Mối Quan Hệ 3 Mặt Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế Trang Trại


- Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, nên có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

* Xét từ góc độ phát triển bền vững, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế trang trại được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường: .

+ Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ, khắc phục dân tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn .

+ Về mặt xã hội :

- Kinh tế trang trại thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị, làm giảm áp lực đối với xã hội. Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Ngoài ra, việc phát triển kinh tế trang trại còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm. Mặc dù đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có giảm về tỷ trọng một cách tương đối nhưng giá trị tuyệt đối đóng góp lại không giảm mà ngày càng tăng lên,

+ Về mặt môi trường: Kinh tế trang trại góp phần cải tạo môi trường sống và bảo vệ môi trường sinh thái. Kinh tế trang trại góp phần sử dụng đất đai, nguồn nước hợp lý, tiết kiệm. Sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong các trang trại giúp cho việc bảo vệ đất đai khỏi bị ô nhiễm, thoái hóa, tiết kiệm nước và hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Đối với trang trại chăn nuôi, người chăn nuôi vẫn phải đối mặt với tình trạng chất thải của gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường nhưng hiện nay với kỹ thuật hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi ... đã


cùng lúc giải quyết vấn đề nguồn năng lượng, nhiên liệu dùng trong gia đình và lượng phân hữu cơ phục vụ cho nhu cầu phân bón của trang trại. Đây là một kỹ thuật phù hợp với mọi loại hình trang trại chăn - nuôi .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Ba mặt trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau . Sự kết hợp hài hòa ba mặt này sẽ đem lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế trang trại bền vững.

Mối quan hệ 3 mặt cơ bản của phát triển kinh tế trang trại được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 1 Mối quan hệ 3 mặt cơ bản của phát triển kinh tế trang trại 1


Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ 3 mặt cơ bản của phát triển kinh tế trang trại

1.1.1.4. Phân loại kinh tế trang trại

Theo Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT, các trang trại được xác định theo từng lĩnh vực như sau:

- Phân loại theo cơ cấu sản xuất, gồm có: Trang trại trồng trọt; Trang trại lâm nghiệp; Trang trại chăn nuôi; Trang trại nuôi trồng thủy sản; Trang trại kinh doanh tổng hợp.

- Phân loại theo hình thức quản lý, gồm có: Trang trại gia đình; Trang trại liên doanh; Trang trại hợp doanh theo cổ phần.

- Phân loại theo nguồn thu nhập: Trang trại “thuần nông” và trang trại “không thuần nông”.

- Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất: chủ trang trại có chủ sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất và chủ trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất và chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất.


1.1.1.5. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế trang trại

+ Về kinh tế đánh giá theo các chỉ tiêu:

- Phát triển về số lượng và sự đa dạng của các trang trại: tăng giảm về số lượng trang trại, sự đang dạng về vật nuôi, cây trồng, hình thức chăn nuôi gia công hợp tác với công ty đầu ngành trong lĩnh vực chăn nuôi ( CP, Japfa, CJ...) đang phát triển mạnh mẽ.

- Phát triển về quy mô các trang trại: tỉ lệ chăn nuôi nông hộ, trang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn được tính theo đơn vị vật nuôi.

- Giá trị, sản lượng hàng hóa và tốc độ tăng trưởng:

+ Về xã hội:

- Giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thu nhập của người lao động trong các trang trại: đối với công nhân không có chuyên môn kĩ thuật thu nhập 4 - 6 triệu đồng/ tháng; đối với công nhân kĩ thuật được đào tạo chuyên sâu thu nhập 7 - 12 triệu đồng/ tháng.

+ Về môi trường:

- Hạn chế ô nhiễm môi trường: tình hình áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như sử dụng bể lắng, biogas. Giữ khoảng cách đúng quy định với khu dân cư, trường học, nguồn nước........

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn đất, nước: hiệu quả của các chương trình như quản lý nguồ đất bền vững, canh tác nông nghiệp tiên tiến, quản lý chất thải và biến thành tài nguyên như xử dụng nguồn nước thải chăn nuôi đã qua xử lí làm phân bón hữu cơ dạng lỏng

Bên cạnh đó với Thông tư 02/2020/TT-BTNMT quy định tiêu chí trang trại thì còn một số tiêu chí sau:

+ Đối với trang trại chuyên ngành:

a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;

b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;


c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;

d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;

đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.

+ Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.

1.1.2. Phát triển kinh tế trang trại

1.1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế trang trại

Theo Raaman Weitz: phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội.

Phát triển kinh tế hiểu một cách chung nhất là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Từ các quan niệm trên ta thấy vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh tế là: sự tăng thêm về khối lượng sản phẩm, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội; sự tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất.

Phát triển kinh tế trang trại là quá trình tăng cường các yếu tố vật chất của trang trại cả về mặt số lượng và chất lượng, đồng thời là quá trình giải quyết hài hoà hơn các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Phát triển kinh tế trang trại phải được đặt trong mối quan hệ hài hoà với yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại (Phạm Ngọc Thứ, 2000). Tăng cường các yếu tố thể hiện:

Phát triển quy mô bề rộng của trang trại:

- Yếu tố đất đai: Sau một thời gian hoạt động, quy mô đất đai của trang trại sẽ


được tăng thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lượng các loại đất đai không ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng tăng lên.

- Yếu tố lao động: lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, phản ánh sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế trang trại. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều lao động hơn với sự đòi hỏi ngày càng cao hơn về trình độ, kỹ năng và tay nghề của lao động, nhu cầu về lao động của các trang trại ngày càng đa dạng hơn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn. - Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại: Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, trang trại có vốn tích luỹ nhiều hơn, mức độ đầu tư cho sản xuất ngày càng lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt. Vốn đầu tư ngày càng lớn thể hiện sức mạnh kinh tế của trang trại.

- Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa vào sử dụng càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ được áp dụng ngày càng nhiều sẽ là những yếu tố có tính quyết định đến năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của trang trại, một yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của kinh tế trang trại trên thương trường.

- Cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hoá, trình độ sản xuất hàng hoá.... của trang trại là những yếu tố thể hiện sự tăng cường về mặt chất lượng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trang trại.

Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại:

- Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, các loại sản phẩm ngành nghề, dịch vụ... ngày càng tăng lên.

- Giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu, thu nhập của trang trại, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích luỹ hàng năm của trang trại, mức sống và thu nhập của các thành viên trang trại, tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (Nguyễn Đình Hương, 2000).

Giải quyết hài hoà các lợi ích: thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, bảo đảm lợi ích của chủ trang trại, của người lao động, của cộng đồng, chú trọng đến


bảo vệ môi trường, phong tục tập quán, truyền thống, tăng việc làm và những vấn đề kinh tế xã hội khác trong nông thôn (Nguyễn Đình Hương, 2000).

1.1.2.2. Ý nghĩa của phát triển kinh tế trang trại

a. Về mặt kinh tế

Trang trại là tế bào của nền nông nghiệp hàng hoá, là bộ phận cấu thành của hệ thống nông nghiệp, là đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá thích ứng với sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường.

Các trang trại góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất manh mún, lạc hậu tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hoá và thâm canh cao nhờ vào việc có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Mặt khác, qua việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì KTTT góp phần thúc đẩy công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn. Đồng thời, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ thông qua chính hoạt đông sản xuất của mình. Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế hộ. Do vậy, phát triển KTTT góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

b. Về mặt xã hội

Phát triển KTTT góp phần quan trọng trong việc làm tăng số hộ giàu, làm giảm số hộ nghèo trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Điều này đã góp phần giải quyết một trong những vấn đề bức xúc của nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác nó còn thúc đẩy sự phát triển của kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả.

c. Về mặt môi trường

Bên cạnh lợi ích về kinh tế - xã hội thì KTTT còn có lợi về mặt môi trường sinh thái đó là: Nó đã và đang “đánh thức dậy” nhiều vùng đất hoang hoá, đồi núi


trọc, đóng vai trò quan trọng vào việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường, đưa đất đai vào sử dụng đem lại hiệu quả cao. Ví dụ: Việc phát triển trang trại lâm nghiệp đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ phì cho đất, giảm lưu lượng dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi… Ngoài ra còn tận dụng được mặt nước nuôi trông thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái,…

Có thể nhìn nhận một cách tổng quát là:

KTTT tuy mới xuất hiện và còn là một lực lượng sản xuất nhỏ bé, nhưng đang góp phần đáng kể vào phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai, vốn trong dân vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Phát triển KTTT ở nước ta hiện nay là rất cần thiết, đúng hướng. KTTT giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đang trở thành một hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, một mô hình làm ăn kinh tế phổ biến, có hiệu quả và không lâu sẽ trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng ở nước ta. Nhưng trên thực tế, xã hội chưa có thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí của KTTT, làm cho chủ trang trại chưa yên tâm, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất và giao dịch trên thương trường. Vì vậy cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho KTTT phát triển như một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật.

KTTT là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp; đồng thời, KTTT cũng phải làm tất cả nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm. Ngoài ra, KTTT mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá lớn, sẽ gánh vác vai trò lịch sử của nó là thực hiện sự phân công sâu sắc hơn và hợp tác rộng hơn, cùng với các thành phần, lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, mở mang ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Sự ra đời, hiệu quả hoạt động KTTT ở Việt Nam tuy đã khẳng định được bước đầu những ưu thế và vai trò của nó đó đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội nhưng kéo theo đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần được khắc phục, đó là:


Cùng với sự phát triển của KTTT thì sự phân cực và những bất bình đẳng trong nông nghiệp- nông thôn cũng có xu hướng gay gắt thêm mà nổi bật là hố sâu của sự giàu nghèo, sự chênh lệch lớn trong hưởng thụ những thành quả mà tăng trưởng và đổi mới mang lại.

Sự tích tụ ruộng đất khá lớn vào tay một số người. Phát triển KTTT tất yếu sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất. Điều cần lưu ý là Vấn đề ruộng đất không phải chỉ là vấn đề kinh tế thuần nhất, mà còn là vấn đề ý nghĩa trọng yếu về chính trị - xã hội.

KTTT là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chứ không phải là tổ chức kinh tế xã hội. Do đó, cần tránh sự nhìn nhận thái quá, từ đó, ép “đẻ non” ra những trang trại, hoặc “phong trào hoá” kinh tế trang trại.

Có thái độ phủ nhận những loại hình tổ chức kinh doanh khác đang tồn tại, phát sinh tác dụng tích cực trong nông nghiệp, nông thôn như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác.

Coi nhẹ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển KTTT.

1.1.2.3. Yêu cầu phát triển kinh tế trang trại

Xã hội loài người đang đứng trước một thời điểm xác định của lịch sử. Thế giới phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và suy thoái không ngừng của hệ sinh thái mà chúng ta đang bị phụ thuộc vì hạnh phúc của mình để có một tương lai an toàn hơn. Chính vì vậy chúng ta phải phát triển kinh tế là một yêu cầu bức thiết đặt ra cho mọi quốc gia trên thế giới. để đáp ứng yêu cầu này khi xây dựng các chính sách phát triển kinh tế trang trại chúng ta cần phải quan tâm đến việc gắn phát triển với vấn đề giải quyết đói nghèo, sử dụng đất hiệu quả, bảo vệ và phát triển vốn rừng, chống sa mạc hóa, phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn và phát triển đa dạng sinh học. Như vậy phát triển kinh tế trang trại không chỉ dừng ở phát triển về mặt kinh tế mà phải giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển cũng một lúc.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí