Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, trẻ bậc học mầm non 47

Bảng 2.2. Nhận thức của GV, CBQL giáo dục về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng tổ chức trong thực hiện HĐTN cho trẻ ở trường MN 54

Bảng 2.3. Đánh giá về các hoạt động trải nghiệm đã tổ chức cho trẻ 55

Bảng 2.4. Đánh giá về thực trạng kỹ năng thiết kế HĐTN của GV 59

Bảng 2.5. Đánh giá về thực trạng nhóm kỹ năng tổ chức HĐTN của GV 62

Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN của GV 65

Bảng 2.7. Đánh giá về thực trạng kỹ năng bổ trợ trong tổ chức HĐTN cho trẻ của GV 67

Bảng 2.8: Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm

non thành phố Hạ Long 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Thực trạng tổ chức phát triển kỹ năng cho giáo viên 72

Bảng 2.10. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên 73

Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức đánh giá kết quả phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên 76

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho GV MN thành phố Hạ Long 77

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh 99

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Đánh giá chung về trình độ đạt được ở nhóm kỹ năng thiết kế 61

Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung về trình độ đạt được nhóm kỹ năng tổ chức HĐTN 63

Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp đề xuất 100

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy yếu tố con người là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi mục tiêu hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các phẩm chất nhân cách phù hợp. Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người công nghệ, con người tri thức… đó là mô hình nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục phải đào tạo ra. Như vậy, GD Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của xã hội phải xây dựng con người có phẩm chất, năng lực, vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn.

Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống GD quốc dân với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [28]. Để thực hiện mục tiêu này, giáo viên và cha mẹ cần thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Ở lứa tuổi mầm non, tổ chức Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) gắn với môi trường tự nhiên, các quan hệ giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo và các lực lượng xã hội là một dạng hoạt động giáo dục hiệu quả vì thông qua hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động, giao tiếp, khám phá môi trường xung quanh và các kĩ năng trải nghiệm của trẻ, tăng cường sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình GD nhằm mục đích phát triển thể chất, GD các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách…để dần tạo nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ.

HĐTN của trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Hoạt động quan sát, khám phá hình thành tri thức, kĩ năng mới; Hoạt động thử nghiệm, làm thí nghiệm giản đơn; hoạt động gắn với

rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống hàng ngày của trẻ. Thông qua các hoạt động đó, giáo viên, nhà trường hình thành tri thức kĩ năng mới cho trẻ hoặc củng cố, phát triển kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được ở trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển năng lực hành động, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại để phát triển và thích ứng trong môi trường xã hội luôn luôn biến đổi.

Thực tế cho thấy trong những năm qua, giáo dục mầm non chủ yếu qua tâm đến hoạt động dạy học cho trẻ, ít quan tâm đến HĐTN của trẻ chưa được đầu tư cả về trí tuệ, thời gian và nguồn lực để tổ chức cho trẻ MN, vì vậy kỹ năng tổ chức các HĐTN của đội ngũ GV bậc học này chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Xác định được vai trò của GDMN trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng có nhiều cố gắng trong việc đổi mới toàn diện GDMN như: Xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non, huy động trẻ ra lớp, đặc biệt là trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ… Tuy nhiên, GDMN thành phố Hạ Long còn gặp nhiều khó khăn bất cập trong đầu tư các điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc bồi dưỡng phát triển kỹ năng tổ chức các HĐTN cho đội ngũ giáo viên.

Phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục trẻ trong đó có kĩ năng tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viên MN là một trong những vấn đề được đề cập trong kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2015- 2020 của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng nhưng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và sâu sắc.

Là một cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, chỉ đạo bậc học giáo dục MN của địa phương, tôi thấy cần phải đánh giá một cách chính xác thực trạng đội ngũ giáo viên MN mình đang quản lý chỉ đạo. Căn cứ vào thực

tiễn và yêu cầu đổi mới giáo dục, cần có những biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên mầm non phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị của thành phố trung tâm của tỉnh để tạo điều kiện cho GDMN phát triển vững chắc đáp ứng mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao của nhân dân thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh".

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng kĩ năng tổ chức HĐTN cho trẻ của giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên, giúp giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

Tổ chức HĐTN cho trẻ ở các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua tuy đã đạt những kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại do kĩ năng tổ chức hoạt động của giáo viên hạn chế. Nếu nghiên cứu chỉ ra đúng thực trạng tồn tại và đề xuất được những biện pháp phù hợp, khả thi hơn để áp dụng trong bồi dưỡng giáo viên sẽ góp phần phát triển năng lực tổ chức HĐTN nói riêng, năng lực nghề nghiệp nói chung cho giáo viên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên mầm non.

5.2. Nghiên cứu thực trạng phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

5.3. Đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Nội hàm khái niệm HĐTN được hiểu là những hoạt động giáo dục tổ chức cho trẻ bên ngoài không gian lớp học, có quan hệ thống nhất với hoạt động học, hoạt động vui chơi ở các góc, hoạt động chiều trong phòng nhóm... theo kế hoạch hoạt động hàng ngày và hoạt động ngày lễ, ngày hội của trẻ ở trường mầm non.

Biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non dưới vai trò chủ thể thực hiện biện pháp là hiệu trưởng nhà trường.

6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát: 10 cán bộ quản lý, 75 giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

6.3. Giới hạn về địa bàn: Đề tài nghiên cứu được tổ chức khảo sát thực trạng và khảo nghiệm tại 5 trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống các văn bản như văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của nhà nước và của Bộ giáo dục và Đào tạo các tài liệu có liên quan đến lý luận quản lý, quản lý giáo dục và phát triển kĩ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên mầm non.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra (an ket): điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng của công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên mầm non, việc quản lý hoạt động này của cán bộ quản lý các trường MN thành phố Hạ Long.

Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giáo viên tổ chức HĐTN cho trẻ,…để phát hiện kỹ năng tổ chức HĐTN cho trẻ của giáo viên, từ đó đưa ra những biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu kĩ năng thiết kế hoạt động, đánh giá kết quả HĐTN cho trẻ của giáo viên.

Phương pháp toạ đàm: Trao đổi với phụ huynh trẻ, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường để đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong việc tổ chức các HĐTN cho trẻ trong trường MN.

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của chuyên gia, trao đổi với nhà các nhà quản lý thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.

Phương pháp thăm dò: Khảo sát thăm dò một số biện pháp để khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp bổ trợ

- Phân tích số liệu, thống kê để xử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long.

- Tổng kết kinh nghiệm công tác phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên mầm non.

Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp phát triển kỹ năng tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường mầm non thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí