Khuyến Khích Phát Triển Năng Lượng Tái Tạo Góp Phần Giảm Nhẹ Phát Thải Khí Nhà Kính


phó với BĐKH trong các chiến lược, quy hoạch, tỉnh cũng đã thực hiện rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp để có sự bố trí hợp lý, đáp ứng nhu cầu của ngành và các đối tượng sử dụng đất.

2.3.6.5. Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Tỉnh Đắk Lắk là địa phương có nhiều nguồn tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo. Việc khai thác sử dụng những nguồn năng lượng này nhằm thay thế nguồn năng lượng hoá thạch, góp phần BVMT và giảm nhẹ phát thải KNK. Do đó, CQĐP tỉnh đã và đang nghiêm túc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, khuyến khích triển khai việc xây dựng và phát triển các dự án khai thác năng tái tạo Cụ thể:

- Năng lương điện mặt trời: Tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh hiện có 6 dự án đang triển khai hoạt động tại các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, thành phố Buôn Ma tổng cộng suất là 246 MW. Ngoài ra, hiện nay tỉnh Đắk Lắk đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch phát triển điện lực đối với 23 dự án điện mặt trời trên đất với tổng công suất dự kiến 13.398 MW.

- Năng lượng điện gió: Hiện nay tại tỉnh Đắk Lắk đã và đang triển khai 9 dự án nhà máy điện gió tại các huyện Ea H’leo, Cư M’gar, Buôn Hồ với tổng công suất là 110 MW và xây dựng quy hoạch phát triển điện gió đến năm 2030 tại các huyện Ea H’leo, Cư M’gar, Buôn Hồ, Krông Năng, Cư M’gar với tổng công suất dự kiến là 1383,08 MW.

- Điện sinh khối: Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 10 dự án điện sinh khối đang triển khai xây dựng bao gồm: 01 dự án từ phế phụ phẩm của ngô, 03 dự án từ phế phụ phẩm sắn, 04 dự án từ phế phụ phẩm mía, 01 dự án từ phế phụ phẩm rác thải với tổng công suất dự kiến là 106.5 MW, điện năng: 445.527 MWh/năm [11].

2.3.7. Hợp tác quốc tế trong biến đổi khí hậu

Để tăng cường nguồn lực thực hiện ứng phó với BĐKH, tỉnh Đắk Lắk đã kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài để triển khai các dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện BĐKH ngày càng nghiêm trọng. Một số dự án điển hình như:


- Dự án sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất cà phê tại Việt nam do Văn phòng đại diện EDE Consulting (Đức) tài trợ và thực hiện từ năm 2014-2019, có tổng giá trị cam kết là 723.276 (EUR).

- Dự án thúc đẩy các giải pháp phát triển năng lượng bền vững vì lợi ích cộng đồng dân tộc thiểu số và nhóm yếu thế tại Việt Nam” do Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh thực hiện từ năm 2016-2019, từ nguồn tài trợ của tổ chức phi chính phủ MCKnight Foundation (Mỹ), có tổng giá trị cam kết là 285.000 (USD).

- Chương trình hợp tác công - tư phát triển cảnh quan bền vững tỉnh Đắk Lắk (chương trình ISLA) do UBND tỉnh, các Sở, ngành liên quan phối hợp với tổ chức phi chính phủ IDH (Hà Lan) và các doanh nghiệp tại tỉnh thực hiện từ 2016 đến nay.

- Dự án tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp, quy mô nông hộ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do BĐKH ở khu vực Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2020-2025 do Quỹ Khí hậu xanh của Liên Hiệp với tổng kinh phí trên 30 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Dự án dự kiến được thực hiện ở 11 xã của 4 huyện của tỉnh Đắk Lắk gồm: Ea Hleo, Cư M’gar, Ea Kar và Krông Pắc với tổng vốn được phân bổ hơn 4,5 triệu USD để triển các hoạt động [26].

2.4. Đánh giá hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Ưu điểm

Trong những năm gần đây, với sự nâng cao nhận thức về BĐKH, CQĐP tỉnh Đắk Lắk đã từng bước chủ động hơn trong công tác ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH, thực hiện các dự án xây dựng kịch bản ứng phó với BĐKH, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, thực hiện các chiến lược nhằm thực hiện thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH. Các chính sách, thể chế trong từng lĩnh vực cũng được cập nhât, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nguồn lực điều kiện KT-XH của tỉnh. Đồng thời, thu hút các nguồn tài trợ quốc tế nhằm tăng cường nguồn lực trong ứng phó với BĐKH của địa phương.

Công tác tuyên truyền về ứng phó với BĐKH cũng đã được thực hiện đồng bộ, với nhiều phương thức, mức độ khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Có thể thấy rằng, công tác ứng phó với BĐKH của CQĐP tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những kết quả tích cực trong thời gian vừa qua.


2.4.2. Hạn chế tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác ứng phó với BĐKH, vẫn còn một số những hạn chế tồn tại mà CQĐP tỉnh Đắk Lắk cần nghiên cứu để đưa ra phướng hướng, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất, hệ thống chiến lược, chính sách về ứng phó với BĐKH của tỉnh Đắk Lắk hình thành còn chậm so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên (Bảng 2.7); việc cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH ở địa phương chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Đến nay, các báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các kế hoạch, chính sách ứng phó với BĐKH chưa được cụ thể hoá, chuyên biệt và đầy đủ, định kỳ mà đa phần chỉ được thể hiện lồng ghép trong các báo cáo mang tính liên quan khác như báo cáo về môi trường, báo cáo chiến lược phát triển đô thị lồng ghép với ứng phó với BĐKH,… Việc thực hiện chế độ báo cáo về ứng phó với BĐKH tại địa phương chưa có sự tuân thủ thực về thời gian, tần suất, điều này dẫn đến sự thiếu hụt dữ liệu, thông tin cần thiết; thiếu chủ động trong việc nắm bắt thực trạng BĐKH, các tác động của BĐKH gây cản trở đối với việc xây dựng những kế hoạch, phương án và đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả với BĐKH trên địa bàn tỉnh ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Bảng 2.7. Các văn bản thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh khu vực Tây Nguyên

TT

Văn bản

Đắk Lắk

Đắk Nông

Gia Lai

Kon Tum

Lâm Đồng


1

Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu đến năm 2020


Quyết định số 2309/QĐ- UBND ngày 27/8/2015


Quyết định số 904/QĐ- UBND ngày 24/7/2012


Chưa có

Quyết định số 314/QĐ- UBND

ngày 09/4/2012

Quyết định số 1246/QĐ- UBND

ngày 28/6/2013


2

Kế hoạch quốc gia thích ứng

với biến đổi khí hậu giai đonạ 2021-

2030, tầm nhìn đến năm 2050


Chưa có


Chưa có


Kế hoạch số 2212/KH- UBND

ngày 29/10/2020


Quyết định số 187/QĐ- UBND

ngày 18/3/2021


Quyết định số 2065/QĐ- UBND

ngày 24/9/2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Ứng phó với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk - 10



3

Kế hoạch thực hiện

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu


Chưa có


Quyết định số1382/QĐ- UBND ngày 23/8/2017

Quyết định số 738/QĐ- UBND

ngày 19/10/2017

Kế hoạch số 2492/KH- UBND

ngày 13/9/2017


Kế hoạch số 2919/KH- UBND


4

Báo cáo tổng kết chương

trình mục tiêu quốc

gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010-

2015


Quyết định số 14/QĐ- UBND

ngày 25/01/2016


Quyết định số 490/QĐ- UBND ngày 11/11/2015


Quyết định số 4599/QĐ- UBND

ngày 20/10/2015


Quyết định số 264/QĐ- UBND

ngày 26/10/2015


Chưa có

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thứ hai, nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng phó với BĐKH của CQĐP còn mỏng so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt là ở cấp huyện và phường/xã. Đồng thời, thiếu đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu trong xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH, phần lớn đội ngũ cán bộ chưa được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, hầu hết các cán bộ, công chức liên quan đến ứng phó với BĐKH thường thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, do đó thời gian và công sức dành cho công việc này còn chưa tương xứng. Chính quyền cấp xã, cấp trực tiếp nhất với người dân lại chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề ứng phó với BĐKH. Ngoài ra, do thiếu đầu tư, trang bị, cung cấp đầy đủ về phương tiện, thiết bị, nên luôn gặp khó khăn khi giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ ứng phó với BĐKH tại địa phương.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với BĐKH tại địa phương mặc dù có những bước tiến bộ nhưng cũng còn không ít hạn chế. Việc triển khai các biện pháp ứng phó với BĐKH mới chỉ được thực hiện ở bước đầu, còn nhiều bị động. Các công tác vẫn có thiên hướng tập trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả thay vì chú trọng đến việc chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn thiếu tính đồng bộ, phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ phận, cơ quan, ban ngành. Đặc biệt, CQĐP tỉnh Đắk Lắk vẫn đang có sự lúng túng trong việc cân bằng giữa mục tiêu phát triển KT-XH và mục tiêu ứng phó với BĐKH. Nỗ lực trồng và phát triển diện tích rừng hiện nay chưa đủ để bù đắp việc sụt giảm diện tích rừng tự nhiên xuất phát từ nạn chặt phá


rừng, các dự án xây dựng trái phép trên đất rừng, huỷ hoại rừng phòng hộ điều này sẽ dẫn đến việc một lượng lớn KNK phát thải ra môi trường không được hấp thụ.

Thứ tư, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH chưa được thực hiện thường xuyên, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao; sự nhận thức đa phần chỉ dừng lại ở việc nghe, hiểu, chưa thực sự thúc đẩy hành động mang tính tiềm thức, tự giác và tự nguyện. Chính vì vậy, việc ứng phó với BĐKH trở nên tự phát thiểu số và thiếu nỗ lực chung, chưa tạo ra sự chuyển biến toàn diện.

Thứ năm, hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng công nghệ phục vụ công tác ứng phó BĐKH đã được CQĐP tỉnh Đắk Lắk quan tâm hướng đến, tuy nhiên, trên thực tế hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa có nhiều đóng góp mang tính đột phá trong công tác ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, một số hoạt động nhằm kiểm soát, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường vẫn còn bị gián đoạn như dự án mở rộng, nâng cấp các bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar; hệ thống xử lý nước thải tại cụm công nghiệp Tân An và các cụm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện dẫn đến tiến độ xử lý triệt để chậm so với thời hạn quy định. Hầu hết các bãi chôn, xử lý chất thải rắn tại nhiều huyện, xã trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được đầu tư xây dựng theo đúng tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Nhiều dự án phát sinh lượng khí thải lưu lượng lớn, nước thải từ 500m3/ngày trở lên bao gồm lĩnh vực chế biến tinh bột sắn, mủ cao su, đường mía, sản xuất bia – nước giải khát, chế biến cà phê hoà tan, xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền dẫn số liệu về Sở TN&MT, Bộ TN&MT theo quy định.

Bên cạnh đó, rác thải sinh hoạt phát sinh hiện nay chưa được phân loại tại nguồn và thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Khối lượng rác thải ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được thu gom, xử lý đạt tỷ lệ thấp, đa phần là người dân tự xử lý bằng cách đốt hoặc hoặc lấp trong khuôn viên nhà gây nên vấn đề ô nhiễm không khí và môi trường sống. Hệ thống cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình, đặc biệt nhiều hộ chăn nuôi lâu đời vẫn nằm trong khu dân cư tránh lập hồ sơ môi trường hoặc có lập nhưng chỉ mang tính chất đối phó với quy định về thủ tục


hành chính, chưa quan tâm thực hiện các biện pháp như đã cam kết nên tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ vẫn xảy ra.

Việc phát triển mạnh năng lượng mặt trời, đặc biệt là việc lắp đặt tại các hộ gia đình một cách ồ ạt và thiếu kiểm soát cũng là thách thức lớn trong tương lai cho tỉnh trong việc quản lý chất thải (tấm pin thải) phát sinh trong thời gian tới.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều chính sách, kế hoạch, chiến lược, dự án nhằm ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, cho đến nay vấn đề triển khai thực hiện vẫn còn là rào cản đối với CQĐP trong quá trình đẩy mạnh phát triển KT- XH nhưng chưa thực sự đồng nhất với mục tiêu PTBV. Những hạn chế, tồn tại nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân chính yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã có những bước tiến lớn, ngày càng chú trọng hơn, tuy nhiên một số chủ trương chính sách, pháp luật về BĐKH hiện vẫn chưa được quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, cụ thể, kịp thời; cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi, chưa tạo điều kiện để phát huy các nguồn lực và phù hợp với điều kiện của đất nước. Hệ thống bộ máy quản lý, chính sách, pháp luật mới chỉ tập trung nhiều vào phòng, chống thiên tai mà chưa coi trọng tới thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK. Hiện chưa có một chính sách tổng thể, toàn diện về ứng phó với BĐKH mà chỉ được lồng ghép trong các văn bản liên quan, không thể hiện rõ được mối quan hệ giữa thích ứng và giảm thiểu trong ứng phó với BĐKH…

Bên cạnh đó, chưa có cơ chế giám sát việc thực hiện công tác ứng phó với BĐKH, chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ triển khai thực hiện của các địa phương do đó rất khó để đảm bảo, cập nhật được tiến độ và kết quả triển khai thực hiện, những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cần sự điều chỉnh kịp thời, dẫn đến các chính sách, chiến lược, quy định ở tầm quốc gia chưa được cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Việc ứng phó với BĐKH mới chỉ đang dừng lại ở mức chủ trương trong các chiến lược, kế hoạch mà chưa có các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể có liên quan. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích hoặc các


chế tài đối với hành vi tương ứng. Để thay đổi điều này, nhu cầu về việc luật hóa các quy định trong lĩnh vực BĐKH cần sớm được nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Thứ hai, nhận thức và tầm nhìn của cấp uỷ, CQĐP, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác ứng phó với BĐKH vẫn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất; nhiều cá nhân, tập thể, đơn vị vẫn duy trì tính chủ quan, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ tác động của BĐKH, những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn ở hiện tại và trong tương lai đe doạ đến sinh kế người dân, môi trường tự nhiên và KT-XH. Chính vì vậy, việc ứng phó với BĐKH hiện nay đa phần là những hoạt động mang tính phong trào, lý thuyết mà chưa chú ý đến các hiệu quả hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, các chính sách và pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn đặt nặng vai trò của nhà nước trong công tác ứng phó với BĐKH, chưa thực sự tận dụng các nguồn lực xã hội và sự tham gia của khối tư nhân, cộng đồng. Các quy định pháp luật hay cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội vào công tác này vẫn còn rất mờ nhạt. Chính vì vậy, các cấp CQĐP gặp nhiều khó khăn trong huy động sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ứng phó với BĐKH.

Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho ứng phó với BĐKH mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu, nhiều dự án đã được xây dựng cụ thể nhằm đảm bảo cho kế hoạch ứng phó với BĐKH tại tỉnh, tuy nhiên kinh phí bố trí để thực hiện các dự án theo kế hoạch còn hạn chế, nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp và chưa được phân bổ kịp thời nên nhiều dự án đến nay vẫn chưa được triển khai trên thực tế. Đây là trở ngại rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk.

Thêm vào đó, nguồn kinh phí cho các hoạt động điều tra, khảo sát, đo lường, kiểm kê lượng phát thải KNK, bảo tồn và đánh giá mức độ BĐKH tại địa phương là tương đối lớn nên kinh phí ngân sách chỉ đáp ứng được một phần. Điều này tạo ra sai số rất lớn do việc ước lượng không thể đưa ra đánh giá chính xác mức độ BĐKH trên thực tế.

Thứ tư, kịch bản ứng phó với BĐKH chưa được cập nhật, điều chỉnh sát với tình hình thực tiễn diễn ra do sự thiếu hụt thông tin, dữ liệu mang tính định lượng về khả năng diễn biến của BĐKH trong tương lai, đặc biệt đối với các khu vực cấp tỉnh, huyện, phường/xã. Sự chỉ đạo ở chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương còn chưa thống nhất, chưa có các quy định, hướng dẫn cụ thể trong công


tác lập quy hoạch tỉnh, hệ thống các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhằm lồng ghép các nội dung xây dựng và phát triển gắn với ứng phó với BĐKH, mà mới chỉ ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành địa phương.

Thứ năm, hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vẫn còn mang tính hình thức, các kết quả nghiên cứu khoa học chưa cung cấp đầy đủ luận cứ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật cũng như các giải pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng chưa thực sự nhận được sự quan tâm trong vấn đề nhân rộng để phát huy tối đa hiệu quả của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó với BĐKH. Đồng thời, các cơ chế về khuyến khích phát triển khoa học công nghệ chưa thực sự thu hút được số đông sự tham gia và sử dụng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao.

Thứ sáu, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, vẫn còn sự lỏng lẻo, lơ là, thiếu trách nhiệm, chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Việc quy hoạch phát triển vùng liên quan đến BĐKH vẫn chủ yếu riêng biệt theo ngành, tính liên ngành gần như chưa được chú trọng. Sự phân công, phối hợp thực hiện và trách nhiệm giữa các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ và còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều khó khan phát sinh trong quá trình thực hiện và kết quả thực hiện chưa đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra cũng như các yêu cầu của thực tiễn.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí