Bảng 3.10. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề trong giai đoạn 2017 đến 2019
ĐVT: đồng
2017 | 2018 | 2019 | TTBQ (%) | |
Bình quân chung | 7.500.000 | 8.600.889 | 9.779.444 | 13,5 |
Theo nguồn lao động | ||||
Lao động gia đình | 8.115.000 | 9.428.000 | 10.680.000 | 14,7 |
Lao động thuê ngoài | 8.255.000 | 9.435.000 | 10.925.000 | 15,0 |
Theo đặc điểm lao động | ||||
Lao động bán thời gian | 2.570.000 | 2.650.000 | 2.825.000 | 4,9 |
Lao động thường xuyên | 8.725.000 | 9.925.000 | 11.250.000 | 13,6 |
Theo giới tính | ||||
Lao động Nam | 8.625.000 | 9.775.000 | 10.925.000 | 12,5 |
Lao động Nữ | 6.555.000 | 7.475.000 | 8.280.000 | 12,4 |
Theo năm kinh nghiệm | ||||
Lao động dưới 2 năm | 7.735.000 | 9.150.000 | 10.830.000 | 18,3 |
Lao động từ 2 đến 5 năm | 8.250.000 | 9.720.000 | 11.125.000 | 16,1 |
Lao động từ 5 đến 10 năm | 8.670.000 | 9.850.000 | 11.175.000 | 13,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiếp Cận Theo Cụm Liên Kết Ngành Theo Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Làng
- Nội Dung Chính Bảng Câu Hỏi Cụ Thể Từng Vấn Đề Liên Quan
- Số Lượt Khách Đến Thăm Danh Thắng Ngũ Hành Sơn 2015 - 2020
- Đánh Giá Những Khó Khăn Trong Quá Trình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Các Cơ Sở Sản Xuất Tại Làng Nghề
- Đánh Giá Của Các Cssx Được Khảo Sát Về Chất Luợng Cơ Sở Hạ Tầng Trong Khu Sản Xuất Làng Nghề Tập Trung
- Một Số Tác Động Của Sự Phát Triển Làng Nghề Với Môi Trường Và Xã Hội
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020
Theo kết quả khảo sát điều tra tại Bảng 3.10, về thu nhập của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất tại làng nghề trong giai đoạn 2017 đến 2019 với mức rất cao và giao động ở mức thu nhập bình quân chung lần lượt là 7,5 triệu đồng/tháng, 8,6 triệu đồng/tháng, 9,7 triệu đồng/tháng cao hơn thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng lần lượt là 7,2 triệu đồng/tháng, 7,6 triệu đồng/tháng và 8,4 triệu đồng/tháng (Theo Bảng 3.11.- Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020)
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp phân theo huyện/quận
ĐVT: Nghìn đồng
Phân theo thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp | |||||
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
TỔNG SỐ | 6.140 | 6.578 | 7.244 | 7.634 | 8.446 |
Phân theo đơn vị cấp huyện | |||||
Quận Liên Chiểu | 5.714 | 6.551 | 6.678 | 7.673 | 7.808 |
Quận Thanh Khê | 5.935 | 6.203 | 6.624 | 7.538 | 8.318 |
Quận Hải Châu | 6.925 | 7.436 | 8.296 | 8.476 | 9.598 |
Quận Sơn Trà | 5.078 | 5.475 | 6.359 | 6.933 | 7.565 |
Quận Ngũ Hành Sơn | 7.182 | 6.526 | 7.279 | 7.913 | 8.461 |
Quận Cẩm Lệ | 5.331 | 5.818 | 6.920 | 6.607 | 7.682 |
Huyện Hòa Vang | 6.235 | 6.762 | 7.285 | 6.513 | 8.630 |
Huyện Hoàng Sa | - | - | - | - | - |
Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020
3.2.3. Đánh giá nhận định tình hình kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề
Đối với kế hoạch cải tiến, đầu tư trang bị máy móc thiết bị công nghệ sản xuất của các CSSX tại làng nghề, qua khảo sát đánh giá trong bảng 3.12
Bảng 3.12. Đánh giá kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị của CSSX tại làng nghề
Đvt: %
Diễn giải
Đánh giá kế hoạch đầu tư thiết bị máy móc công
Các lý do khi không đầu tư máy móc thiết bị
nghệ Diễn giải
CC (%) Số CC (%) | |||||
lượng | lượng | ||||
Tổng số | 302 | 100,0 | |||
Có kế hoạch đầu tư | 75 | 24,8 | Không có vốn | 69 | 28,9 |
Không có kế hoạch | Thiết bị đang | 51 | 21,3 | ||
đầu tư | 142 | 47,0 | mới | ||
Không biết mua | 0 | 0,0 | |||
Không chắc chắn | 85 | 28,1 | thiết bị ở đâu | ||
Tiết kiệm chi | 77 | 32,2 | |||
phí | |||||
Khác | 42 | 17,6 |
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020
Theo số liệu tại (Bảng 3.12) thì mức độ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất còn thấp, tỷ lệ các cơ sở khảo sát không có kế hoạch mua sắm trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật để thay thế và nâng cao chất lượng sản phẩm rất cao với tỷ lệ là 47%, trong khi kế hoạch mua sắm dự kiến đầu tư thay thế máy móc thiết bị chỉ chiếm tỷ lệ 24,8%, không chắc chắn hoặc chưa có kế hoạch chiếm tỷ lệ 28,1%.
Qua khảo sát điều tra, lý do các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề không có kế hoạch mua sắm đầu tư trang thiết bị mới để thay thế máy móc thiết bị hiện có để nâng cao chất lượng sản phẩm thì nhận thấy rằng có nhiều lý do khác nhau như: lý do chính đáng do thiết bị đang mới, chiếm 21,3%. Lý do khó khăn hiện nay là không có vốn để đầu tư nên không thể thực hiện kế hoạch mua sắm thay thế máy móc thiết bị có tỷ lệ khảo sát là 28,9%. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh gặp khóa khăn, các cơ sở sản xuất tại làng nghề muốn tiết kiệm chi phí nên không thực hiện kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao 32,2%. Như vậy, việc các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề không có kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản xuất sẽ tác động không nhỏ đến kế hoạch cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm và năng suất hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở tại làng nghề.
Đối với vấn đề cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề
Qua số liệu tại (Bảng 3.13) nhận thấy rằng tỷ lệ số cơ sở có kế hoạch cải tiến mẫu mã đồng thời để đa dạng hóa sản phẩm chỉ chiếm 34,8%. Đây là tỷ lệ còn thấp so với đặc thù làng nghề đòi hỏi sự sáng tạo, cải tiến liên tục và cao để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong khi đó số cơ sở không có kế hoạch cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm ở mức cao là 50,3%. Xét nguyên nhân không có kế hoạch cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề ta nhận thấy rằng: nguyên nhân không có vốn để đầu tư chiếm tỷ lệ cao là 47,4%. Điều này thể hiện mặc dù rất muốn cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm nhưng do nguồn vốn còn hạn chế nên nhiều cơ sở sản xuất không thực hiện kế hoạch này. Đây là nguyên nhân cần phải khắc phục sớm trong thời gian tới để nâng cao chất lượng sản phẩm cho làng nghề để gia tăng giá trị sản
phẩm làng nghề nâng cao cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 3.13. Đánh giá kế hoạch cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm của CSSX tại làng nghề
Đvt: %
Đánh giá kế hoạch cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm làng nghề | Diễn giải | Nguyên nhân không có kế hoạch cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm làng nghề | |||
Số lượng | CC (%) | Số lượng | CC (%) | ||
Tổng số | 302 | 100,0 | |||
Có kế hoạch cải tiến mẫu mã | Không có vốn | 72 | 47,4 | ||
105 | 34,8 | ||||
Không có kế hoạch cải tiến mẫu mã | Mẫu mã đã ổn định | 9 | 5,9 | ||
152 | 50,3 | ||||
Không biết làm thế nào | 5 | 3,3 | |||
Không chắc chắn | 45 | 14,9 | |||
Giảm chi phí | 11 | 7,2 | |||
Khác | 55 | 36,2 |
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020
3.2.4. Nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề
3.2.4.1. Nguyên vật liệu cho sản xuất
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề theo bảng số liệu (Bảng 3.14) cho thấy tỷ lệ mua nguyên liệu của các cơ sở sản xuất thông qua các cơ sở bán buôn, môi giới dịch vụ chiếm tỷ lệ cao đến 83.44%, trong khi tỷ lệ mua ―từ nhà sản xuất‖ chiếm tỷ lệ là 43,71%. Điều này chứng tỏ các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề phải mua nguyên liệu qua trung gian rất lớn, không mua gốc được và điều này dẫn đến giá thành đầu vào cho sản xuất sẽ cao kéo theo tăng chi phí sản xuất và dẫn đến giảm lợi nhuận cho doanh nghiệm. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8.28%, điều này dễ hiểu bởi đối với các cơ sở có nhu cầu về đặc chủng đá chuyên biệt để sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng mà trong nước không có loại đá nguyên liệu này để cung cấp. Một số liệu khác trong điều tra đó là
nguồn cung nguyên liệu đá từ ―nguồn khác‖ cũng chiếm tỷ lệ cao là 24.83%, bởi ở làng nghề mối quan hệ đa dạng như nhà cung cấp gọi điện, các bạn hàng lâu năm,…. Điều này cũng thể hiện sự đa dạng trong quá trình đầu vào của nguyên liệu cho sản xuất ở các cơ sở tại làng nghề
