cho các chủ trang trại tích tụ ruộng đất. Đất của trang trại hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: đất được giao theo nghị định 64, đất thuê (đất vườn liền kề, đất thổ cư), nhận thầu đất công mà phần lớn là nhận thầu đất công (36,47%); bởi vậy, các hộ trang trại gặp rất nhiều khó khăn khi làm thủ tục để được cấp GCN QSDĐ
Bảng 2.7: Diện tích đất của các trang trại giai đoạn 2017 – 2019
Diện tích (m2) | ||||
Tổng | Đất được giao theo NĐ 64 | Đất thuê | Nhận thầu đất công | |
2017 | 2,405,079 | 954,135 | 500,134 | 950,810 |
2018 | 2,566,069 | 1,001,499 | 513,214 | 1,051,356 |
2019 | 3,063,969 | 1,049,138 | 897,277 | 1,117,554 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Hỗ Trợ Vốn Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Cho Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Kết Quả Phát Triển Trang Trại Của Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
- Kết Quả Phát Triển Trang Trại Của Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa
- Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại
- Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại
- Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm
- Kết Quả Khảo Sát Các Chủ Trang Trại Về Chính Sách Phát Triển Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Yên Định
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu thống kê – Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2017-2019
Có nhiều chính sách khuyến khích để phát triển kinh tế trang trại được thực thi như: Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà nước giao đất hoặc cho thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp được ưu đãi đầu tư nếu được. Nhà nước giao đất thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được Nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền thuế sử dụng đất đối với các dự án đầu tư đó.
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được ủy ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được ủy ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài, có vốn đầu tư để phát triển trang trại, được ủy ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất.
Bảng 2.8 : Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách đất đai trên địa bàn huyện Yên Định
ĐVT: %
Hoàn toàn không đồng ý | Không đồng ý | Bình thường | Đồng ý | Hoàn toàn đồng ý | |
Địa phương có chính sách đất đai ưu đãi, giá thuê đất hợp lý | 0,00 | 4,08 | 53,06 | 38,78 | 4,08 |
Cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, mạng internet, viễn thông…) đảm bảo thuận lợi, hợp lý | 0,00 | 0,00 | 20,41 | 71,43 | 8,16 |
Hạ tầng giao thông kết nối các địa phương, vùng tốt | 0,00 | 0,00 | 28,57 | 57,14 | 14,29 |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.
Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận chuyển nhượng, quyền sử dụng đất vượt quá hạn mức sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 để phát triển trang trại, thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê phần diện tích đất vượt hạn mức, theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê, hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành Nghị quyết này, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Phòng Tài nguyên - Môi trường và UBND cấp xã thực thi việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 02/CP ngày 15/11/1994, Nghị định 01/CP của Chính phủ ngày 4/1/1995: Quy định về khoán đất và sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm và nuôi trồng thuỷ sản trong doanh nghiệp nhà nước nông nghiệp (theo Luật Đất đai năm 1993); Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được áp dụng theo đúng quy định của nghị định số 85/1999/NĐ – CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và nghị định số 163/1999/NQ – CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, gia đình sử dụng ổn định và lâu dài trong lĩnh vực lâm nghiệp; Từ năm 2013, áp dụng theo Nghị định số 43/2014//NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , thu hồi đất.
Nguồn gốc đất chủ yếu của các trang trại đất nhà nước giao, đất các trang trại đi thuê, khoán hay mua để thực thi sản xuất kinh doanh còn nhiền hạn chế. Khó khăn của trang trại khi muốn mở rộng diện tích sản xuất một phần do giá đất cao, thủ tục sang nhượng cũng như thủ tục thuê thầu còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó thời gian thuê đất đối với thẩm quyền của UBND xã chỉ có 5 năm chưa đủ thời gian cho các trang trại tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, nói thẳng ra là việc cho thuê đất 5 năm chỉ kịp cho các trang trại xây dựng xong cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh
doanh được một vài năm. Bên cạnh đó, một số trang trại vẫn còn hình thức thuê đất chủ yếu là văn bản viết tay đây cũng là một rủi ro đối với các chủ trang trại. Việc này đòi hỏi Nhà nước đứng ra xác nhận quan hệ hợp pháp cho các hộ.
Quỹ đất của địa phương còn nhiều hạn chế. Việc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phức tạp, quỹ đất hẹp và thời gian thuê ngắn luôn làm cho các chủ trang trại không yên tâm trong quá trình đầu tư lâu dài vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc triển khai nhanh, rõ ràng chính sách đất đai xuống cho các trang trại, cấp đất làm trang trại đúng mục đích chính đáng để các trang trại có thể sản xuất kinh doanh bền vững.
2.2.3. Thực trạng chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế trang trại
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Và cũng từ đó, các chủ trang trại sẽ chọn lựa những loại hình phù hợp để có thể đầu tư vào trang trại. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của các mô hình kinh tế trang trại. Hiện nay các tổ chức tín dụng khá phổ biến, tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn với số lượng lớn và thời gian lâu dài.
Biểu 2.9. Quy mô vốn của các trang trại huyện Yên Định giai đoạn 2017 – 2019
Số lượng trang trại (Trang trại) | Tổng vốn | Bình quân 1 trang trại (Triệu đồng) | |
(Triệu đồng) | |||
2017 | 349 | 48911 | 140.146 |
2018 | 356 | 54344 | 152.652 |
2019 | 358 | 57220 | 159.832 |
Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2017 - 2019 Tổng vốn đầu tư của các trang trại là: 57.220 triệu đồng, đây là con số không quá lớn so với các huyện lân cận như Thiệu Hoá, Thọ Xuân, Thạch Thành. Tuy nhiên, số liệu thống kê qua các năm cho thấy số vốn của năm sau luôn cao hơn năm trước. Như vậy các chủ trang trại đã tái đầu tư và mở rộng quy mô về vốn cho trang trại của mình. Điều này chứng tỏ các chủ trang trại đang hy vọng vào tương
lai gần về những sản phẩm của trang trại mình.
Biểu 2.10: Cơ cấu vốn của các trang trại huyện Yên Định giai đoạn 2017 -2019
ĐVT: %
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
Tổng số | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
Vốn chủ trang trại | 96,74 | 96,98 | 96,93 |
Vốn vay | 2,54 | 2,32 | 2,31 |
Vốn khác | 0,72 | 0,71 | 0,76 |
Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2017 - 2019
Qua bảng 2.10 cho thấy nguồn vốn đầu tư của các trang trại huyện Yên Định chủ yếu là nguồn vốn tự có. Nguồn vốn tự có bao gồm vốn ban đầu của trang trại và vốn được tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh của trang trại để tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2017 vốn tự có chiếm 96,74% đến năm 2018 chiếm 96,98%; và năm 2019 là 96,93%. Vốn vay từ hệ thống các ngân hàng thương mại năm 2017 là 2,54% đến năm 2019 là 2,31% và nguồn vốn khác là các nguồn vốn được chủ trang trại vay từ các nguồn không chính thức từ bạn bè, người thân... nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ năm 2017 chiếm 0,72% đến năm 2019 là 0,76%. Điều này chứng tỏ các trang trại ở huyện Yên Định đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng thương mại Mặc dù trong những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội nên nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đã được triển khai thực hiện mà trong đó các trang trại trên địa bàn đã được hưởng lợi, cùng với đó là các chính sách tín dụng cũng thông thoáng hơn. Vì vậy, các trang trại trên địa bàn đã tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng và phần nào đã tháo gỡ được những khó khăn về việc huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, chu kỳ từ lúc đầu tư đến khi thu hoạch sản phẩm tương đối dài, trong khi lãi suất vẫn còn cao; không có tài sản thế chấp với ngân hàng, đến cuối năm 2019 chỉ có 58/358 trang trại được cấp Giấy chứng nhận trang trại, chiếm 16,20%, đây cũng là một trong những nguyên nhân các trang trại không thế chấp được tài sản để vay vốn mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm máy móc, tăng năng suất lao động, chất lượng nông sản phẩm hàng hoá.
Qua phân tích số lượng và cơ cấu vốn của các loại hình trang trại trong năm 2019 cho thấy:
+ Tổng số vốn đầu tư cho trang trại chưa cao, còn khá khiêm tốn, chưa ngang tầm với tiềm năng sẵn có của địa phương.
+ Phần lớn vốn của trang trại là vốn tự có. Điều này có thuận lợi là trang trại chịu ít chi phí vốn vay, tuy nhiên nó cũng phản ánh phần nào quá trình hoạt động của các trang trại chưa thật sự diễn ra mạnh, chưa có những đầu tư lớn nhằm phát triển trang trại huyện Yên Định.
Bên cạnh đó trình độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó những nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của các trang trại đó là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện…Đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng thời gian qua đã được huyện đầu tư, nâng cấp. Hiện nay có 100% trang trại đã có điện để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, 100% trang trại đã có đường ô tô đến được tận nơi. Tuy nhiên nhiều tuyến đường chưa được cứng hóa nên việc vận chuyển vật tư, hàng hóa, đi lại còn gặp khó khăn, nhất là trong những mùa mưa bão. Chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (đường giao thông, điện, hệ thống cấp thoát nước, xử lý môi trường…) tuy đã ban hành nhưng chưa được bố trí nguồn lực. Việc phát triển công nghiệp chế biến tại các cụm, vùng tập trung nhiều trang trại chưa được quan tâm hỗ trợ thực hiện
Thời gian tới huyện đang có các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đề có thể thu hút được đầu tư và khuyến khích được phát triển các trang trại như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mỗ tập trung, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phù hợp với quy hoạch. Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng các trang trại sản xuất, cung ứng và dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cấp đất, giao đất phát triển kinh tế trang trại tại vùng đã có quy hoạch…
Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ trang trại như các chính sách hỗ trợ về
thuế, chính sách hỗ trợ về môi trường, đào tạo hỗ trợ các trang trại về mặt thị trường như việc cung cấp thông tin thị trường khuyến cáo khoa học kỹ thuật giúp các trang trại định hướng được sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
- Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra Nhà nước còn có những chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại như: Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, Nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi. Từ đó, tạo điều kiện thu hút đầu tư cũng như mở rông quy hoạch, phát triển trang trại.
Trong những năm qua kinh tế trang trại huyện Yên Định đã và đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn gắn với thị trường. Tuy nhiên quy mô trang trại trong huyện còn ở dạng nhỏ bé, hầu hết các trang trại chỉ mới đạt 2 - 3 tiêu chí của nhà nước quy định. Sản phẩm do trang trại làm ra còn
nhiều loại nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm nào đủ số lượng lớn tạo thành vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy chế biến. Hầu hết các sản phẩm làm ra từ trang trại có rất ít thương hiệu được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó mặc dù đã có những cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư tuy nhiên các thủ tục vẫn còn nhiều vướng mắc dẫn đến khó khăn cho các nhà đầu tư. Từ giai đoạn ban hành chủ trương, xây dựng cho đến việc cấp giấy chứng nhận còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Hơn nữa, những rủi ro như thiên tai, lũ lụt cũng khiến các việc đầu tư chưa được hiệu quả.
Bảng 2.11: Thu nhập của các trang trại huyện Yên Định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | So sánh 2018/2017(%) | So sánh 2019/2018(%) | |
Bình quân | 167.46 | 212.72 | 221.36 | 1.27 | 1.04 |
1. Trồng trọt | 109.12 | 123.49 | 126.45 | 1.13 | 1.02 |
2. Chăn nuôi | 262.94 | 351.57 | 354.34 | 1.34 | 1.01 |
3. Nuôi trồng thủy sản | 316.87 | 393.63 | 438.20 | 1.24 | 1.11 |
4.Tổng hợp | 109.29 | 132.84 | 140.11 | 1.22 | 1.05 |
Nguồn: Tổng hợp từ Phòng Kinh tế huyện Yên Định, năm 2017-2019
2.2.4. Thực trạng chính sách đào tạo , bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế trang trại
Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ảnh quy mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các trang trại trên địa bàn. Các loại hình trang trại ở huyện Yên Định hình thành chủ yếu từ hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu, sử dụng lao động chủ yếu là của gia đình, một số ít trang trại có thuê lao động thời vụ và lao động thuê ngoài thường xuyên do vậy lao động trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao trong các trang trại, lao động thuê làm việc thường xuyên rất ít. Tổng số lao động của các trang trại là 1338 trong đó 1191 lao động của gia đình, 147 lao động thuê ngoài.