Liên hệ với các địa phương khác để giải quyết việc làm cho học viên sau đào tạo.

Như vậy, để hoàn thành nhiệm vụ trên và đạt kết quả cao, đòi hỏi các cán bộ của tổ chức GTVL phải là người có trình độ, am hiểu sâu về cơ chế, chính sách và các văn bản của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lao động - việc làm, các thông tin nghề nghiệp, phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực lao động - việc làm và thường xuyên được cập nhật thông tin.

2.1.4. Quản lý nhà nước đối với tổ chức giới thiệu việc làm

2.1.4.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL

Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật, thông qua các cơ quan trong bộ máy Nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân, của mọi tổ chức xã hội, nhằm giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.

Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động GTVL của các tổ chức GTVL nhằm đạt mục tiêu đã định.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại và phát triển của tổ chức GTVL là một tất yếu khách quan, xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Tổ chức GTVL theo quy định của pháp luật hiện nay gồm có tổ chức GTVL của Nhà nước và tổ chức GTVL tư nhân. Nếu để cho các tổ chức GTVL hoạt động một cách "tự do" sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, việc thu phí vô tổ chức, điều này gây ra thiệt hại về quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, vi phạm những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sự công bằng và phát triển xã hội. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với các tổ chức GTVL là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Hơn nữa, chính sự tồn tại của quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL sẽ góp phần thúc đẩy các quan hệ lao động phát triển lành mạnh, hạn chế và xóa bỏ tiêu cực, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thị trường lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động thông qua các chính sách và chương trình kinh tế - xã hội lớn, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động có điều kiện mở rộng sản xuất, tuyển thêm lao động và có nhiều cơ hội hơn để nâng cao chất lượng lao động.

2.1.4.2. Nội dung quản lý đối với tổ chức GTVL

Xuất phát từ yêu cầu trên, quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL bao gồm một số nội dung sau:

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật quy định về tổ chức GTVL.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia về việc làm, đào tạo nghề gắn với việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học về việc làm và dịch vụ việc làm, thông tin về thị trường lao động.

Nội dung nghiên cứu khoa học cần phải được tiến hành thường xuyên, mục đích là đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức GTVL, trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống này.

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các văn bản luật và dưới luật về tổ chức GTVL, xử lý các vi phạm pháp luật.

Vấn đề thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đế tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm hướng hoạt động GTVL theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Vấn đề này hiện nay được giao cho bộ phận thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực GTVL.

2.1.4.3. Các công cụ quản lý

Quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL trên cơ sở các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách

Các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức GTVL có tác động, điều chỉnh các mối quan hệ được hình thành trong hoạt động của tổ chức GTVL theo những mục tiêu mà Nhà nước đã định ra thông qua các khuyến khích và chế tài. Dựa trên các văn bản này, mạng lưới tổ chức GTVL được hình thành và phát triển theo đúng những mục tiêu của Nhà nước đề ra trong từng thời kỳ.

Văn bản cao nhất có quy định về tổ chức GTVL và định hướng cho hoạt động GTVL là BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung. Những quy định dưới luật khác như các Nghị định của Chính phủ: Nghị định 19/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 116/2003/NĐ-CP, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP, Nghị định số 39/2003/NĐ- CP…; các Thông tư của các Bộ, ngành như: Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH, Thông tư số 71/2006/TT-BTC… Các văn bản pháp luật này đều tác động, điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động của tổ chức GTVL, nhằm đưa hoạt động của các tổ chức này phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, nếu có phát sinh những quan hệ mới cần phải được Nhà nước điều chỉnh kịp thời, Nhà nước sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật nêu trên.

Quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL thông qua bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức GTVL có chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, dưới luật, các cơ chế, chính sách về tổ chức GTVL nhằm đưa các văn bản này đi vào thực tiễn của cuộc sống. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức GTVL bao gồm quản lý nhà nước theo ngành dọc, quản lý nhà nước theo địa phương và lãnh thổ.

Đối với quản lý nhà nước về tổ chức GTVL theo ngành dọc, theo quy định của Điều 18 BLLĐ quy định: "Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước đối với các tổ chức GTVL".

Cụ thể hóa BLLĐ, tại Điều 23, Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định: "Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực GTVL trong phạm vi cả nước".

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ LĐTB&XH có các Vụ, Cục, Tổng cục, Viện giúp việc, chủ yếu là: Vụ Lao động - Việc làm; Vụ pháp chế; Cục quản lý lao động ngoài nước; Tổng cục dạy nghề; Thanh tra; Viện Khoa học Lao

động và Xã hội và một số Vụ khác [19]. Bên cạnh đó, còn có các Sở LĐTB&XH chịu trách nhiệm quản lý các tổ chức GTVL trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các tổ chức GTVL theo địa bàn lãnh thổ.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định: Trong trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân về hoạt động GTVL. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn, có quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật [17].

Như vậy, quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL là rất cần thiết để bảo đảm cho các tổ chức GTVL hoạt động theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã định, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.‌

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với trung tâm giới thiệu việc làm

2.2.1.1. Về cơ sở vật chất

Nói đến cơ sở vật chất của trung tâm GTVL trước hết phải kể đến vị trí, địa điểm của trung tâm, sau đó đến nhà xưởng, văn phòng, trang thiết bị ở bên trong gồm bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, tài liệu, tủ lưu trữ thông tin, hệ thống máy vi tính, nhà xưởng, máy móc phục vụ hoạt động dạy nghề… Hiện nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, do đó các trung tâm cần hệ thống máy tính, máy in, Fax, photocopy, hệ thống phần mềm quản lý và lưu trữ thông tin… Nói cách khác, đây chính là 2 trong 4 điều kiện bắt buộc phải có để thành lập các trung tâm GTVL.

Khi mới ra đời, do chức năng hoạt động còn nhỏ hẹp, chủ yếu là hoạt động GTVL, nên vấn đề cơ sở kỹ thuật chưa được chú ý chỉ đơn giản là bàn ghế, tủ hồ sơ tài liệu, thông tin. Hiện nay, do đòi hỏi của thị trường lao động và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các trung tâm GTVL đã nhận được sự quan tâm của các địa phương và của Ngân sách Nhà nước, cùng với nguồn tài chính do chính các trung tâm tự tạo, nên các trung tâm đã có những đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, cụ thể:

- Về vị trí, địa điểm của trung tâm GTVL:

Trong những năm qua, các trung tâm đã được các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về vị trí, địa điểm cho các trung tâm hoạt động. Theo kết quả điều tra cuối năm 2003 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, có tới 61,65% các trung tâm được đặt trung tâm tỉnh, thành phố trong đó có tới 47,94% được bố trí ở vị trí mặt đường; trong số 38,35% số trung tâm nằm ngoài trung tâm tỉnh, thành phố, thì có tới 81,25% số các trung tâm này nằm ở vị trí mặt đường [55, tr. 11]. Các Sở LĐTB&XH và các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung ương Đoàn thanh niên, khu chế xuất, khu công nghiệp là những đơn vị có nhiều trung tâm nằm ở vị trí mặt đường và trung tâm tỉnh, thành phố thuận lợi cho hoạt động của trung tâm.. Bên cạnh đó còn một số trung tâm ở vùng sâu, một số trung tâm ở ngay thành phố Hà Nội vẫn còn phải đi thuê địa điểm với diện tích sử dụng rất chật hẹp như: Trung tâm GTVL Hội cựu chiến binh…

- Về diện tích sử dụng:

Diện tích đất sử dụng của các trung tâm ở các vùng kinh tế cũng có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể [55]:

Biểu 3.2:Diện tích đất của trung tâm ở các vùng kinh tế

(Đơn vị tính: m2)


STT

Vùng kinh tế

Diện tích đất trung bình/

Diện tích đất lớn nhất của

Diện tích đất nhỏ nhất của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay - 11


Trung tâm

1 TT

1 TT

1

Đông Bắc

16.910,42

153.812

530

2

Tây Bắc

1.754

3.075

787

3

Đồng bằng sông Hồng

23.583,8

220.310

100

4

Bắc Trung Bộ

5.964,4

33.821

23,2

5

Nam Trung Bộ

9.844,1

60.000

300

6

Tây Nguyên

2.333,7

5.301

200

7

Đông Nam Bộ

4.279,4

20.707

200

8

Đồng bằng sông Cửu Long

48.733,8

928.734

88,6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2024