Phương Pháp Nghiên Cứu Và Nguồn Số Liệu Sử Dụng


thức, tỷ trọng đóng góp của tri thức vào nền kinh tế trên bình diện quốc gia từ đó làm cơ sở so sánh mức độ phát triển kinh tế tri thức với khu vực và thế giới, luận án không đi sâu vào đánh giá mức độ phát triển kinh tế tri thức của các ngành hay khu vực kinh tế bởi lý do số liệu cho đánh giá kinh tế tri thức trên bình diện toàn quốc gia còn thiếu, số liệu cho đánh giá ở cấp ngành và khu vực kinh tế thì không thể có đủ.

Thứ hai, luận án chỉ dùng tiêu chí đánh giá kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới mà không so sánh tiêu chí này với tiêu chí của các tổ chức khác vì lý do, tiêu chí đánh giá kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới đưa ra được áp dụng trên toàn cầu, từ đó chúng ta dễ có được cái nhìn tổng thể về trình độ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam so với các nước.

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc về lĩnh vực kinh tế chính trị. Do đó, việc nghiên cứu để phân tích và giải quyết các vấn đề trong luận án sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó những phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê, phương pháp suy luận logic, phương pháp chuyên gia, phương pháp quy nạp và diễn dịch…

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp luận cơ bản của kinh tế chính trị học Mác – Lênin nên luận án sử dụng phương pháp này là chủ yếu. Trên cơ sở phương pháp trừu tượng hoá luận án nghiên cứu bản chất của kinh tế tri thức để làm sáng tỏ kinh tế tri thức là sự phát triển về chất của các hoạt động kinh tế của xã hội loài người. Nó là nấc thang cao nhất trong quá trình phát triển các hoạt động sản xuất, khi tất cả của cải vật chất được sáng tạo ra đều do tri thức con người thực hiện. Phương pháp này cho phép luận án tiếp cận nghiên cứu kinh tế của nước ta dưới giác độ của nền kinh tế tri thức qua các tiêu chí đánh giá nền kinh tế tri thức của Ngân hàng Thế giới, từ đó thấy được thực trạng những mặt yếu kém và những thành tựu của kinh tế tri thức của nước ta thông qua những lĩnh vực: giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường kinh doanh và thể chế cũng như hệ thống đổi mới, đóng góp của yếu tố tri thức cho nền kinh tế, từ đó chúng ta mới tìm các giải pháp phát huy và khắc phục.

Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này cũng là một trong những phương pháp luận cơ bản của kinh tế chính trị học Mác – Lênin, phương pháp này cho phép luận án xác định quá trình phát triển kinh tế tri thức là quá trình phát triển lâu dài, từ thấp lên


cao theo từng nấc thang của lịch sử loài người. Qua quá trình phát triển đó, không ít những thành công và thất bại trong quá trình phát triển kinh tế tri thức đã được đúc kết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê: cơ sở lý luận được soi sáng bởi những phân tích và tổng hợp so sánh qua những số liệu thống kê của các quốc gia trên thế giới và của Việt Nam. Qua đó, chúng ta thấy được Việt Nam đang ở đâu của nấc thang phát triển kinh tế tri thức, những chiến lược thành công của các quốc gia qua những số liệu thống kê, so sánh sẽ minh chứng cho việc lựa chọn giải pháp nào, chiến lược nào,…cho phát triển kinh tế tri thức của đất nước trong thời đại kinh tế tri thức.

Ngoài ra, phương pháp suy luận logic, phương pháp chuyên gia, phương pháp quy nạp và diễn dịch…cũng ít nhiều được sử dụng để giải quyết các nội dung của luận án.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 3

- Nguồn số liệu sử dụng trong luận án: Luận án dùng các số liệu thứ cấp từ các tổ chức lớn trên thế giới như: IMF, OECD, WTO, WorldBank, UNDP, Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê….Việc thu thập số liệu sơ cấp gặp khó khăn để có được độ tin cậy cao, do đó không giải quyết được vấn đề đặt ra trong luận án này.

6. Đóng góp mới của luận án

Những điểm mới của luận án được khái quát như sau:

Thứ nhất, nêu bật bản chất hay nội hàm của kinh tế tri trức, trên cơ sở nhận thức có phê phán các quan điểm kinh tế tri thức của các nhà lý luận kinh tế trong và ngoài nước.

Thứ hai, đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của các nước trên thế giới làm bài học phát triển kinh tế tri thức cho những nước đi sau, trong đó có Việt Nam.

Thứ ba, lượng hóa phần đóng góp của tri thức vào nền kinh tế Việt Nam.

Thứ tư, đưa ra những quan điểm phát triển, định hướng, nhóm giải pháp mang tính đặc thù cho Việt Nam và có tính khả thi cao nhằm tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2015, định hướng 2020 và tầm nhìn 2030.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án

được trình bày trong ba chương như sau:

Chương 1: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh tế tri thức dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: Luận án tập trung phân tích thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam trên con

đường tiến tới nền kinh tế tri thức.

Chương 3: Luận án đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp tiếp cận để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC


1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC

1.1.1 Khái niệm, và đặc điểm của tri thức

1.1.1.1 Các khái niệm tri thức

Do quan điểm và thời điểm lịch sử khác nhau, cách tiếp cận khác nhau nên có rất nhiều quan niệm về tri thức, có thể liệt kê một số quan niệm chủ yếu dưới đây:

Thứ nhất, quan điểm của K. Marx, trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động, K. Marx đã quan niệm: “tri thức là sản phẩm của lao động, là kết quả của mức độ tích cực của con người với tự nhiên” [2, tr. 538]. Theo quan điểm này, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Cùng với tri thức, con người còn có ý chí. Tri thức là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư duy của con người, làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ, những mối liên hệ khách quan, hợp quy luật của thế giới khách quan được cải biến trên thực tế….Điều đó cho thấy chỉ có con người mới là đối tượng được xét đến, chỉ có con người là sinh vật cao cấp có tư duy, có hoạt động lao động. Tri thức phản ánh một cách trung thực thế giới quan xung quanh lên tư duy của con người, đó là sự hiểu biết của con người về thế giới vật chất xung quanh mình.

Thứ hai, theo quan điểm của OECD thì: “Tri thức là toàn bộ kết quả của trí lực của loài người sáng tạo ra từ trước đến nay, trong đó tri thức về khoa học, về kỹ thuật, về quản lý là các bộ phận quan trọng nhất” [128]. Quan điểm này hàm ý tri thức là tập hợp, là kho tàng sáng tạo của loài người được lưu giữ lại, phát huy trong suốt lịch sử phát triển của loài người. Tri thức ở các khía cạnh khác nhau đều quan trọng nhưng những tri thức về khoa học, kỹ thuật và quản lý là bộ phận quan trọng nhất, đặc biệt là trong phát triển kinh tế.

Thứ ba, Peter Howit thì cho rằng: "Tri thức là khả năng của một cá nhân hay một nhóm thực hiện hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu” [18, tr. 9]. Định nghĩa này tiếp cận tri thức theo khía cạnh công nghệ. Theo cách hiểu này thì tri thức là khả năng hiểu biết của một người hay một nhóm người được mang áp dụng vào sản xuất theo một quy trình nhất định nào đó để chuyển hóa vật liệu đầu vào thành đầu ra theo ý muốn. Khả năng hiểu biết này cũng phải là kết quả vân dụng trí lực của loài người được một người, hay nhóm người tích lũy, tiếp thu, học hỏi và sáng tạo. Theo Ông, tri thức công nghệ nghĩa là sự hiểu biết về tác động của các biến đầu vào đối với đầu ra.


Thứ tư, từ những quan niệm trên, Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về tri thức: “Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối tượng được nhận thức, làm tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ thống kí hiệu khác”.

Tiến trình của nhận thức bắt đầu từ các giác quan của con người tiếp nhận các tín hiệu của đối tượng nhận thức (quan hệ vật chất và ý thức), từ đó chúng ta có được dữ liệu (data). Sau khi thu thập dữ liệu, não bộ sẽ xử lý những dữ liệu này và bắt đầu quá trình tư duy nhận thức để biến từ dữ liệu đã xử lý thành thông tin (information), quy luật (law), tri thức (knowledge), trí tuệ (intellect), mức cao hơn nữa là trí khôn (wisdom) xem Hình 1.1

Đối tượng

Tín hiệu

Dữ liệu

Thông tin

Tri thức

Trí tuệ

Trí khôn

Hình 1.1 Quá trình nhận thức

Dữ liệu là các con số, chữ viết, hình ảnh, tín hiệu âm thanh, hình ảnh…là nguồn gốc, là vật mang tin và cấu thành sản xuất ra thông tin. Tri thức là quá trình biến thông tin là “cái của người” thành “cái của mình” thông qua quá trình thu thập, xử lý để nhận thức. Nó bao gồm tất cả những hiểu biết của con người và tồn tại dưới nhiều hình thức : biết, biết cái gì, biết như thế nào và biết làm thế nào.

Tóm lại, trên cơ sở những khái niệm không hẳn là giống nhau ở trên, ta có thể thấy được những điểm chung và đưa ra khái niệm tri thức sử dụng trong luận án này là: Tri thức là toàn bộ những sự hiểu biết của loài người được hình thành trong lịch sử phát triển của mình thông qua kinh nghiệm hay thông qua quá trình học hỏi. Khái niệm này cho thấy tri thức là khối lượng thông tin tích lũy trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, sự hiểu biết này có được là cả quá trình tích lũy kinh nghiệm, học hỏi và sáng tạo, sau khi đã thu thập và được xử lý, đồng hóa, đưa vào trở thành sự hiểu biết của con người. Tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân và mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ cao hơn của con người đi sâu nhận thức đối tượng nhằm vạch ra bản chất của đối tượng. Tri thức khoa học được chia thành tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Tri thức kinh nghiệm do quan sát, mô tả, thực nghiệm mang lại. Tri thức lý luận là kết quả của sự khái quát hoá những tri thức kinh nghiệm (những tài liệu kinh nghiệm, kết quả thực nghiệm) để xây dựng các hệ thống lý luận phản ánh những mối liên hệ tất yếu, cơ bản của sự vật, hiện tượng hay lớp sự vật, hiện tượng.


Cần lưu ý rằng, tri thức cần cho một xã hội là tri thức có phạm vi và ý nghĩa rộng hơn rất nhiều so với tri thức về kỹ thuật, về công nghệ; nó bao gồm cả tri thức về kinh tế, về chính trị, về văn hoá, về xã hội, về quản lý.... Tri thức của một tổ chức là một khái niệm rất rộng. Tri thức của một tổ chức bao gồm văn hoá, cách thức làm việc, giao tiếp giữa những con người trong tổ chức, tri thức về tìm kiếm thông tin và tri thức mới thu nhận được từ bên ngoài. Tri thức của một tổ chức còn thể hiện ở chỗ họ biết kết hợp thông tin với kinh nghiệm và năng lực để đi đến hành động có hiệu quả ngày càng cao hơn.

1.1.1.2 Phân loại tri thức

Có nhiều cách phân loại khác nhau về tri thức tùy thuộc vào mục đích, ý đồ, năng lực nhận biết.

Thứ nhất, Phân loại theo B.Lundvall, B.Johnson, D.foray: Phân loại theo đối tượng và phương pháp thực hiện, tri thức có các loại :

Một là, Tri thức về sự vật : Biết cái gì? (Know - what)

Hai là, Tri thức về giới tự nhiên, xã hội và suy nghĩ của con người : Biết tại sao? (Know - Why)

Ba là, tri thức về thế giới quan, các quan hệ xã hội để biết ai về cái gì và ai có thể làm được điều gì nhằm tìm ra các nguyên tắc khoa học: Biết ai, người nào đó? (Know - Who)

Bốn là, tri thức về các diễn biến của tình hình thị trường và nền kinh tế: Biết nơi chốn, địa điểm và biết thời gian (Know - Where, Know - When)

Năm là, tri thức về các kỹ năng, khả năng thực hiện công việc ở mức độ thực hành: Biết cách làm (Know - How). Hiện nay, người ta thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ kỹ năng về quy trình xử lý một hệ thống hay một thiết bị, một phương pháp mới nào đó khi cần chuyển giao công nghệ, gọi là “bí quyết kỹ thuật” hay “chìa khóa trao tay”. Đây là tri thức về công nghệ.

Trong các loại tri thức trên, hai loại đầu có thể thu nhận thông qua việc truy cập cơ sở dữ liệu, đọc tài liệu, tham gia các hội nghị hội thảo. Các loại sau thu thập và có được thông qua kinh nghiệm thực tế.

Thứ hai, Phân loại theo R.Bohn : Trong quá trình quá trình nghiên cứu tài sản của doanh nghiệp Ông cho rằng, tri thức được chia thành ba loại :

Một là, tri thức về môi trường : Thông tin về thị trường, công nghệ, v.v…

Hai là, tri thức về doanh nghiệp : Danh tiếng, nhãn mác, v.v…

Ba là, tri thức nội bộ : Văn hóa doanh nghiệp, đạo đức, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, bí quyết của doanh nghiệp, bí quyết của người lao động.


Thứ ba, Phân loại theo Theo R.R. Nelson và P.Romer : Theo công trình nghiên cứu của hai Ông vào năm 1996, tri thức là tất cả những gì không vật chất, vô hình và có tính chất con người, nó bao gồm :

Một là, phần mềm của tri thức (Software): là các tri thức có thể được diễn đạt trong các kho thông tin lưu trữ bên ngoài não người để có thể phổ biến rộng rãi dưới dạng thương mại hóa : sách, báo, thiết bị lưu trữ dùng cho máy tính, báo cáo, tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật, v.v..

Hai là, Phần ướt của tri thức (Wetware): là các tri thức chỉ có thể được lưu trữ trong não người, bao gồm : niềm tin, kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật làm việc, v.v…

Tóm lại : có không ít cách phân loại tri thức nhưng nhìn chung cách phân loại cho rằng tri thức có hai loại là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học phù hợp với hướng nghiên cứu và mục tiêu đề tài và mang tính đúc kết đó là :

Một là, tri thức ngầm : được hình thành trực tiếp trong hoạt động hàng ngày của con người, là phần tiềm ẩn, phần ướt của tri thức, là tri thức không bộc lộ chứa trong đầu con người. Trong quá trình chuyển giao từ người có tri thức sang người cần tri thức, thì tri thức ngầm cần được điển chế hóa để chuyển nó thành tri thức hiện. Trong quá trình điển chế hóa tri thức thì một phần tri thức ngầm vẫn còn lại. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Thông tin và truyền thông mà tri thức điển chế hóa đã trở lên dễ có hơn và cũng rẻ hơn. Trong việc lựa chọn và khai thác tri thức để phát triển kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia thì tri thức ngầm có vai trò cực kỳ quan trọng.

Hai là, tri thức khoa học : được hình thành trên cơ sở nghiên cứu khái quát các kinh nghiệm, thực tiễn mà tìm ra các mối liên hệ của bản chất, tất yếu, các quy luật vận động và phát triển của sự vật (Tri thức khoa học còn gọi là “tri thức hiện” vì có được thông qua đào tạo chính quy). Với tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái mới, hướng về tương lai và sáng tạo ra “thế giới mới”. Đó là các phát minh, sáng chế, phát triển mới. Hầu hết những phát minh, sáng chế đều do tri thức khoa học tạo nên qua nhiều thời gian dày công nghiên cứu, phát hiện và thử nghiệm.

1.1.1.3 Đặc điểm tri thức

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, tri thức như ánh sáng, âm thanh không có trọng lượng và không sờ mó được nhưng nó có thể dễ dàng lan truyền khắp thế giới.

Sau đây là những đặc điểm của tri thức:

Thứ nhất, tri thức là sản phẩm của lao động (kinh nghiệm, sự học hỏi), nó là biểu hiện của thái độ tích cực của con người trước tự nhiên. Điều này đã được K.Marx đề cập rất chi tiết.


Thứ hai, tri thức không phải là vật chất nhưng tồn tại dưới cái vỏ vật chất (giá đựng, vật mang): chính nhờ điều này mà tri thức có thể nhân rộng tác dụng của nó. Giá đựng tri thức sẽ tương ứng với hai loại tri thức (tri thức ngầm và tri thức hiện); để có tri thức hiện thì dễ, nhưng để có tri thức ngầm thì khó (liên quan đến việc đào tạo, sử dụng, thu hút chất xám của các nhà quản lý, các quốc gia). Đối với tri thức hiện, người mua tri thức chỉ có được cái giá đựng nó (đây cũng là một điều rất quí); nhưng để khai thác nó lại là cần có con người biết sử dụng nó, điều này phụ thuộc vào trình độ của người mua, hoặc lao động của chính người bán tri thức đó. Đối với tri thức ngầm người mua bắt buộc phải có người bán, người chủ sở hữu tri thức. Điều này giải thích cho cái gọi là lợi thế của người đi sau muốn phát huy tác dụng thì vấn đề cốt lỗi là ở chỗ phải có con người có khả năng tư duy.

Thứ ba, tri thức dưới dạng sản phẩm khi đem sử dụng đòi hỏi phải có cả một quá trình học hỏi và nghiên cứu: Đối với tri thức hiện (máy móc, thiết bị…) trước khi vận hành thì người sử dụng phải được học hỏi, hướng dẫn để được nắm vững kỹ thuật sử dụng. Quá trình này với ngưòi sáng tạo còn có thể suy nghĩ tìm tòi để tiếp tục hoàn thiện tri thức (dưới dạng các sản phẩm vật chất hóa). Ngoài ra, trong quá trình tiêu dùng, nhiều khi người tiêu dùng còn phát hiện ra những tính năng mà chính tác giả của nó cũng không ngờ tới.

Thứ tư, tri thức dưới dạng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường trở thành một loại hàng hóa có tính phổ cập: sản phẩm tri thức được mua bán trên thị trường mà biểu hiện của nó là các bằng phát minh, các sáng chế đã được chính phủ các nước, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc thừa nhận và bảo hộ bằng các đạo luật về quyền sở hữu công nghiệp hay quyền sở hữu trí tuệ. Ai cũng có thể bỏ tiền ra mua một sản phẩm tri thức, một sáng chế, giải pháp kỹ thuật…, điều này thể hiện tính toàn cầu hóa trong sử dụng. Việc phổ biến trên còn lệ thuộc chủ yếu vào mức độ, qui định của cơ chế thị trường, sự ràng buộc quản lý vĩ mô của Nhà nước về sở hữu trí tuệ, qui chế nhập cư, định cư, mức độ bảo hộ sản xuất, mức độ hội nhập và mở cửa giao lưu quốc tế, tri thức bản lĩnh của các nhà lãnh đạo….

Thứ năm, tri thức là một trong các yếu tố quan trọng nhất của sản xuất và đời sống xã hội. Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và quan trọng hàng đầu nếu nó gắn liền với cuộc sống thực tế của xã hội, tức là khi nó được đem sử dụng vào thực tế nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích cho con người, khi đó tri thức trở thành hiện thực. Như vậy, việc sử dụng tri thức gắn liền với thể chế, mục đích, ý đồ của con người (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước). Tri thức sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho con người nếu nó đúng đạo lý và vì con người, còn ngược lại nó chỉ đem tai họa đến cho con người (vũ khí giết người,


sản phẩm độc hại, lối sống suy đồi…). Tri thức lệ thuộc khá nhiều vào thể chế của mỗi xã hội, tuy nó mang tính toàn cầu, nhưng tính địa phương, khu vực, quốc gia vẫn còn chiếm vị trí khống chế rất lớn đối với tri thức.

Thứ sáu, tri thức có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Đặc điểm này của tri thức thể hiện rất rõ trong thời đại ngày nay khi mà tri thức có tốc độ gia tăng nhanh chóng, đổi mới liên tục. Với tác động của của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, các tri thức mới xuất hiện liên tục, các bằng phát minh, sang chế, paten được đăng ký rất nhiều trên thế giới. Đặc điểm này đòi hỏi phải luôn luôn cập nhật tri thức mới nếu không muốn lạc hậu trước sự biến đổi nhanh chóng của tri thức nhân loại.

1.1.2 Vai trò của tri thức đối với phát triển và vấn đề quản lý tri thức

1.1.2.1 Vai trò của tri thức đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Ngày nay, các doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển đã và đang phải trở thành những tổ chức học tập để thường xuyên nâng cao năng lực quản lý, cải tiến tổ chức, nâng cao kỹ năng thích nghi với công nghệ mới. Nhờ kết nối vào mạng thông tin, việc học tập, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa người sản xuất và người tiêu dùng trở nên thuận lợi, tri thức được nhân lên, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và phát triển. Sự thành đạt của các doanh nghiệp cũng như sự hưng thịnh của các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào việc thu nhận, tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực tri thức. Của cải làm ra, sự giàu có chủ yếu là nhờ vào tri thức. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, người giàu nhất hành tinh lại là người do sở hữu tri thức, đó là Bill Gates.

Vai trò của tri thức ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của loài người dẫn

đến “cuộc cách mạng tri thức”. Cuộc cách mạng tri thức hiện nay có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, công nghệ mới và tri thức đã được mã hoá ngày càng được gia tăng mạnh mẽ;

Thứ hai, sự gắn kết giữa khoa học với đổi mới công nghệ, với sản xuất và thị trường ngày càng chặt chẽ hơn; với đặc điểm là chu kỳ sống của công nghệ ngày càng ngắn đi.

Thứ ba, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo kỹ năng cho lực lượng lao động, nhất là thông qua chế độ học tập suốt đời ngày càng nổi bật và gia tăng nhanh.

Thứ tư, đầu tư vô hình, gồm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, vào giáo dục, đào tạo, vào sản xuất các sản phẩm thông tin, truyền thông... ngày càng tăng và lớn hơn so với đầu tư vào vốn hữu hình; sự đổi mới làm sản sinh giá trị gia tăng càng ngày càng có tính quyết định hơn đối với năng lực cạnh tranh và tăng trưởng GDP.

Ngày đăng: 05/03/2024