Giải Pháp Về Thị Trường Cho Kinh Tế Trang Trại Để Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm:


- Đối với đất trồng cây dài ngày hay để chăn nuôi đại gia súc, ở những nơi có nhiều ruộng đất cần nghiên cứu quy định cho thuê lâu dài phần diện tích vượt mức hạn điền trên nguyên tắc khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa việc kiếm lời bằng mua bán đất đai.

- Đối với gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất hoặc đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt mức hạn điền trước ngày 02/2/2000 thì tiếp tục sử dụng và chuyển sang cho thuê đất với thời gian sử dụng bằng thời gian đất được giao.

- Hộ nông dân không có đất sản xuất ở địa phương phải được ưu tiên giao đất. Cho phép các hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng lập trang trại được thuê đất; hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập trang trại lâu dài, có vốn đầu tư được thuê đất để lập trang trại.

- Tiếp tục khai hoang: Tiếp tục khai thác những vùng đất hoang hoá ở các vùng đồi núi trọc rải rác trong vùng, các bãi bồi ven sông Công, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn chưa sử dụng, ít người muốn nhận làm, những cá nhân có nguyện vọng thiết tha muốn làm trang trại sản xuất nông nghiệp, có khả năng về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quản lý thì cho họ nhận không thu tiền, với diện tích có thể cao hơn hạn điền. Những vùng có nhiều khó khăn trong khai thác và sản xuất thì có thể cho giao với mức thuế thấp, hoặc miễn hẳn. Cho thuê hoặc khoán theo luật định.

- Đối với đất đai của các dự án xin kiến nghị xử lý theo hướng: Những trang trại hoạt động theo hình thức dự án do các cấp có thẩm quyền duyệt với quy mô diện tích lớn trên 100 ha, đền nghị UBND huyện, Công ty lâm nghiệp cho chuyển hình thức hoạt động sang công ty tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn theo luật công ty; Đối với các chủ dự án khai thác trồng mới cây lâu


năm, rồi giao khoán lại cho các hộ thuộc địa phương chăm sóc, phân phối theo sản phẩm đề nghị Nhà nước cho họ thuê đất sản xuất nông lâm nghiệp, ổn định và lâu dài theo thời gian mà Luật đất đai quy định18.

* Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún: Việc khắc phục tình trạng đất manh mún của các nông hộ là sẽ tạo điều kiện đi vào sản xuất tập trung, đồng thời là tiền đề để chuyển từ nông hộ lên trang trại một cách thuận lợi. Tuy nhiên giải quyết tình trạng đất đai manh mún là vấn đề phức tạp liên quan đến lợi ích và tâm lý, tập quán sản xuất của hàng triệu hộ, hàng ngàn trang trại. Vì vậy, không thể dựa vào mệnh lệnh áp đặt từ trên xuống, mà phải thuyết phục nông dân tự nguyện, đồng thời phải có phương pháp đúng đắn và thích hợp.

Trước hết, phải có quy hoạch lâu dài đất đai của huyện, xã phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ở từng nơi. Dựa vào quy hoạch, các địa phương cần có kế hoạch chuyển đổi đất đai thích hợp khắc phục tình trạng manh mún.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Sau đó, cần khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất trước khi đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Có chính sách dồn điền để lập các trang trại lớn: Để thuận lợi cho tích tụ đất đai hình thành và phát triển kinh tế trang trại một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy luật, có hiệu quả nhất, tuân theo quy hoạch của Nhà nước và tránh những hậu quả khác ở nông thôn thì nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn nữa như đã thực hiện tại các địa phương như Hà Nội, huyện Phổ Yên

Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010 - 13

…cho phép nông dâ, các trang trại có thể nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc có thuê đất đai, để tích tụ đất ở những nơi có điều kiện.


18 Luật đất đai nă m 1993


- Có chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế phụ thu để khuyến khích các chủ trang trại mạnh dạn mở rộng quy mô của mình.

* Thừa nhận về pháp lý đất đai là một hàng hoá đặc biệt để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả.

Thị trường đất đai ở nước ta đang trong quá trình hình thành. Trong năm qua thị trường này đã và đang bộc lộ những yếu kém, những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai cần thiết phải được khắc phục. Nhà nước cần thừa nhận đất đai là một hàng hoá đặc biệt và có chính sách phù hợp để đảm bảo hàng hoá này vận động trong cơ chế thị trường. Từ đó nông dân có thể yên tâm khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước quản lý tốt đất đai.

* Nhanh chóng xây dựng kết cấu hạ tầng cho các tiểu vùng kinh tế trang trại


Trước hết cần tiếp tục cải thiện hệ thống đường sá, giao thông đi lại cho thuận tiện. Nâng cấp những tuyến đường đã hư hỏng làm cản trở giao thông trong vùng.

Tìm nguồn nước, xây dựng các hồ chứa nước, hoàn tiện hệ thốg thuỷ lợi phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng và phục vụ nhu cầu tưới tiêu, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của trang trại.

3.2.1.2. Các chính sách về vốn


Trong các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội nông thôn nói chung, kinh tế trang trại nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy vốn đầu tư cho các chủ trang trại thấp (bình quân 102,58 triệu đồng/trang trại) và có sự chênh lệnh lớn giữa các vùng. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế


hộ vì quy mô sản xuất lớn hơn, phải tiến hành khai hoang, kiến thiết đồng ruộng, mặt nước, trồng rừng, trồng cây dài ngày, làm thuỷ lợi, mua sắm máy móc…Vốn ít, các trang trại chưa có tư cách pháp nhân nên các trang trại chỉ phát triển dần quy mô sản xuất theo phương châm “ Lấy ngắn nuôi dài”, nhiều cơ sở hạ tầng không xây dựng, công cụ sản xuất còn thô sơ. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế trang trại những năm qua phát triển chậm, hiệu quả thấp, nhất là những trang trại có lượng vốn thấp, trong khi nhu cầu đầu tư để mua sắm máy móc, xây dựng các cơ sở hạ tầng của trang trại rất lớn. Nhưng hiện nay các trang trại không muốn vay vốn của ngân hàng vì sử dụng vốn vay hiệu quả thấp, các thủ tục vay, thời điểm vay và thời hạn vay chưa hợp lý. Để khắc phục mâu thuẫn trên cần giải quyết theo các vấn đề sau:

* Một là, cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh tế trang trại. Vốn ngân sách hỗ trợ trang trại tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông, điện….Các công trình được đầu tư xây dựng ở bên ngoài trang trại nhưng là cơ sở quan trọng cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Nhà nước hỗ trợ đầu tư là chủ yếu, tuy nhiên trong trường hợp nguồn ngân sách hạn hẹp, nhu cầu xây dựng lớn thì cần tính toán đầu tư có trọng điểm và kết hợp nguồn lực của các trang trại với phương trâm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

*Hai là, Nhà nước cần thực hiện cơ chế cho các chủ trang trại vay theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà nước nên có chính sách tín dụng ưu đãi cho các trang trại theo hai hướng: Tăng vốn cao hơn cho kinh tế hộ, đồng thời tăng lượng vốn vay trung hạn và dài hạn; không phân biệt vốn vay giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đơn giản hoá thủ tục, giảm lãi suất... coi như đó là một phần gián tiếp Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp.


Ngày 22/9/2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 423/2000/NĐ-NHNN về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại. Theo đó quy định thời gian cho vay phù hợp với thời gian sinh trưởng, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm của cây trồng, vật nuôi, thời gian khấu hao tài sản cố định, thời gian thuê và khả năng của chủ trang trại. Mức ngắn hạn là 12 tháng, trung hạn là 12 - 16 tháng và dài hạn theo dự án đầu tư là trên 60 tháng. Nếu vay từ 20 đến dưới 15 triệu thì không phải thế chấp tài sản, nhưng phải có phương án kinh doanh hiệu quả và phải nộp giấy chứg nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận của UBND xã, phường là đất đang sử dụng không có tranh chấp.

- Đa dạng hoá các hình thức cho vay và huy động vốn. Các ngân hàng huy động vốn từ tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...; vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và cả vốn ODA, vốn vay thương mại, ngoài ra hàng năm cũng nên dành một phần ngân sách để chuyển sang các tổ chức tín dụng cho vay theo chương trình, dự án19.

- n định môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo một môi trường tài chính, tiền tệ lành mạnh, trong đó giữ vững ổn định tương đối giá trị đồng tiền Việt Nam để tạo điều kiện khuyến khích việc huy động vốn dài hạn phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cần tiến tới việc xoá bỏ quy định về lãi suất trần để tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, thúc đẩy dòng luân chuyển được nhanh hơn.

- Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ phù hợp vớ i đặc điểm của từng loại hình kinh tế trang trại. Đổi mới thủ tục cho vay, thu lãi sao


19 Quyết định 67/QĐ-TT ng ày 30/3/1999 về m ột số chính sách ngân hàng phục vụ phát t riển nông thôn


cho đơn giản, thuận tiện hơn, có cơ chế cho vay, thu lãi theo thời vụ của cây trồng, vật nuôi.

- Cần có cơ chế cho phép Ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo dự án đầu tư trọn gói (bao gồm cả chi phí trả lãi ngân hàng) đối với kinh tế trang trại.

3.2.1.3. Giải pháp về thị trường cho kinh tế trang trại để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

Đây là vấn đề sống còn không chỉ riêng với kinh tế trang trại mà còn đối với cả nền nông nghiệp nước ta. Cần tập trung vào các mặt sau đây:

- Về thông tin thị trường:


Việc người sản xuất nắm bắt thông tin thị trường là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá. Nhà nước cần lầm tốt công tác thông tin kinh tế, đưa những thông tin này đến người sản xuất thông qua nhiều hệ thống kênh trong đó có thông qua hệ thống khuyến nông để tăng khả năng tiếp thị của người sản xuất, để chủ trang trại có điều kiện phân tích cung cầu trên thị trường. Chẳng hạn, hình thành các kênh thông tin để doanh ngiệp và các chủ trang trại tiếp cận thị trường như: tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước ngoài vào Việt Nam đặt hàng, thương nhân Việt Nam ra nước ngoài chào hàng; triển khai các hội chợ hàng nông sản, hội thảo hàng nông sản, dần dần tổ chức thành các thị trường mua bán kỳ hạn như ở các nước.

UBND huyện và UBND các xã, TT tổ chức tốt việc cung cấp thông tin, khuyến cáo khoa học giúp trang trại định hướng kinh doanh phù hợp nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà


nước cần làm tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước để giúp các trang trại có hướng sản xuất thích hợp.

- Về lưu thông hàng hoá.


Đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa thương nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế, giữa các viện nghiên cứu với các cơ sở sản xuất và các địa phương, gắn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư với bao tiêu sản phẩm nhằm bảo đảm hiệu quả kinh tế. Hình thành và phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc các bên cùng có lợi giữa các trang trại và dân cư nông thôn gắn vói thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá và nơi cung cấp các mặt hàng công nghiệp thực phẩm thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nông dân và nông thôn. Khuyến khích phát triển hệ thống chợ nông thôn và các trung tâm giao dịch mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp ở các thị trấn, thị tứ nhất là các địa bàn tập trung phát triển kinh tế trang trại.

Khắc phục tình trạng thả nổi thị trường nông thôn tạo điều kiện cho các chủ trang trại không chỉ xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình mà nếu có điều kiện còn có thể thu gom của các chủ trang trại khác, hay khuyến khích làm đại lý vật tư nông nghiệp.

Bên cạnh đó cần củng cố hệ thống các doanh nhiệp thương mại làm nhiệm vụ xuất khẩu cho các trang trại ở các vùng chuyên canh. Qua hệ thống này có thể vừa không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, vừa có thể kiểm soát các quan hệ kinh tế theo hướng bảo đảm lợi ích hợp lý cho cả phía trang trại lẫn doanh nghiệp thương mại phi Nhà nước. Đồng thời phải thắt chặt sự kiểm soát đối với hàng hoá nông sản giá rẻ, chất lượng kém của nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước thông qua con đường phi mậu dịch ở các vùng biên giới.


- Về xuất khẩu nông sản: Một mặt nhà nước, các doanh nghiệp tiếp tục duy trì quan hệ với các thị trường truyền thống như Đông Âu, Trung Quốc, Cu Ba, ... mặt khác tích cực tìm kiếm các thị trường mới. Đẩy mạnh việc khuyến khích các chủ trang trại có điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và có thị trường tham gia xuất khẩu trực tiếp những nông sản hàng hoá đã qua chế biến.

Khắc phục tình trạng quá nhiều đầu mối xuất khẩu không có tổ chức dẫn đến tranh chấp, ép giá. Hoàn chỉnh chính sách tiêu thụ ổn định lâu dài và trực tiếp cho những mặt hàng nông sản quan trọng như gạo, thịt, rau quả cao cấp, nông sản đặc sản... Thoát dần tình trạng xuất khẩu nhỏ từng chuyển qua các khâu trung gian, khuyến khích các đơn vị trực tiếp giao dịch với các đối tác nước ngoài, tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

3.2.1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ở các trang trại:


- Nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện tổ chức hoạt động khoa học công nghệ từ nghiên cứu đến triển khai. Cần huy động các tiềm năng của các thành phần kinh tế tập trung đầu tư vào khoa học và công nghệ nông nghiệp, coi đây là mặt trận hàng đầu.

- Ngoài chính sách chung về khoa học và công nghệ nông nghiệp, cần có chính sách cụ thể hướng dẫn khuyến khích, hỗ trợ khoa học và công nghệ đối với kinh tế trang trại là lực lượng, là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều nhu cầu và khả năng nhất trong việc ứng dung khoa học và công nghệ nông nghiệp vào sản xuất. Đó chính là công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí