Nhà nước đã thành lập các hệ thống ngân hàng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ngày càng vững mạnh và có chiều sâu.
Những chủ trương chính sách đã tạo ra động lực và mở ra các điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là hộ nông dân tự chủ vươn lên trở thành các chủ thể kinh tế trực tiếp sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
+ Cơ sở hạ tầng:
Cở sở hạ tầng là điều kiện cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Đây là nhân tố ngoại sinh của phát triển nông nghiệp, nhưng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của nông sản được sản xuất và tiêu thụ.
Kinh tế trang trại cũng đòi hỏi phải có sự phát triển về giao thông, thủy lợi, điện và mạng lưới thông tin liên lạc trong vùng. Một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất. Chẳng hạn như điện và thủy lợi tạo điều kiện cho máy móc, công cụ sản xuất phát huy tác dụng và cho phép áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, hiệu quả. Nhà cửa và trang thiết bị trong nông nghiệp tạo điều kiện cho các tư liệu lao động phát huy tác dụng trong sản xuất và là phương tiện bảo quản, giữ gìn sản phẩm. Giao thông phát triển cho phép vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Những điều kiện đó thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tăng quy mô diện tích sản xuất, từng bước hình thành các trang trại từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, với tính chất chuyên môn hóa trong sản xuất ngày càng được nâng cao.
Kết luận chương 1
Từ những nghiên cứu tổng quan lý luận về KTTT và phát triển KTTT, tổng quan thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Cho thấy:
Trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiếp
cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ các nước tư bản công nghiệp đến các nước đang phát triển với cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau. Phát triển kinh tế trang trại đã trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác nguồn lực trong dân, thu hẹp diện tích đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân; phân bố lại dân cư, xây dựng lại vùng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp đa dạng và bền vững. Mặt khác, nó đã làm chuyển biến nền nông nghiệp thuần tuý sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá mà kinh tế trang trại là hạt nhân phá vỡ toàn bộ cái vỏ bọc của sản xuất tự cung tự cấp lâu nay.
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế trang trại ở từng nước, từng địa phương khác lại đang đặt ra nhiều vấn đề khác nhau cần giải quyết.
Từ những vấn đề mang tính chất lý luận và thực tiễn đó, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Nội dung chi tiết trình bày tại Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HOÁ
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả phát triển trang trại của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Định là huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá trên trục Quốc lộ 45, cách thành phố Thanh Hoá 28 km, nằm trong toạ độ địa lý: Từ 19056 đến 20005 vĩ độ bắc và từ 105029 đến 105046 độ kinh đông. Phía Bắc giáp các huyện: Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc. Phía Nam giác các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hoá. Phía Tây giáp huyện: Ngọc Lặc. Phía Đông giáp các huyện: Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc.
Toàn huyện có 29 đơn vị hành chính gồm 27 xã và 02 thị trấn trong đó có 30 hợp tác xã nông nghiệp. Yên Định nằm trên trục quốc lộ 45 (từ Thành phố Thanh Hoá qua Yên Định đi Ninh Bình) có hệ thống giao thông thuỷ, bộ nối với các khu đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh: Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành, đô thị trung tâm thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn là điều kiện tác động thúc đẩy kinh tế của Yên Định phát triển.
2.1.1.2. Địa hình
Phần lớn diện tích lãnh thổ có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình toàn huyện là 10m (so với mặt nước biển) do đó có thể phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp…
Đặc biệt có một số vùng trũng (các xã Định Long, Định Hoà…) thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện 3-5m. Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn huyện có các đồi núi thấp phân bố rải rác ở các xã Yên Giang, Yên Lâm, Yên Tâm… ngoài ra còn có một số hồ tự nhiên là dấu tích đổi dòng của Sông Mã, Sông Cầu Chày. Phía Tây và phía Tây Bắc là dải đất bán sơn địa, là phần chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, miền núi trên địa hình ở đây không được bằng phẳng.
2.1.1.3. Đặc điểm đất đai
Tài nguyên đất của Yên Định được hình thành do sự bồi tụ của hệ thống sông Mã và sông Cầu Chày. Từ năm 2009 đến nay, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 22.807 ha (Từ năm 2009 trở về trước diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.645ha). Đất nông nghiệp là 14.142,62 ha tương đương với 62,01%, trong đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao 88,95%, tương đương với 12.579,84 ha. Diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện biến động qua các năm và đang có xu thế giảm. Nguyên nhân chủ yếu là chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng khu dân cư mới, chuyển mục đích sang sử dụng đất công cộng: giao thông, thủy lợi, văn hóa, thể dục thể thao, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
Đất nông nghiệp giảm, lực lượng lao động tăng, do đó số diện tích đất nông nghiệp/người và diện tích đất nông nghiệp/lao động giảm dần qua các năm. Giảm đất sản xuất nông nghiệp cho mục đích CNH-HĐH và đô thị hoá là xu thế tất yếu. Tuy nhiên điều này kéo theo tình trạng mất việc làm, chuyển đổi nghề, di chuyển nơi làm việc, thất nghiệp của lao động nông nghiệp, nông thôn.
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất đai của huyện Yên Định được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Định năm 2019
Mục đích sử dụng đất | Mã | Tổng diện tích (ha) | Cơ cấu diện tích (%) | |
A | TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN | 22.807 | 100,00 | |
1 | Đất nông nghiệp | NNP | 14.142,62 | 62,01 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN | 12.580,34 | 55,16 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN | 12.101,39 | 53,06 |
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 478,95 | 2,10 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP | 848,42 | 3,72 |
1.3 | Đất nuôi trồng thuỷ sản | NTS | 533,68 | 2,34 |
1.4 | Đất nông nghiệp khác | NKH | 180,18 | 0,79 |
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN | 7.259,47 | 31,83 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ 3 Mặt Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Cấp Huyện
- Chính Sách Hỗ Trợ Vốn Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Cho Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Kết Quả Phát Triển Trang Trại Của Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
- Diện Tích Đất Của Các Trang Trại Giai Đoạn 2017 – 2019
- Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại
- Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Mục đích sử dụng đất | Mã | Tổng diện tích (ha) | Cơ cấu diện tích (%) | |
2.1 | Đất ở | OTC | 2251,05 | 9,87 |
2.2 | Đất chuyên dùng | CDG | 3612,63 | 15,84 |
2.2.1 | Đất trụ sở cơ quan, công trình SN | CTS | 29,65 | 0,13 |
2.2.2 | Đất quốc phòng | CQP | 6,84 | 0,03 |
2.2.3 | Đất an ninh | CAN | 241,76 | 1,06 |
2.2.4 | Đất sản xuất, kinh doanh phi NN | CSK | 200,70 | 0,88 |
2.2.5 | Đất có mục đích công cộng | CCC | 3133,68 | 13,74 |
2.3 | Đất tôn giáo, tín ngưỡng | TTN | 4,47 | 0,02 |
2.4 | Đất nghĩa trang, nghĩa địa | NTD | 212,10 | 0,93 |
2.5 | Đất sông suối và mặt nước CD | SMN | 1179,22 | 5,17 |
3 | Đất chưa sử dụng | CSD | 1404,91 | 6,16 |
B | CÁC CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN | |||
BQDT đất nông nghiệp/khẩu (m2/khẩu) | 842 | - | ||
BQDT đất nông nghiệp/hộ (ha) | 0,337 | - | ||
BQ số thửa đất nông nghiệp/hộ (thửa) | 1,6 | - | ||
BQ đất nông nghiệp/LĐ (m2) | 1716 | - | ||
BQ đất nông nghiệp/lao động NN (ha) | 0,257 | - |
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Định)
2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu thời tiết.
Điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc về mùa đông, gió Đông Nam về mùa hè. Với khoảng 1.658 giờ nắng/năm, nhiệt độ trung bình trong năm là 23,40C (số liệu năm 2014). Ba tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 29,3 – 30,20C. Tháng 1 và tháng 12 nhiệt độ thấp nhất, trung bình từ 15,5 – 19,20C.
Chế độ mưa thay đổi nhiều trong năm, mưa tập trung vào mùa hè bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9, tổng lượng mưa trong năm là 1.519,4 mm. Độ ẩm
tương đối trung bình hàng năm là 86%, dao động trong khoảng từ 71 – 90%.
* Những hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Bão: Thường trực tiếp đổ bộ vào Thanh Hoá từ tháng 6 đến hết tháng 9, tần suất bão lớn nhất là tháng 8 và nửa đầu tháng 9. Gió của các trận bão khá mạnh, cực đại là đến 100m/s. Hàng năm có từ 18-20 ngày mưa bão, với lượng mưa rất lớn, rất dễ gây úng đột ngột làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như chăn nuôi nói riêng.
- Gió mùa Đông - Bắc: Ở Yên Định ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc tuy có thấp hơn các tỉnh phía Bắc nhưng cường độ gió vẫn khá mạnh, tốc độ có đợt đạt tới cấp 8, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện (với những đợt kéo dài 7-10 ngày và nhiệt độ liên tục thấp).
- Gió Tây Nam: Gió Tây Nam khô nóng cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng trên địa bàn huyện.
Những giải pháp khắc phục hạn chế sự bất lợi của thời tiết chủ yếu là tìm cách né tránh vì thực tế con người chưa có khả năng chế ngự thiên tai. Những giải pháp thường áp dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp là:
- Bố trí thời vụ cây trồng né tránh thời tiết bất thuận, lựa chọn các giống cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết.
- Chủ động làm giảm thiểu tác hại của các hiện tượng thời tiết bất lợi cho vật nuôi như tuyên truyền làm tốt công tác chống nóng, tránh rét cho đàn gia súc, gia cồm trên địa bàn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Qui mô và tốc độ, cơ cấu tăng trưởng nền kinh tế
Là một huyện có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Yên Định có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã tiến triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.
Giai đoạn 2015 – 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng bình quân đạt
15,67%/năm, năm sau luôn cao hơn năm trước; tốc độ tăng trưởng năm 2019 đạt 18,56%; tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 1.247,9 tỷ đồng.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, Lâm thuỷ sản 36,5%; Công nghiệp - Xây dựng 21%; Thương mại-Dịch vụ 42,5%.
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Yên Định từ 2017 đến 2019
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | ||||
Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | Giá trị (tỷ đồng) | Cơ cấu (%) | |
Nông nghiệp, thủy sản | 573,78 | 40.9 | 683,75 | 39.4 | 807,52 | 36,5 |
Công nghiêp - Xây dựng | 238,49 | 17,0 | 340,14 | 19,6 | 464,60 | 21,0 |
Thương mại - Dịch vụ | 540,11 | 38.5 | 711,52 | 41 | 940.27 | 42,5 |
Tổng | 1402,90 | 100,00 | 1735,42 | 100,00 | 2212,40 | 100,00 |
Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Định, năm 2019
- Tổng sản lương thực: 4049,8 tấn.
- Thu nhập BQ đầu người: 31,5 triệu đồng/người/năm.
- Bình quân lương thực đầu người: 890kg.
- Giá trị thu nhập/1 ha canh tác 125 triệu.
- Hệ số sử dụng đất đạt: 2,55 lần/năm.
Trong lộ trình xây dưng nông thôn mới (XDNTM), Yên Định là một trong những huyện đi đầu của tỉnh về thực hiện các tiêu chí. NTM, huyện đã huy động tổng nguồn vốn trên 160 tỷ đồng cho chương trình XDNTM, bình quân mỗi xã tăng từ 2 đến 3 tiêu chí/năm, trong đó đến 2015 có 7 xã đạt 19/19 tiêu chí đến năm 2017 huyện trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nông dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và trong nước nhưng huyện Yên Định đã có nhiều biện pháp, giải pháp do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,56 %,
đời sống của nhân dân tiếp tục được ổn định và nâng cao, các hoạt động văn hóa – xã hội tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng, hiệu quả.
2.1.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội
* Hạ tầng kinh tế
Sau nhiều năm phấn đấu, nhất là trong thời kỳ đổi mới thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn thì hạ tầng cơ sở trên toàn địa bàn huyện Yên Định ngày được tăng cường, phát huy tác dụng góp phần làm thay đổi đáng kể đời sống của nhân dân và bộ mặt nông thôn.
- Giao thông: Yên Định có 1.171 km đường bộ các cấp bao gồm:
+ Quốc lộ 45 thuộc trung ương quản lý dài 15 km.
+ Tỉnh lộ thuộc tỉnh quản lý dài 100 km.
+ Tuyến đường do huyện quản lý dài 60 km.
+ Tuyến đường giao thông nông thôn (xã, thôn) dài 996 km.
Đến nay 100% xã có đường ô tô, hệ thống giao thông của huyện đạt chỉ số đường rất cao 54 km/km2, chất lượng đường tương đối tốt, cơ bản đáp ứng được ưu cầu, toàn huyện có 115 km đường được rải nhựa trong đó quốc lộ 45 có 15km, đường tỉnh lộ và liên huyện đã rải nhựa 100 km, còn lại là đường bê tông.
- Thuỷ lợi: Trạm bơm Nam sông Mã là công trình Thuỷ nông đầu mối lớn nhất trong huyện với công suất thiết kế 35.000m3/h năng lực tưới theo thiết kế là
19.400 ha. Với 124 trạm bơm , 170 máy có tổng công suất 19.000m3/h cùng với hệ thống 167,5 km mương tưới cấp 1; 500 km mương cấp 2, gần 980 km mương tưới nội đồng có khả năng tưới chủ động cho 8.600 ha canh tác và bán chủ động 900 ha.
Về cơ bản, huyện đã hoàn thiện hệ thống tiêu úng gồm hệ thống tiêu úng Cầu Khải gồm 10 tổ máy với tổng công suất là 80.000m3/h, trạm bơm tiêu Tường Vân xã Định Thành, trạm bơm Yên Thôn xã Định Tiến năng lực thiết kế tiêu kết hợp với công suất các trạm bơm tưới để tiêu, hàng năm đảm bảo tiêu úng cho toàn huyện.
- Mạnh lưới điện: 100% số xã trong huyện có điện lưới, hiện có các cấp điện áp 110 KV, 35 KV, 22 KV và 10 KV, có các tuyến đường dây 110 KV Thiệu Vân (Thiệu Hoá) - Yên Trường (Yên Định) cấp điện cho trạm Kiểu 110 KV, trạm này