Bảng 3.14. Các hình thức mua nguyên liệu đầu vào của các CSSX làng nghề
ĐVT: %
Các hình thức mua nguyên liệu đầu | Từ nhà sản xuất | Từ môi giới/bán buôn | Nhập khẩu trực tiếp | Nguồn khác |
43,71 | 83,44 | 8,28 | 24,83 |
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020
Các hoạt động thu mua nguyên vật liệu của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước gặp không ít các khó khăn đó là chất lượng nguồn nguyên liệu, giá cả luôn thay đổi, nguồn cung không ổn định,..Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2019 tại làng nghề thể hiện ở (Bảng 3.15) cho thấy: có 100% cơ sở cho rằng giá nguyên vật liệu thay đổi thường xuyên điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở tại làng nghề; các khó khăn khác như chất lượng nguồn nguyên liệu thấp chiếm tỷ lệ khảo sát đến 53,64%; giá cả nguyên liệu hiện nay là cao có tỷ lệ đến 88,41%; các khó khăn khác như nguồn cung không thường xuyên, không ổn định có tỷ lệ 41.39%,..
Bảng 3.15. Các yếu tố tác động đến khó khăn đầu vào nguyên liệu
ĐVT: %
Các khó khăn về đầu vào nguyên liệu | Cung cấp không thường xuyên | Chất lượng nguyên liệu | Giá nguyên liệu | Khác |
41,39 | 53,64 | 88,41 | 38,74 |
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020
Như vậy, hiện nay với sự khó khăn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các cơ sở tại làng nghề bởi nguyên liệu là đâu vào rất quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để giải quyết vấn đề này thì cần phải có giải pháp cụ thể, căng cơ cho việc ổn định nguồn nguyên liệu.
3.2.4.2. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề
Đối với thị trường sản phẩm làng nghề là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế. Do đó, phát triển thị trường sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ổn định bền vững cho các cơ sở làng nghề.
Bảng 3.16: Phương thức bán sản phẩm
ĐVT: %
Sản phẩm chia theo phương thức bán | Khách hàng mua lẻ (qua các hình thức: mạng, tại CSSX) | Đại lý cửa hàng (các cửa hàng hoặc showroom) | Thu gom (trong và ngoài địa phương) | Tác nhân khác (đặt hàng, xuất khẩu, khác) |
38,2 | 6,8 | 45,3 | 9,7 |
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020
Bảng 3.16 mô tả hình thức bán sản phẩm cụ thể với khách hàng mua lẻ (qua các hình thức: mạng, tại CSSX) chiếm tỷ lệ 38,2%; bán thông qua đại lý (các cửa hàng hoặc showroom) chiếm tỷ lệ 6,8%, bán qua hình thức thu gom chiếm tỷ lệ 45,3%, bán qua các hình thức khác chiếm tỷ lệ 9,7%. Qua đó có thế thấy rằng các sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề được các đại lý thu gom tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên khi bán qua các đại lý này thì giá sản phẩm thường thấp hơn so với bán trực tiếp cho khách hàng. Để sản phẩm làng nghề đến tay khách hàng được thực hiện tốt thì cần phải tăng cường công tác quảng bán sản phẩm, công tác marketing được quan tâm đúng mức, tìm kiếm thông tin để đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Đối với giá bán sản phẩm làng nghề, theo (Bảng 3.17) cho thấy rằng giá bán sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề được xác định thông qua
các phương pháp sau đây: giá bán xác định thông qua thỏa thuận giữa 2 bên bán và bên mua với tỷ lệ rất cao các cơ sở chọn phương pháp này lên đến 70,5%. Bên cạnh đó giá bán do chủ cơ sở tự quyết định chiếm tỷ lệ cũng rất cao là 18,9%. Bên cạnh đó tỷ lệ giá sản phẩm do người mua quyết định chiếm tỷ lệ 8,3%; còn lại giá bán sản phẩm làng nghề do thị trường quyết định chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp là 2,3%, điều này cũng dễ hiểu bởi vì sản phẩm thủ công mỹ nghệ có đặc thù riêng, độc đáo với cùng một sản phẩm có tính năng như nhau nhưng qua cơ sở có uy tín, chất lượng được bàn tay người thợi giỏi làm ra sẽ sắc sảo và đẹp hơn nên giá bán sẽ cao hơn sản phẩm cùng loại.
Bảng 3.17. Phương pháp xác định giá bán sản phẩm làng nghề
ĐVT: %
Phương pháp định giá bán sản phẩm | Thoả thuận giữa 2 bên (nhà sản xuất và người mua) | Chủ cơ sở quyết định | Người mua quyết định | Theo giá thị trường |
70,5 | 18,9 | 8,3 | 2,3 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019-2020 Cách xác định giá bán sản phẩm của nhiều cơ sở sản xuất tại làng nghề được hình thành trên cơ sở các phương pháp xác định giá như: do thỏa thuận giữa 2 bên, do cơ sở tự quyết định giá bán, cơ sở chấp nhận giá bán và giá bán theo giá thị trường. Tuy nhiên các phương pháp này thường mang tính bị động cao bởi rất ít cơ
sở không chủ động xây dựng giá bán nhất định.
Giá bán sản phẩm (bảng 3.18) của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước cho thấy có đến 57,9% đồng ý với nhận định rằng phương pháp xác định giá bán của cơ sở mình là hợp lý, tỷ lệ đánh giá mức độ khá hợp lý chiếm 37,1% và chỉ có 5% là đánh giá không hợp lý. Điều đó cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ tại làng nghề có tính chủ động cao trong việc xác định giá bán sản phẩm của mình làm ra.
Bảng 3.18. Nhận định về mức độ hợp lý của giá bán sản phẩm làng nghề
ĐTV: %
Nhận định về mức độ hợp lý giá bán sản phẩm làng nghề | ||
Số lượng | CC (%) | |
302 | 100,0 | |
Giá bán hoàn toàn không hợp lý | 0 | 0 |
Giá bán không hợp lý | 15 | 5,0 |
Giá bán hợp lý | 175 | 57,9 |
Giá bán khá hợp lý | 112 | 37,1 |
Giá bán rất hợp lý | 0 | 0,0 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019-2020
Thực tiễn quá trình thực hiện giải pháp nâng cao giá bán sản phẩm đá mỹ nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề thể hiện ở (bảng 3.19), kết quả cho thấy nhiều cơ sở đã đề ra các giải pháp để xác định giá bán hợp lý hơn.
Bảng 3.19. Nhận định về giải pháp nâng cao giá bán sản phẩm làng nghề trong thời gian đến
ĐVT: %
Đánh giá giải pháp nâng cáo giá bán sản phẩm làng nghề trong thời gian đến | Nâng cao chất lượng sản phẩm | Liên kết với các cơ sở khác | Mỡ rộng thị trường tiêu thụ | Tăng cường quảng bá sản phẩm | Khác |
32,9 | 9,8 | 25,2 | 8,9 | 23,3 |
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019-2020 Theo đó nhiều cơ sở chọn giải pháp là nâng cao chất lượng sản phẩm với tỷ lệ chọn phương án này lên đến 32,9%, mỡ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đứng thứ hai với tỷ lệ là 25,2%. Trong khi các phương án khác như: liên kết với các cơ sở khác chỉ có tỷ lệ chọn 9,8%, tăng cường quảng bá sản phẩm có tỷ lệ thấp nhất là 8,9%, điều này khẳng định nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề chưa thay đổi cách thức tiếp cận các xu hướng mới của thị trường, trong đó vai trò quan trọng marketing, quảng bá, chủ động tìm kiếm khách hàng để đảm bảo đầu ra cho sản
phẩm của mình góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển bền vững.