Tỷ Trọng Thương Mại /gdp Đông Á Thái Bình Dương Và Toàn Cầu


Thứ năm, quá trình toàn cầu hoá đang gia tăng rất mạnh mẽ, mà một đặc trưng cơ bản của nó là sự tăng trưởng thương mại thế giới tăng nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng GDP; tỷ lệ giữa thương mại trên GDP năm 1950 là 12% thì đến năm 2000 là 46% và 2006 là 56% [157]. Tỷ trọng này của Việt Nam năm 2009 là trên 150%, điều này cho thấy mức độ phụ thuộc về phát triển thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày nay.

Hình 1.2 Tỷ trọng thương mại /GDP Đông Á Thái bình dương và Toàn cầu

Nguồn : Ngân hàng Phát triển Châu Á 04/2010 - Dr. Donghyun PARK [130]

Tri thức là động lực của sự phát triển xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh điều này. Trong thời tiền sử, con người mới tiến hóa để có những bước đi trên hai chân của mình, khi ấy có quá ít tri thức, rất chậm phát triển, phải chịu chìm đắm trong đêm dài tăm tối hàng chục nghìn năm. Bằng lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, con người dần dần tích luỹ tri thức; với tri thức có được, con người từng bước cải tiến và đổi mới công cụ lao động, nâng cao năng suất lao động, ngày càng tạo ra nhiều của cải, ngày càng có điều kiện học tập, nghiên cứu, nâng cao vốn tri thức, do đó lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự cải cách, phát triển xã hội. Trước đây, các nhà kinh tế học thường coi lao động và vốn là hai yếu tố của sản xuất. Tri thức, giáo dục, vốn trí tuệ... tuy được coi là rất quan trọng nhưng chưa được thừa nhận là những yếu tố nội sinh, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại và tác động to lớn của nó đến phát triển kinh tế, xã hội đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải nghiên cứu để đưa ra lời giải và cách


phân tích mới, đối chiếu với các học thuyết đã có của các nhà kinh tế lớn mà tiêu biểu là: Adam Smith, D.Ricardo, K.Marx, J.Keynes,...

Các nhà kinh tế học ngày nay đều thống nhất quan điểm rằng, tri thức là một đầu vào (input) cơ bản của sản xuất và của nền kinh tế. Nếu như quan điểm cổ điển cho rằng các đầu vào sản xuất chỉ bao gồm: nguyên liệu, vốn, và lao động, thì khái niệm “đầu vào tri thức” đã thay đổi sâu sắc tư duy kinh tế học. Hàm số sản xuất theo trường phái kinh tế học cổ điển là: P = F (L,C, R) - Trong đó, P sản xuất (Production) phụ thuộc vào R - tài nguyên (Ressource); C - vốn (Capital); và L - lao động (Labor). Nhưng hàm số sản xuất theo trường phái kinh tế học hiện đại đã được mở rộng: P = F (R, C, L, K…). Trong đó, ngoài R, C, L còn có đóng góp của tri thức K (Knowledge).

Phần đóng góp của tri thức, trên thực tế là một phần rất khó định lượng. Có nhiều quan điểm và tồn tại nhiều cách tính khác nhau, tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng là không nhiều. Cái lõi của phần tri thức được nhận định chung là: thông tin, kiến thức (phát minh, sáng chế), kinh nghiệm. Đo lường các đại lượng này là việc hết sức khó khăn, nhất là khi chúng lại nằm trong cấu thành không thể tách rời của các sản phẩm mà chúng ta sử dụng.

Ví dụ sau đây có thể làm minh họa cho vai trò của đầu vào tri thức: Một người nông dân trồng lúa bình thường phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu ông ta chịu theo dõi dự báo thời tiết, thì ông ta sẽ tránh được rất nhiều thiệt hại không đáng có. Nếu thời tiết nắng hạn, ông ta sẽ chuẩn bị được nước tưới. Nếu mưa nhiều, ông ta sẽ có dự phòng tháo nước... Kết quả là thu hoạch của ông ta sẽ ổn định và chắc chắn sản lượng thu hoạch sẽ cao hơn một người nông dân khác chỉ biết đi ra ruộng và phó mặc phần còn lại cho ông trời. Ở Việt Nam xưa kia, những “Lão nông tri điền” có thể nhìn cây cỏ, trời đất, vận dụng kinh nghiệm dân gian để biết được diễn biến của thời tiết để quyết định canh tác. Đó chính là sự vận dụng tri thức vào sản xuất và những “Lão nông tri điền” là những người có kinh nghiệm, thành công trong sản xuất nông nghiệp, là người có uy tín trong làng, xã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Có thể thấy ngay là thông tin về thời tiết hay việc lựa chọn một giống mới, một loại cây mới phù hợp điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố đã tạo ra phần chênh lệch trong kết quả thu hoạch giữa hai người. Để đo giá trị của đầu vào này, chúng ta có thể đơn giản hóa qua ví dụ: người nông dân quyết định mua dịch vụ dự báo thời tiết của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp (thay vì dựa vào chương trình dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn). Số tiền ông phải trả để có được dịch vụ này chính là giá trị đầu vào tri thức của ông ta. Nếu ông ta lại quyết định mua một sáng chế sinh học về một giống lúa mới cho thu hoạch cao hơn, kháng sâu bệnh tốt và chịu được một số điều kiện khắc nghiệt của thời tiết,


Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 4

như thế ông ta đã đầu tư và nhờ đó tăng thêm hàm lượng tri thức trong quy trình sản xuất của mình (bằng cách huy động các nguồn tri thức khác). Cứ như thế ông ta tích lũy được những kinh nghiệm (tri thức do chính ông tự sản xuất) mà những người nông dân khác không có, đem ứng dụng những kinh nghiệm này vào các vụ mùa sau và trở nên giàu có.

Từ giữa thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ [139] xuất bản năm 1950, J. Schumpeter đã nhấn mạnh đến vai trò của đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi to lớn trong xã hội tư bản chủ nghĩa và lập luận rằng chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế do chính những ưu việt mà nó đã tạo ra. Cũng trong những năm 50 của thế kỷ XX, P. Drucker đã phân tích sâu sắc những thay đổi to lớn trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu xã hội do sự phát triển tri thức con người và do đổi mới công nghệ. P. Drucker cũng là người đầu tiên ông đưa ra khái niệm về "ngành công nghiệp tri thức" và "công nhân tri thức"[106]. Năm 1957, R. Solow

[144] đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới, được gọi là "mô hình tăng trưởng Solow", hay "mô hình Solow - Swan". Năm 1961, Irma Adelman trên cơ sở phân tích, tổng hợp nhiều nghiên cứu của các tác giả khác, đã đưa ra mô hình tăng trưởng Tân Keynes (Neo- Keynesian), cho rằng, sản xuất là một hàm số: Yt = f(Kt, Nt, Lt, St, Ut), trong đó Kt là vốn, Nt là tài nguyên, Lt là lao động, St là vốn tri thức xã hội, Ut là môi trường văn hoá xã hội. Kế tiếp các công trình nghiên cứu kể trên, vào giữa những năm 80 thế kỷ XX, Paul Romer

[137] đã đưa ra lý thuyết về tăng trưởng nội sinh và kiến nghị coi tri thức là một thành phần của hệ thống kinh tế; tri thức là một trong ba yếu tố của sản xuất trong các nền kinh tế phát triển. Theo P. Romer, tri thức là hình thức cơ bản nhất của vốn; sự tăng trưởng kinh tế là do tích luỹ tri thức đưa lại; tri thức (bao gồm cả công nghệ) làm tăng thu nhập của đầu tư. Để đầu tư vào công nghệ phải có đủ vốn người, tức lực lượng lao động được giáo dục đào tạo tốt.

K.Marx đã thấy được vai trò của tri thức trong nền kinh tế. Ông cho rằng: “Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động…,mà đúng ra chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất” [2, tr. 368]. “Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc….Tất cả những cái đó đều là sản phẩm lao động của con người…. Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen, knowledge) đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ….phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy” [2, tr. 372].


Những nỗ lực nghiên cứu gần đây đã giải thích được một phần nguyên nhân tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á (Nhật, Hàn Quốc,..) là do đã đầu tư cao vào phát triển nguồn nhân lực - phát triển vốn tri thức. Quan điểm phát triển ở các nước này là trình độ học vấn cao hơn trong dân chúng sẽ tạo điều kiện cho nhiều người có thể học cách ứng dụng các công nghệ tốt hơn. Giáo dục là yếu tố hàng đầu cho sự thành công của các nền kinh tế nói trên. So với những nước đang phát triển, tỷ lệ số dân đi học ở các nền kinh tế Đông Á đạt mức cao hơn hẳn. Hãy so sánh sự phát triển của Hàn Quốc với Mexico. Vào năm 1960, thu nhập quốc dân đầu người của Mexico gấp 2,5 lần Hàn Quốc, đến năm 2003 thì GDP đầu người của Hàn Quốc đã vượt hơn hai lần Mexico.

Hình 1.3: Khoảng cách phát triển do khoảng cách tri thức giữa Mexico và Hàn Quốc

Nguồn: Tổng hợp từ [93]

Nếu không có sự đóng góp của tri thức, thực tế GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn còn có thể thấp hơn của Mexico. Đó là phần đóng góp của phần tri thức đã dẫn tới tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trường hợp của Hàn Quốc là một ví dụ đặc biệt thú vị để phân tích và là bài học quý giá cho những quốc gia khác hoạch định chính sách cho quá trình chuyển đổi kinh tế của mình. Hàn Quốc đã đầu tư vốn và lao động nhiều hơn Mexico, nhưng theo cách tính hiện nay thì phần vốn và lao động mà Hàn Quốc đầu tư nhiều hơn Mexico chỉ có thể làm tăng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc chưa đến 3 lần so với Mexico, vậy chênh lệch hơn 3 lần thu nhập quốc dân của Hàn Quốc là do tri


thức đưa lại, bởi vì Hàn Quốc thành công chủ yếu là do đã nâng cao trình độ dân trí và sử dụng tri thức rộng rãi trong toàn xã hội.

1.1.2.2 Quản lý tri thức

Tri thức đã trở thành nguồn vốn quan trọng của sản xuất thì vấn đề quản trị (quản lý) tri thức trở thành đòi hỏi tất yếu. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, khâu mấu chốt là quản lý năng suất, rồi đến quản lý chất lượng thì ngày nay với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức, trọng tâm đang chuyển sang quản lý thông tin và quản lý tri thức. Quản lý tri thức là quản lý việc tạo ra, truyền bá và sử dung tri thức sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp cần có người quản lý thông tin (chief information officier - CIO), người quản lý tri thức (chief knowledge officier - CKO).

Những vấn đề đặt ra của quản lý tri thức là quyền sở hữu trí tuệ. Khi tri thức trở thành nguồn vốn chủ yếu của sản xuất, thì quyền sở hữu về tri thức trở thành quyền sở hữu quan trọng nhất - đó là “quyền sở hữu trí tuệ”. Hệ thống luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ, do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó qui định chế độ sở hữu vốn tri thức và phân phối sản phẩm do tri thức tạo ra. Hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo sự hài hoà về lợi ích của người sáng tạo, lợi ích của người ứng dụng sáng tạo và lợi ích toàn xã hội là nguyên tắc cơ bản trong chính sách sở hữu trí tuệ.

Hiện nay các nghiên cứu và thực tế chỉ ra rằng việc các công ty lớn về công nghiệp sinh học chiếm giữ phần lớn kho tàng gien của nhân loại là không thể chấp nhận được; cần coi kho tàng gien đó là của chung của nhân loại, lợi ích do công nghệ thông tin, công nghệ sinh học mang lại phải được chia sẻ cho mọi người. Dựa vào thành quả khoa học về giải mã bộ gien con người, ở một số nước tư bản phát triển, có những doanh nghiệp dược phẩm sáng chế ra những dược phẩm mới đặc hiệu rất đắt tiền, thu lợi mỗi năm hàng tỷ USD. Để tham gia nghiên cứu giải mã gien con người, có công ty đã đầu tư hàng tỷ Đô la Mỹ để được độc quyền sử dụng thành quả nghiên cứu.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin hiện đại, đặc biệt là sự ra đời và hoạt động của mạng Internet và xu thế toàn cầu hoá, thì vấn đề “sở hữu trí tuệ”, “bản quyền tác giả” và “quyền tự do chính đáng của công chúng đối với thông tin” là một thách thức đối với các nước đang phát triển. Những qui ước quốc tế với những thoả thuận liên quan đến bảo hộ “bản quyền” trên thực tế đang tạo điều kiện cho sự chiếm đoạt sở hữu trí tuệ, sự độc quyền thông tin và ngăn cản quyền tự do tiếp cận thông tin của công chúng. Nếu trong một xã hội công bằng và dân chủ hơn, với thiết chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp lý hơn, kết hợp hài hoà với quyền được chia sẻ thông tin của mọi người, thì Bill Gates sẽ là nhà kinh doanh tài giỏi, giàu có, đóng góp lớn cho xã hội, chứ không phải là


nhà tư sản độc quyền. Có thể nói, khuynh hướng bảo vệ quyền tác giả hiện nay đang có những xung đột với mục đích ban đầu được đặt ra của bản quyền tác giả là thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật.

Tri thức là của chung của nhân loại, “việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đi đôi với mở rộng quyền truy cập thông tin của mọi người”, Hội nghị toàn cầu về khoa học cho thế kỷ XXI - Budapest 1999, đã tuyên bố như vậy. Tổ chức UNESCO cũng đã nhiều lần lên tiếng phải hài hoà quyền sở hữu trí tuệ với quyền được chia sẻ thông tin của mọi người. Tòa án Châu Âu cũng đã nhiều lần ra những quyết định phạt chống độc quyền với một số hãng như Microsoft, Google,…là một minh chứng giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền được chia sẻ thông tin của mọi người.

1.2 KINH TẾ TRI THỨC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

1.2.1 Khái quát về sự xuất hiện và phát triển của kinh tế tri thức

Sự phát triển của kinh tế trong lịch sử nhân loại đã trải qua những giai đoạn khác nhau. Trước hết là kinh tế săn bắn và hái lượm tồn tại trong hàng trăm nghìn năm. Tiếp theo đó là kinh tế nông nghiệp kéo dài khoảng mười nghìn năm. Rồi đến kinh tế công nghiệp xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào đầu nửa sau thế kỷ XVIII đã xác lập cơ sở kỹ thuật cơ khí, hình thành lực lượng lao động và tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật lần thứ hai (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) đã nâng cao cơ sở kỹ thuật cơ khí lên trình độ bán tự động hóa và hình thành tổ chức quản lý mới, dưới hình thức tập đoàn và đưa chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Đến giai đoạn gần đây chúng ta cũng dễ nhận thấy có những chuyển biến mang tính cách mạng có là cách mạng trong quản lý, quản lý cũng đóng vai trò trở thành lực lượng sản xuất góp phần sáng tạo ra của cải xã hội, chứ không còn là quản lý về kỷ cương lao động thuần khiết. Bất kỳ nền kinh tế nào nói trên, dù ít hay nhiều cũng đã dựa vào tri thức để phát triển. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một nền kinh tế nào cũng là nền kinh tế dựa trên tri thức. Cái khác biệt chủ yếu của nền kinh tế tri thức với các nền kinh tế khác là tri thức đã phát triển đặc biệt mạnh mẽ, đã trở thành yếu tố quan trọng nhất, nguồn lực có tính quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; và từ những căn cứ xác thực đó, người ta cho rằng một nền kinh tế mới hoàn toàn khác các nền kinh tế truyền thống đã ra đời.

Trong hơn ba thập kỷ gần đây, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, trong các nền kinh tế tư bản phát triển nhất đang diễn ra những thay đổi cơ bản và sâu sắc trong cơ cấu và cách thức hoạt động kinh tế; nền kinh tế từ chỗ dựa chủ yếu vào tài nguyên và nguồn vốn tài chính, đã chuyển sang dựa nhiều hơn vào tri thức và thông


tin; bắt đầu hình thành nhiều qui tắc và cách thức sản xuất kinh doanh mới trước đây chưa từng có. Tri thức được thừa nhận là yếu tố quan trọng hàng đầu của nền sản xuất xã hội, là động lực của tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Vai trò của thông tin, khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo đối với năng lực của nền kinh tế ngày nay trở nên đặc biệt quan trọng.

Sự gia tăng của tri thức được mã hoá và việc quảng bá chúng qua các phương tiện truyền thông, mạng máy tính đang dẫn tới sự hình thành và phát triển “xã hội thông tin”. Người lao động cần phải đạt tới những kỹ năng mới và phải luôn luôn nâng cao, thích nghi chúng; điều đó dẫn tới “nền kinh tế học hỏi”. Tầm quan trọng của việc quảng bá tri thức và công nghệ đòi hỏi phải có “mạng lưới tri thức” và “hệ thống đổi mới quốc gia” thích hợp. Từ những phân tích đó, OECD cho rằng đang hình thành “nền kinh tế dựa vào tri thức” [129]. Từ nửa sau thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong các chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, trên các diễn đàn quốc tế, người ta đã đề cập rất nhiều đến sự xuất hiện nền kinh tế mới, nền kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức, nền kinh tế nối mạng toàn cầu...; cũng có người gọi đó là nền kinh tế hậu tư bản chủ nghĩa, kinh tế hậu công nghiệp..., là giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.

Thuật ngữ “Kinh tế dựa vào tri thức” là xuất phát từ việc thừa nhận vị trí mới và ảnh hưởng quyết định của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế phát triển nhất. “Kinh tế dựa vào tri thức” lúc đầu cũng thường gọi là “Kinh tế thông tin”, “Nền Kinh tế mới”, có thể coi là xuất hiện sớm ở Mỹ vào đầu những năm 1970, sau đó ở nhiều nước công nghiệp phát triển và ngày nay cả nước công nghiệp mới (NICs).

Nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất, “Kinh tế dựa vào tri thức” là trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất xã hội loài người. Thuật ngữ “kinh tế Tri thức” (Knowledge economy) dần được sử dụng nhiều trong các hội nghị khoa học, trong các chiến lược quốc gia của một số nước trong những năm cuối thế kỷ trước thay cho những tên gọi khác. Kinh tế tri thức, theo một số dự báo, đối với nước Mỹ có thể sẽ kết thúc vào khoảng năm 2020 để nhường chỗ cho một nền kinh tế mới khác - mà thuật ngữ Kinh tế Sinh học (chỉ là một thuật ngữ chỉ nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức về lĩnh vực sinh học) có thể được dùng để chỉ nền kinh tế mới đó [18], [20].

Trước hết, nền kinh tế tri thức được đề cập tới ở thời đại ngày nay trong điều kiện của nền sản xuất xã hội đã vượt thoát khỏi nền sản xuất xã hội truyền thống theo kiểu cũ, có thể đó là nền sản xuất nông nghiệp, thủ công hay bán cơ khí. Các nền sản xuất trước đó sử dụng các yếu tố sản xuất gồm có tư bản, đất đai, lao động là chính và lực lượng sản xuất gồm có con người, máy móc và kết cấu hạ tầng. Con người sử dụng máy móc để chế


biến các yếu tố sản xuất, nguyên vật liệu thành ra sản phẩm hàng hóa. Tri thức được xem như là yếu tố bên ngoài và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, còn tri thức khoa học được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu hoặc để chế tạo ra các công cụ và công nghệ cũng là máy móc. Kế đó, con người sử dụng kỹ năng, tay nghề và trình độ nghiệp vụ để điều hành các công cụ là máy móc làm phương tiện cho quá trình sản xuất.

Thứ đến, một nền kinh tế vận hành trong môi trường sản xuất như vậy lần lượt được gọi là nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp tùy thuộc vào đối tượng của nền sản xuất. Đối tượng của nền kinh tế tự nhiên là đất đai, vật nuôi, cây trồng có trong thiên nhiên theo chế độ tự cung tự cấp. Đối tượng của nền kinh tế công nghiệp là khai thác máy móc và sử dụng các yếu tố sản xuất truyền thống là tư bản, đất đai, lao động…theo chế độ mua bán hàng hóa của nền kinh tế thị trường.

Sau cùng, nền kinh tế tri thức ngoài các yếu tố truyền thống còn sử dụng yếu tố mang tính then chốt là tri thức khoa học của con người. Tri thức khoa học ở đây được hiểu là kiến thức về chuyên môn làm cho “lao động có trí tuệ” được đưa trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Do đó, tri thức đã trở thành tư liệu sản xuất và được mua bán như mua bán sức lao động. Với ý nghĩa này, trong nền kinh tế tri thức, thị trường lao động có thể trở thành thị trường tri thức. Tri thức được kết tinh trong các sản phẩm hàng hóa “phần mềm” và cả “phần cứng”, còn được gọi là “chất xám”.

1.2.2 Khái niệm về kinh tế tri thức

Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về nền kinh tế tri thức. Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh (năm 1998) cho rằng: “Nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải”. Theo GS.VS. Đặng Hữu: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,

phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”. Theo cách hiểu này, thì nền kinh tế tri thức vẫn còn có sự đóng góp của công nghiệp và nông nghiệp truyền thống nhưng với tỷ trọng thấp. Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức và những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ.

Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1999 đã giải thích và định nghĩa rộng rãi hơn nền kinh tế tri thức: “Đối với những nước tiên phong trong nền kinh tế toàn cầu, cán cân tri thức và các nguồn tài nguyên hiện nay đã nghiêng mạnh về phía tri thức đến nỗi tri thức có lẽ đã trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết định mức sống, quan trọng hơn đất đai, hơn công cụ sản xuất, hơn lao động. Ngày nay các nền kinh tế tiên tiến nhất về công nghệ đã hoàn toàn dựa trên tri thức”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024