điều tra trang trại. Ngoài ra đề tài còn thu thập thông tin qua các báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Định phục vụ mục đích nghiên cứu.
- Cách thu nhập: Liên hệ và thu thập số liệu từ Chi cục Thống kê và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Định.
* Thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Điều tra xã hội học:
- Đối tượng điều tra: Các chủ trang trại trên địa bàn huyện Yên Định
- Kích thước mẫu: Thực hiện điều tra 60 trang trại trên địa bàn huyện Yên Định
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2020 Mẫu phiếu điều tra được trình bày trong phụ lục 01
+ Phỏng vấn chuyên gia:
- Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 1
- Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 2
- Mối Quan Hệ 3 Mặt Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Cấp Huyện
- Chính Sách Hỗ Trợ Vốn Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Cho Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
- Thời gian phỏng vấn: Từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020 Mẫu biên bản phỏng vấn được trình bày trong phụ lục 02
Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp điều tra, khảo sát và phương pháp chuyên gia.
Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích số liệu, nhằm khái quát hóa những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Từ việc phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định.
Phương pháp thống kê: Phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thu thập được, phương pháp này cho phép thông qua số liệu thống kê nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn từ đó tìm ra xu hướng để có những giải pháp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách so sánh mức độ của cùng một hiện tượng tại không gian hoặc thời gian khác nhau; so sánh từng bộ phận với tổng thể và giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau nhằm nghiên cứu kết cấu, biến đổi kết cấu; so sánh giữa các chỉ tiêu của các hiện tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Phương pháp so sánh: có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các phương pháp trên, để hoàn thành được luận văn còn tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà chuyên môn, các chuyên gia trong phát triển kinh tế trang trại. Kế thừa các công trình nghiên cứu, các bài viết đã công bố trên các báo viết, báo mạng, các công trình nghiên cứu khoa học về phát triển kinh tế trang trại để hoàn thiện luận văn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Cơ sở ý luận về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn cấp huyện Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại
1.1.1. Kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Theo một số học giả phương Tây: “Hình thức kinh tế trang trại dùng để chỉ một lĩnh vực tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá lớn ở nông nghiệp nông thôn để phân biệt với hình thức tiểu nông tự túc, tự cấp”;
Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được nhà nước bảo hộ”. Quan điểm trên đã khẳng định kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hoá, cơ sở cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ trang trại trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ gia đình trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người lao động khác (Lê Trọng, 2000).
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong Nông- Lâm
- Ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao”. Quan điểm trên đã khẳng định kinh tế thị trường (nền kinh tế hàng hoá đã phát triển cao) là tiền đề chủ yếu cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời khẳng định vai trò vị trí của chủ trang trại trong quá trình quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại (Trần Tác, 2000).
Nghị quyết 03/2000/QĐ – CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã ghi rõ “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” (Chính Phủ, 2000).
Từ các quan điểm trên đây luận văn cho rằng kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội (Chu Văn Cấp và Trần Bình Trọng, 2005).
Phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ nông dân là căn cứ và mục tiêu sản xuất. Đối với hộ nông dân mục tiêu sản xuất của họ là để tiêu dùng, sản xuất nhắm đáp ứng nhu cầu đa dạng về lương thực, thực phẩm và các nhu cầu khác của họ. Ngược lại, mục tiêu sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về các loại Nông-Lâm-Thuỷ sản, sản phẩm sản xuất ra là để bán. C. Mác đã viết “ Kinh tế trang trại bán đại bộ phận nông sản được sản xuất ra thị trường, cán hộ nông dân thì bán ra mua càng ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Như vậy trình độ phát triển của kinh tế hộ nông dân chỉ dừng lại ở sản xuất hàng hoá phải tự cung tự cấp. Để có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn phải chuyển kinh tế hộ nông dân sang phát triển kinh tế trang trại.
Theo thông tư Số: 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau:
- Trang trại trồng trọt;
- Trang trại chăn nuôi;
- Trang trại lâm nghiệp;
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản;
- Trang trại tổng hợp.
Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa
1.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hóa rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn.
a. Mục đích của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp, thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Kinh tế trang trại đi lên từ kinh tế hộ nông dân, trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình đã vượt qua được giai đoạn tự cung tự cấp, vươn lên sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận.
Tỷ suất hàng hóa càng cao thể hiện bản chất và trình độ phát triển của trang trại. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy tiêu chí giá trị nông sản hàng hóa và tỷ suất hàng hóa bán ra trong năm luôn luôn được sử dụng làm thước đo chủ yếu của trang trại. Sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống tự cung, tự cấp chỉ giải quyết nhu cầu của chính người sản xuất, lượng sản phẩm dư thừa đem bán trên thị trường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với khối lượng nông sản mà họ sản xuất ra. Các hộ nông dân cũng cố gắng bán bất kỳ thứ nông sản nào do chính bản thân họ sản xuất ra giai đoạn này gọi là thương mại hóa sản phẩm. Sau đó hộ nông dân sản xuất ra hàng hóa theo yêu cầu của thị trường đó là giai đoạn sản xuất hàng hóa của hộ đã đạt đến một cấp độ cao hơn, một bộ phận nông dân đã phát triển đến hình thức sản xuất theo mô hình trang trại.
b. Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của chủ trang trại. Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Người chủ trang trại là người nắm giữ một phần hoặc toàn phần về quyền sở hữu tài sản nếu như nắm quyền sử dụng tài sản, thì tài sản này có thể được hình thành dưới hình thức vốn góp hoặc đi thuê tài sản tài chính, như vậy xét dưới góc độ là tài sản của trang trại thì tài sản dù được hình thành bằng cách nào nó vẫn thuộc quyền sử dụng của trang trại, có thể tạo ra lợi ích về kinh tế trong tương lai. Đứng trên khía cạnh của quan hệ sản xuất, người chủ trang trại là người có quyền định đoạt sản xuất, người chủ trang trại là người có quyền định đoạt sản phẩm do trang trại sản xuất ra.
c. Trong trang trại các yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng là đất đai và tiền vốn được tập trung tới một quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa. Trong nông nghiệp cũng như trong các ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất hàng hoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung với quy mô nào đó.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong nông nghiệp. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiêp. Tuy nhiên phải có tích tụ tập trung ruộng đất đến một mức độ nào đó thì mới có sản xuất hàng hóa. Phải đạt tới một quy mô tối thiểu nào đó thì mới có thể bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Đặc điểm này được quy định bởi chính đặc điểm về mục đích sản xuất của trang trại. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu bình thường, năng lực sản xuất của đất đai phụ thuộc vào trình độ thâm canh, vào tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong nông nghiệp. Vì vậy điều kiện về quy mô kinh doanh đất đai để hình thành trang trại cũng có thể thay đổi theo thời gian. Sự tập trung về tài sản tiền vốn cũng là điều tối quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của các trang trại. Sản xuất kinh doanh hàng hóa đòi hỏi phải có lượng vốn ban đầu nhất định để đầu tư các khoản chi phí đầu vào. Do đó, ở các trang trại sản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất,
... được tập trung tới quy mô đủ lớn
d. KTTT có hình thức tổ chức và quản lý điều hành sản xuất tiến bộ với sự ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý và kiến thức về thị trường. Trong kinh tế hộ gia đình nông dân do tính chất sản xuất đơn giản và quy mô sản xuất nhỏ với mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy việc điều hành sản xuất của chủ hộ vẫn còn mang nặng tính tryền thống, người chủ hộ chỉ cần có kinh nghiệm sản xuất và cần cù lao động theo kinh nghiệm cha truyền con nối. Nhưng đối với trang trại, với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và bị các yếu tố lợi nhuận, giá cả, cạnh tranh chi phối ngày càng nhiều thì cách quản lý theo kiểu truyền thống không còn phù hợp nữa. Sản xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi, quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sản xuất, áp dụng các công nghệ và quy trình sản xuất thâm canh, kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh….Do vậy việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đòi hỏi phải dựa trên cơ sở những kiến thức khoa học và ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đi vào chiều sâu.
e. Chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, có điều kiện làm giàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động quản lý, sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất, kinh doanh. Trang trại phải có quy mô tập trung ruộng đất và tiền vốn nhất định, hoạt động kinh tế của trang trại phải chủ yếu là sản xuất hàng hoá. Muốn vậy người chủ trang trại phải là người có ý chí, có hiểu biết cần thiết về kỹ thuật sản xuất và có năng lực nhất định về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp; có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sự hiểu biết về kinh tế như hạch toán, phân tích và sự biến động thị trường. Tuy nhiên những tố chất này không phải tự nhiên mà có nó được hình thành từ khi tạo lập trang trại và dần dần được tích lũy thêm trong quá trình sản xuất. Những tố chất đó của người chủ trang trại được thể hiện rất rõ trong tư duy, trong ý thức và trong cung cách tổ chức quản lý sản xuất của họ mà các chủ hộ tự cấp tự túc không có được
f. Các trang trại đều có thuê mướn lao động: Quy mô thuê mướn lao động trong các trang trại khác nhau phụ thuộc vào loại hình và quy mô sản xuất của trang trại.
KTTT mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông dân: vừa là đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình (lao động gia đình là trụ cột, là yếu tố để phân biệt trang trại gia đình vơi các loại hình trang trại khác) vừa mang dáng dấp của một loại hình doanh nghiệp tư nhân một chủ.
KTTT còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về chất so với kinh tế nông hộ. Điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh tế trang trại là mục tiêu và qui mô sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là đặc trưng của bản chất kinh tế trang trại.
1.1.1.3. Vai trò của phát triển bền vững kinh tế trang trại
- Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa nông nghiệp từng bước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải, áp dụng thành tựu, các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình .
- Vai trò huy động khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác đất đai, sức lao động và nguồn lực khác một cách hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
- Trang trại với hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dân tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hóa cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
- Kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy, trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển,