Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 2


TW : Trung ương

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

TFP : Năng suất các yếu tố tổng hợp.

UNDP : Chương trình phát triển của Liên hợp quốc.

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới.

WTO : Tổ chức thương mại thế giới.

WB : Ngân hàng Thế giới. WoldBank : Ngân hàng Thế giới.


DANH MỤC CÁC BẢNG


TT

TÊN BẢNG

01

Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế trong GDP của toàn cầu

02

Bảng 1.2 Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục một số nước năm 2007

03

Bảng 1.3: Các tiêu chí phân biệt giữa kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức

04

Bảng 1.4 Chỉ số phát triển kinh tế tri thức của một số nước 2009

05

Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành giai

đoạn 2005-2009

06

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng chỉ số kinh tế tri thức 2009

07

Bảng 2.3 Các thông số tính Kei của Việt Nam 2009 và 1995

08

Bảng 2.4 FDI phân theo ngành kinh tế năm 2009

09

Bảng 2.5 Môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Namvà một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009

10

Bảng 2.6 Chỉ số chất lượng giáo dục ở một số nước châu Á 2005

11

Bảng 2.7 Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam và một số nước

12

Bảng 2.8 Xếp hạng về đào tạo của Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ -

2009

13

Bảng 2.9 Giá trị công nghiệp công nghệ thông tin Việt nam 2002-2006

14

Bảng 2.10 Tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến 05/2009

15

Bảng 2.11: Xếp hạng ICT Việt Nam và một số quốc gia, vùng lãnh thổ - 2009

16

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống đổi mới -2009

17

Bảng 2.13 So sánh hệ thống đổi mới của Việt Nam và một số nước 2009

18

Bảng 2.14 Tốc độ tăng TFP của Việt Nam giai đoạn 2000-2007

19

Bảng 2.15 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố tới tăng trưởng GDP (2000-2010)

20

Bảng 2.16 Đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số

nước thuộc OECD giai đoạn 2001 - 2006

21

Bảng 2.17 Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2000-2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


TT

TÊN HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

01

Hình 1.1 Quá trình nhận thức

02

Hình 1.2 Tỷ trọng thương mại /GDP Đông Á Thái bình dương và Toàn cầu

03

Hình 1.3 Khoảng cách phát triển do khoảng cách tri thức giữa Mexico và Hàn

Quốc

04

Hình 1.4 So sánh tốc độ gia tăng nhanh chóng của đầu tư R&D của một số nước

05

Hình 1.5 So sánh năng suất lao động giờ công giai đoạn 1990-2008

06

Hình 1.6 Tổng vốn đầu tư mạo hiểm của Mỹ giai đoạn 2008-2010

07

Hình 1.7 Chi phí giáo dục của Mỹ giai đoạn 1990-2019

08

Hình 1.8 Thu nhập cao và sự dich chuyển nguồn nhân lực kỹ thuật cao giữa các

quốc gia

09

Hình 1.9 Tỷ trọng sản xuất công nghệ cao trong nền kinh tế

10

Hình 1.10 Tỷ trọng đóng góp ITC trong GDP của EU27

11

Hình 1.11 Tỷ trọng ITC vào GDP của Nhật, EU27, Mỹ

12

Hình 2.1 Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 2000-2009

13

Hình 2.2 Kinh tế tri thức Việt Nam-Đông Á-Thái bình dương-Tây Âu 2009

14

Hình 2.3 Đầu tư FDI giai đoạn 2001-2009

15

Hình 2.4 FDI thực hiện trong tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài trong GDP

16

Hình 2.5 Trình độ học vấn của lực lượng lao động 1998,2003,2008

17

Hình 2.6 Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo 2008

18

Hình 2.7 Số máy tính và truyền hình màu/100 dân

19

Hình 2.8 Số thuê bao điện thoại cố định/100 dân

20

Hình 2.9 Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 1991-2009

21

Hình 2.10 Khoảng cách phát triển do khoảng cách tri thức của Việt Nam và Malaysia

22

Hình 2.11 Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 1996-2000

23

Hình 3.1 Các mạng lưới phân công sản xuất lưu thông quốc tế điển hình

- 1 -


MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài

Kinh tế tri thức là một khái niệm mới. Khái niệm này là nhân lõi của một hệ phạm trù đang hình thành nhưng phát triển rất nhanh chóng trong đời sống thực tế và cả trong lý luận. Về nội hàm, kinh tế tri thức phản ánh một trình độ rất cao trong các nấc thang phát triển kinh tế của loài người. Đây là trạng thái mới về chất so với các trạng thái đã từng có trong lịch sử. Trong nhiều công trình nghiên cứu, nó được coi là tương ứng với và là cơ sở nền tảng của nền văn minh mới của nhân loại.

Lúc mới ra đời, xuất phát từ các tiêu chí đánh giá khác nhau, kinh tế tri thức cũng như các sự kiện lớn trong đời sống nhân loại đều được nhận thức, đánh giá và có thái độ quan điểm khác nhau. Hiện nay xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang tác động ngày càng sâu rộng trên mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống nhân loại; có thể nói kinh tế tri thức vừa là mục tiêu vừa là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai gần.

Kinh tế tri thức được xác định chính là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết đón bắt và tận dụng cơ hội. Ngược lại, kinh tế tri thức cũng tạo ra thách thức lớn hơn bao giờ hết đối với các nước đang phát triển, đó là nguy cơ tụt hậu, đó là khoảng cách ngày càng gia tăng về trình độ phát triển với các nước phát triển.

Hiện nay, mặc dù cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế tri thức còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển, nhiều nước đang phát triển và một số nước kém phát triển đã chấp nhận kinh tế tri thức như một con đường phát triển tất yếu. Các quốc gia này đã, đang soạn thảo xong, cũng như đang bắt tay vào thực hiện các chiến lược nhằm đưa kinh tế tri thức trở thành mục tiêu phát triển quốc gia.

Trong bối cảnh đó ở nước ta, sau nhiều tranh luận, đã có sự nhất trí xây dựng nền kinh tế theo hướng tri thức hóa dần các công đoạn của quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, như Báo cáo Chính trị của Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ : “…Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Hơn nữa trong Báo cáo còn xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phấn đấu GDP của Việt Nam sẽ do trên 50% tri thức tạo ra, với trên 1/3 lực lượng lao động là công nhân tri thức. Quan điểm này


cũng đã được nhấn mạnh tại đại hội Đảng X : “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.... Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Một lần nữa, văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, một kỳ đại hội được đánh giá là then chốt cho những bước phát triển tiếp theo của đất nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế giới và nhấn mạnh, cụ thể hóa hơn nữa mục tiêu : ”Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường.... Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%”.

Sự vận dụng và phát triển kinh tế tri thức vào một quốc gia hay một địa phương đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Bởi vậy, trên bình diện của mỗi quốc gia, cơ sở những quan điểm, mục tiêu và giải pháp trên phạm vi cả nước và các vùng trọng điểm phải xác định phù hợp thì mới hy vọng tìm ra giải pháp cho riêng mình nhằm đạt được hiệu quả.

Trong chiến lược phát triển nền kinh tế theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của vài thập niên tới, làm cho nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam trở nên đặc biệt cấp bách, thậm chí là rất gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới, đó là thách thức lớn đối với nước ta, song cơ hội lớn cũng nằm trong thách thức đó. Vì thế, mặc dù vẫn còn là một nước đang phát triển, chúng ta không thể không tính đến tìm một lối đi tiến nhanh vào nền kinh tế tri thức theo cách của mình, trong hoàn cảnh và đặc điểm của mình, theo chiến lược và bước đi phù hợp với trình độ hiện có. Trong điều kiện đó, trên tầm nhìn dài hạn, phát triển nền kinh tế tri thức phải được coi là nhiệm vụ mang tính sống còn đối với tương lai của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Chính trị.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến luận án, xin giới thiệu khái quát một số công trình, đề tài khoa học đã và đang nghiên cứu có liên quan của một số nhà khoa học và các tác giả tiêu biểu như sau :


Thứ nhất, Nghiên cứu của Thế Trường cho rằng thế kỷ XXI là thời đại của kinh tế tri thức và mỗi con người nhất là lớp trẻ bước vào thế kỷ XXI cần phải trang bị cho mình những kiến thức, tri thức để bước vào thời đại đó được thể hiện trong tác phẩm: Hành trang thời đại kinh tế tri thức, xuất bản năm 2004 và tái bản năm 2005. Trong cuốn sách này, nội dung chủ yếu nghiên cứu về những thách đố đặt ra của thế kỷ XXI, tác giả cho rằng đây là thời đại kinh tế tri thức, những năng lực cần có để dẫn đến thành công, mỗi con người trong thời đại đó cần phải có năng lực, tầm nhìn của thời đại và trang bị cho mình một hành trang cần thiết để bước vào thời đại kinh tế tri thức. Như vậy, nghiên cứu này đề cập đến xu thế thời đại kinh tế tri thức mà chưa giải quyết được vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển của nền kinh tế tri thức.

Thứ hai, tác phẩm Kinh tế tri thức ở Việt Nam - Quan điểm và giải pháp, TS. Vũ Trọng Lâm chủ biên, xuất bản năm 2004. Đây là một trong những công trình lớn nghiên cứu về kinh tế tri thức với các cơ sở lý luận về kinh tế tri thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức của một số nước và đề ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam cũng như đề xuất xây dựng và phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, do thời điểm của nghiên cứu là thời điểm mà nước ta chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nên nghiên cứu ít có những dẫn chứng số liệu lượng hóa làm cơ sở minh chứng cho những giải pháp. Những giải pháp cho Việt Nam trong tác phẩm này phần lớn làm cơ sở cho xây dựng và phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Do vậy, vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo.

Thứ ba, tác phẩm Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam của GS.VS. Đặng Hữu, xuất bản năm 2004. Đây là một công trình nghiên cứu lớn về sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức, kinh nghiệm của một số nước và từ đó đưa ra quan điểm phát triển kinh tế tri thức là thời cơ cho kinh tế Việt Nam và rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cũng giống như các nghiên cứu trước đó, thời điểm nghiên cứu là những năm 2003, 2004, khi mà Việt Nam chưa thực sự hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và nghiên cứu trên đi sâu vào mục tiêu rút ngắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một phần quan trọng nhưng chưa phải là nghiên cứu phát triển mang tính toàn diện của nền kinh tế tri thức.

Thứ tư, tác phẩm Môi trường xã hội nền kinh tế tri thức - những nguyên lý cơ bản” của PGS.TS Trần Cao Sơn, xuất bản năm 2004. Đây là nghiên cứu chuyên sâu về môi trường xã hội cho phát triển kinh tế tri thức, từ đó tác giả rút ra những nguyên lý cơ bản để kinh tế tri thức có thể hoạt động và phát triển được và đề xuất việc tạo lập môi trường nền


kinh tế tri thức ở nước ta. Đây là một nghiên cứu thuần lý luận về môi trường xã hội cho nền kinh tế tri thức nói chung và ứng dụng cho Việt Nam nói riêng.

Thứ năm, tác phẩm Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, xuất bản năm 2004. Tác giả nghiên cứu về mối liên hệ giữa kinh tế tri thức với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từ đó nghiên cứu chỉ ra những điều kiện cơ bản nhằm từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Đây là nghiên mang tính lý luận và chỉ ra những điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam.

Thứ sáu, tác phẩm Hướng đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam của GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, xuất bản năm 2002. Tác giả nghiên cứu tổng quan về nền kinh tế tri thức, tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức đối với thế giới và Việt Nam, sự phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và bài học kinh nghiệm, hiện trạng kinh tế xã hội trên con đường tiến đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu và bước đi tiến đến kinh tế tri thức ở Việt Nam, những giải pháp về nền kinh tế kỹ thuật tạo nền móng để tiến đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, giải pháp về giáo dục và đào tạo, chính sách vĩ mô. Đây là một nghiên cứu công phu và những lý luận mang tính thực tiễn cao, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm mục tiêu khá thực tiễn nhằm tạo nền móng để tiến đến nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm nghiên cứu là những năm 2002, khi mà Việt Nam chưa thực sự hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và cho đến nay cần những bổ sung mới để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của nước ta.

Vấn đề phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có tính thời sự cao, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn đặt ra. Những đóng góp và nghiên cứu của các nhà khoa học về các vấn đề trên đã góp phần làm sáng tỏ hay gợi lên những vấn đề bức xúc cần giải quyết để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Tuy nhiên, những công trình nêu trên chỉ nghiên cứu một khía cạnh phát triển kinh tế tri thức, gợi lên những cơ hội, thách thức cho phát triển kinh tế tri thức hay chỉ là những vấn đề lý luận minh chứng cho việc Việt Nam cần thiết phải phát triển kinh tế tri thức. Một phần, do thời điểm của những nghiên cứu trước đây, khi mà nước ta chưa hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế cũng như bối cảnh toàn cầu hóa như ngày nay, nên những nghiên cứu trên chưa đề cập một cách toàn diện về phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:


Thứ nhất, các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của kinh tế tri thức, sự cần thiết và những tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua dưới giác độ của của kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức đóng góp cho nền kinh tế trong sự so sánh với khu vực và thế giới, từ đó rút ra những mặt mạnh và yếu của Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế tri thức, đồng thời khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn rằng, phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam, từ đó đề ra những quan điểm, xác định định hướng, tầm nhìn và từ đó đưa ra nhóm giải pháp phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở hai mặt:

Thứ nhất, đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam đang phát triển ở mức nào trong mức thang phát triển kinh tế tri thức của khu vực và thế giới, những mặt nào mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục.

Thứ hai, phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu của nền kinh tế nước ta nếu như không muốn tụt hậu.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận án nghiên cứu về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh mà mọi quốc gia đều phát triển theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Về thời gian: Thời gian những năm 2000 trở lại đây, khi mà hầu hết các quốc gia đều nhận thấy phát triển kinh tế tri thức là cơ hội phát triển đất nước trong thế kỷ XXI, thời điểm mà Đảng và Chính phủ biến chủ trương, mong muốn, trở thành hành động được thể hiện tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Thời gian định hướng của luận án được đề ra cho giai đoạn 2011-2020, khi mà những định hướng của luận án theo sát chiến lược tổng thể phát triển Việt Nam đến 2015, định hướng 2020.

+ Giới hạn của nghiên cứu:

Thứ nhất, luận án nghiên cứu phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, luận án chỉ đánh giá mức độ phát triển kinh tế tri

Ngày đăng: 05/03/2024