Số Lượt Khách Đến Thăm Danh Thắng Ngũ Hành Sơn 2015 - 2020

nước, tổng doanh thu bình quân mỗi năm của làng nghề là 700-800 tỷ đồng; trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm 52% và doanh thu trong nước là 48%; doanh thu bán sản phẩm đá mỹ nghệ cho các nhà xuất khẩu ủy thác trong nước và qua đường phi mậu dịch đạt 60 tỷ đồng/năm, chiếm từ 10%-15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng. Ngoài ra, sản xuất đá mỹ nghệ còn đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Từ sau năm 2010, làng nghề đã có sự phát triển đáng kể trong hoạt động sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất và doanh thu của làng nghề trong giai đoạn này đạt lần lượt là 15,35% và 17,6% giai đoạn 2010-2013. Trong năm 2014, tổng sản phẩm tạo ra chỉ đạt 105 nghìn sản phẩm, đạt 105% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ. Đến năm 2015, tình hình hoạt động làng đá thủ công mỹ nghệ dần ổn định, đạt 69 nghìn sản phẩm, tăng 8,08% so với cùng kỳ năm trước và bằng 66,05% kế hoạch quận. Năm 2016 đánh dấu bước chuyển mình của làng đá mỹ nghệ với khối lượng sản xuất đạt 143 nghìn sản phẩm, đạt 119,2% kế hoạch, tăng 23,3% so với năm 2015, các năm tiếp theo từ 2017 đến 2019 làng nghề phát triển rất mạnh, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề nâng cấp xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc mới vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sự phát triển của Làng nghề gắn liền với hoạt động du lịch của quận Ngũ Hành Sơn, đặc biệt là gắn với Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng hàng năm đón hàng vạn du khách đến tham quan. Cụ thể trong 5 năm từ (2015

– 2019) đã đón 7.691.889 lượt khách (4.280.856 lượt khách nước ngoài) tham quan du lịch tại khu Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn, tổng thu ngân sách: 286.776.724.000 đồng, lượng khách tăng bình quân 29%. Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chỉ có 368.370 lượt khách đến tham quan, thu ngân sách chỉ đạt 17.024.914. đồng.

Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước ngày càng tăng lên, thu hút nhiều lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề. Làng nghề ngoài khu sản xuất tập trung đã được quy hoạch, có các khu trưng

bày và bán sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước tập trung tại các tuyến đường lớn như: Lê Văn Hiến, Huyền Trân Công Chúa, Non Nước, Nguyễn Duy Trinh, Trường Sa; đã hình thành các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ làng nghề, các doanh nghiệp thương mại thu mua sản phẩm, các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đá,..đã tạo nên một chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề phát triển.

Bảng 3.2. Số lượt khách đến thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn 2015 - 2020


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

884.077

1.225.858

1.487.144

1.990.514

2.104.296

368.370

Khách nội

564.618

648.221

644.833

780.803

772.558

124.180

Khách QTế

319.459

577.637

842.311

1.209.711

1.331.738

244.190

Tổng thu

(1.000

đồng)


21.817.513


30.017.110


65.641.119


83.889.395


85.411.587


17.024.914

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 14

Nguồn: Ban quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước có thuận lợi nằm ở khu vực có Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn nên khách du lịch khi đến tham quan di tích sẽ không bỏ qua làng nghề truyền thống này, rất nhiều thương gia, khách du lịch từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Pháp, Canada, Hà Lan, Mỹ... đã đến ký hợp đồng đặt mua các sản phẩm ở làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó có có những hợp đồng trị giá hàng trăm ngàn USD, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tại địa phương.

3.2. Phân tích tình hình phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước ở các cơ sở điều tra

3.2.1. Đánh giá quy mô loại hình sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay theo thống kê với hơn 550 cơ sở sản xuất kinh doanh ở loại hình hộ cá thể, thu hút hơn 4000 lao động (trong khi tổng số lao động các hộ cá thể trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn theo Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2020 là 12.161 người) tham gia vào quá trình sản xuất (Tổng số hộ cá thể của tất cả các ngành nghề quận Ngũ Hành Sơn 2020 là

6.434 hộ cá thể, theo Niên giám thống kê Đà Nẵng 2020).

Bảng 3.3 mô tả các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề chủ yếu tập trung tại khu sản xuất với quy mô 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải, giáp ranh Hòa Quý với các loại hình hoạt động hầu hết chủ yếu ở dạng cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể chiếm tỷ lệ rất lớn đến 98,34%, trong khi các loại hình khác như doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ rất thấp là 1,66%, không có các loại hình hoạt động khác như Hợp tác xã/Tổ hợp tác, Công ty Cổ phần.

Bảng 3.3. Loại hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làng nghề

ĐTV: %

Nhận định về loại hình hoạt động sản xuất của CSSX làng nghề


Số lượng

CC (%)


302

100,0

Cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể

297

98,34

Doanh nghiệp tư nhân

5

1,66

Hợp tác xã/Tổ hợp tác

0

0,00

Cty Cổ phần/TNHH

0

0,00

Liên doanh

0

0,00

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020

Tuy nhiên, xét về quy mô lao động (Bảng 3.4) tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề thì trung bình 6,5 người (gồm lao động thường xuyên là 5,7; lao động bán thời gian là 0,8; lao động nam là 6 và nữ là 0,5) đây là số lao động trung bình của một CSSX là tương đối khá so với loại hình hộ cá thể. Nhiều hộ kinh doanh có lợi thế về lao động, vốn và công nghệ trong làng nghề hiện nay có điều kiện chuyển lên loại hình doanh nghiệp nhưng các hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp bởi thực tế hiện nay hộ kinh doanh có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp về nộp thuế và chế độ kế toán, thủ tục đăng ký thành lập và phần lớn hộ kinh doanh quen với tập quán kinh doanh nhỏ lẻ nên ngại thay đổi và đây là một trong những trở ngại cho phát triển của làng nghề.

Bảng 3.4. Lao động trung bình của một CSSX tại làng nghề

ĐVT: %

Quy mô bình quân người lao động của các cơ sở sản xuất tại làng nghề


BQ

CC (%)

Quy mô người lao động của cơ sở

6,5

100,00

Lao động thường xuyên

5,7

87,69

Lao động bán thời gian

0,8

12,31

Lao động Nam

6

92,31

Lao động Nữ

0,5

7,69

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020

Trong khi đó theo số liệu Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020 thì số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động thành phố Đà Nẵng dưới 5 người có

8.127 doanh nghiệp; từ 5 người đến dưới 9 người có 4.662 doanh nghiệp; từ 10 người đến dưới 49 người có 3.521 doanh nghiệp. Quận Ngũ Hành Sơn lần lượt là 681, 482, 272 doanh nghiệp; Riêng Hợp tác xã trên địa bàn quận năm 2019 chỉ có 02 hợp tác xã.

Bảng 3.5: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 phân theo quy mô lao động và phân theo huyện/quận

ĐVT: Doanh nghiệp - Unit: Enterprise

Tổng số Total

Phân theo quy mô lao động Dưới 5 Từ 5 người Từ 10 người

người đến 9 người đến 49

TỔNG SỐ - TOTAL

người


Phân theo đơn vị cấp huyện - By

17.105

district

8.127

4.662

3.521

Quận Liên Chiểu

2.250

1.020

589

503

Quận Thanh Khê

3.177

1.747

761

567

Quận Hải Châu

4.527

2.097

1.212

951

Quận Sơn Trà

2.263

1.010

644

504

Quận Ngũ Hành Sơn

1.498

681

482

272

Quận Cẩm Lệ

2.656

1.248

761

562

Huyện Hòa Vang

734

324

213

162

Huyện Hoàng Sa

-

-

-

-

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020

Xét về quy mô vốn sản xuất kinh doanh của các CSSX tại làng nghề thì tương đối khá so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn. Bảng 3.6 mô tả số vốn sản xuất kinh doanh của CSSX tại làng nghề tăng qua từng năm từ năm 2015 đến năm 2019, trong vốn cố định cao nhất là 35 tỷ đồng, vốn lưu động cao nhất là 25 tỷ đồng, vốn tự có 11,5 tỷ đồng, vốn đi vay là 13,5 tỷ đồng.

Bảng 3.6. Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các CSSX tại làng nghề từ năm 2015 – 2019

ĐVT: triệu đồng


Phân theo quy mô và các hình thức vốn của các cơ sở sản

xuất kinh doanh tại làng nghề


2015

2016

2017

2018

2019

Vốn cố định






Bình quân

475,0

483,8

522,5

611,3

653,8

Nhiều nhất

15.000

17.000

20.000

27.000

35.000

Vốn lưu động






Bình quân

391,3

428,8

525,0

628,8

672,5

Nhiều nhất

5.000

7.000

10.000

17.000

25.000

Vốn tự có






Bình quân

292,5

345,63

398,13

420,63

473,75

Nhiều nhất

1.500

2.000

4.000

7.500

11.500

Vốn đi vay






Bình quân

193,75

221,25

237,5

267,5

308,75

Nhiều nhất

3.500

5.000

6.000

9.500

13.500

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020 Trong khi đó theo Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng 2020 thì loại hình doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm năm 2019 chiếm tỷ lệ cao nhất với số vốn trung bình từ 1 đến dưới 5 tỷ có 654 doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ có 202 doanh nghiệp; từ 10 đến dưới 50 tỷ có 214 doanh nghiệp; từ 0,5 tỷ đến dưới 1 tỷ đồng có 179 doanh nghiệp, điều này là rất quan trọng khi so sánh với mặt bằng chung của làng nghề hiện nay với số vốn của các CSSX là tương đối khá với vốn cố định cao nhất là 35 tỷ đồng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát

triển của các cơ sở sản xuất tại làng nghề trong tương lai.

Thực tế, nếu hộ kinh doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để đầu tư mỡ rộng quy mô sản xuất, thiết kế sản phẩm, tiếp cận vốn, đầu

tư máy móc thiết bị hiện đại thay thế lao động thủ công, tiếp cận thị trường. Mặt khác hình thức doanh nghiệp có tính năng động và linh hoạt hơn nên sẽ là hạt nhân cho sự phát triển làng nghề

3.2.2. Đánh giá về nguồn nhân lực tại làng nghề

Phần này xem xét đến chất lượng nguồn nhân lực gồm chủ cơ sở và người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSX) của làng nghề. Bảng 3.7 mô tả trình độ văn hoá và đào tạo của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, théo đó có đến 56,62% tốt nghiệp THPT và 32,12% tốt nghiệp THCS và chỉ có 11,26% là tốt nghiệp tiểu học, đây là tỷ lệ khá cao, Tuy nhiên về đào tạo nghề thì có đến 93,05% chưa qua đào tạo về nghề tại làng nghề và đa số được gia đình truyền lại với tỷ lệ học nghề truyền lại từ gia đình chiếm tỷ lệ 55,30% và học từ người khác chiếm 44,70%. Với sự phát triển của xã hội ngày càng cao, sự cạnh tranh lớn thì việc nâng cao trình độ cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề là cấp thiết để đảm bảo năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc phát triển làng nghề trong tương lai.

Bảng 3.7. Nhận định về chất lượng của chủ CSSX làng nghề và nguồn gốc được truyền nghề

ĐVT: %

Nhận định về chất lượng của chủ CSSX

làng nghề và nguồn gốc truyền nghề


Số lượng

CC (%)

Phân theo trình độ về văn hoá

302

100

Tốt nghiệp THPT

171

56,62

Tốt nghiệp THCS

97

32,12

Tốt nghiệp Tiểu học

34

11,26

Phân theo trình độ đào tạo về nghề

302

100

Chưa qua đào tạo nghề

281

93,05

Trình độ Trung cấp

5

1,66

Trình độ Cao Đẳng

3

0,99

Trình độ Đại học

13

4,30

Khác

-

-

Nguồn gốc truyền nghề của chủ cơ

sở sản xuất kinh doanh


302


100

Từ gia đình

167

55,30

Từ người khác

135

44,70

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020

Đối với lực lượng lao động tại làng nghề, theo số liệu từ Bảng 3.8 cho thấy rằng trình độ của người lao động trong các cơ sở sản xuất của làng nghề trên góc độ trình độ văn hóa thì đa số lao động có trình độ THCS chiếm tới 69,23%, số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn còn nhưng rất ít chỉ chiếm 1,54%, số lao động tốt nghiệp THPT chiếm tới 18,46%.

Bảng 3.8. Chất lượng người lao động tại các cơ sở sản xuất làng nghề

ĐVT: %


Nhận định về chất lượng người lao

động tại các CSSX của làng nghề


BQ

CC (%)

Phân theo trình độ về văn hoá

6,5

100

Chưa tốt nghiệp Tiểu học

0,1

1,54

TN Tiểu học

0,7

10,77

TN THCS

4,5

69,23

TN THPT

1,2

18,46

Phân theo trình độ đào tạo về nghề

6,5

100

Chưa qua đào tạo nghề

6,32

97,23

Trình độ Trung cấp

0,13

2,00

Trình độ Cao Đẳng

0,05

0,77

Trình độ Đại học

0

0

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020

Trong khi đó, xét về trình độ đào tạo chuyên môn thì ta thấy rằng số lao động chưa được qua đào tạo có tới 6,32 người/cơ sở chiếm tới 97,23%, đã học qua Trung cấp chiếm tỷ lệ 2,00%, đào tạo qua Cao Đẳng 0,77% và không có trình độ Đại học. Như vậy, với quy mô lao động của các cơ sở sản xuất đạt bình quân 6,5 người/cơ sở, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã đóng góp rất lớn vào việc giải quyết việc làm cho địa phương. Tuy nhiện với 97,23% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn ở bất kỳ lĩnh vực nào thì sẽ dẫn đến những khó khăn không nhỏ đến chất lượng lực lượng lao động này và làm ảnh hưởng đến chất lượng chung cho làng nghề bởi với trình độ này người lao động sẽ khó tiếp cận, nắm bắt công nghệ mới trong sản xuất, tay nghề lao động trong quá trình sản xuất. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề để nâng cao chất lượng lao động tại làng nghề.

Việc nâng cao trình độ cho người lao động trong bất kỳ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Theo Bảng 3.9 mô tả kế hoạch tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động của CSSX tại làng nghề: chỉ có 14,9% doanh nghiệp có kế hoạch nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động, trong khi đó có đến 79,5% doanh nghiệp không có kế hoạch nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động.

Bảng 3.9. Nhận định về kế hoạch tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động của CSSX tại làng nghề

ĐVT: %


Đánh giá kế hoạch tập huấn nâng cao trình

độ, kỹ năng cho người lao động

Số lượng

CC (%)

Tổng số

302

100,0

Có kế hoạch đầu tư

45

14,9

Không có kế hoạch đầu tư

240

79,5

Không chắc chắn

17

5,6

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra 2019-2020 Với kết quả số liệu trên thể hiện doanh nghiệp làng nghề chưa quan tâm đến nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động. Có thể có nhiều lý do khác nhau tùy vào điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà doanh nghiệp làng nghề có kế hoạch hoặc chưa có kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng của người lao động. Nhưng có thể khẳng định chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng người lao động của doanh nghiệp

hiện có

Do đó nếu doanh nghiệp không quan tâm đến trình độ người lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh nghiệp mà cụ thể là năng suất và chất lượng đầu ra của sản phẩm làng nghề.

Bên cạnh các yếu tố về trình độ văn hoá, đào tạo nghề nghiệp thì vấn đề thu nhập của người lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí