cung cấp điện cho toàn huyện, đây là nguồn quan trọng cho huyện phục vụ sản xuất.
- Hạ tầng xã hội:
+ Y tế: Bệnh viện đa khoa huyện mới được xây dựng, đầu tư trang thiết bị hiện đại với tiêu chuẩn là bệnh viện khu vực, cùng sự có mặt của một bệnh viện tư nhân, 29 xã đều có trạm xá, 12 cơ sở tư nhân khám chữa bệnh, đưa tổng số giường bệnh lên 295, với 290 cán bộ y tế (trong đó có 184 y, bác sỹ và 76 người thuộc ngành dược) cơ bản đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện.
+ Giáo dục: trong những năm qua, huyện và nhân dân không ngừng đầu tư xây dựng mới nhiều trường học khang trang, sạch đẹp, trong tổng số 94 trường học có 29 trường tiểu học, 29 trường mầm non, 30 trường trung học cơ sở, 5 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học bổ túc và 1 trung tâm dạy nghề.
2.1.2.3. Tình hình dân cư, dân số, lao động
Với tổng dân số 41.682 hộ, 167.068 nhân khẩu (số liệu thống kê năm 2019). Nhìn chung Yên Định có lực lượng lao động khá dồi dào, tổng số lao động toàn huyện là 94.005 người, trong đó 60.194 người lao động nông nghiệp (chiếm 36,0%).
- Chất lượng nguồn nhân lực:
Bảng 2.3. Dân số, lao động huyện Yên Định
Đơn vị tính | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Tốc độ tăng BQ(%/năm) | |
1. Tổng dân số | Người | 164,746 | 165.583 | 167.068 | 2,73 |
2. Số hộ gia đình | Hộ | 39.904 | 40.835 | 41.682 | 5,74 |
3. LĐ trong độ tuổi | Người | 87.566 | 89.462 | 96.781 | 5,13 |
3.1 LĐ đang làm việc | Người | 87.820 | 91.675 | 93.366 | 3,11 |
3.2 Trình độ lao động | 87.566 | 89.426 | 96.781 | 5,13 | |
- Đã qua đào tạo | Người | 15.306 | 18.745 | 19.501 | 12,87 |
- Chưa qua đào tạo | Người | 72.260 | 76.253 | 77.280 | 3,42 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Cấp Huyện
- Chính Sách Hỗ Trợ Vốn Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Cho Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Kết Quả Phát Triển Trang Trại Của Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
- Diện Tích Đất Của Các Trang Trại Giai Đoạn 2017 – 2019
- Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại
- Lao Động Bình Quân Của 1 Trang Trại Huyện Yên Định Năm 2019 Phân Theo Loại Hình Trang Trại
- Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Định, năm 2019 Chất lượng lao động trong của nền kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng còn thấp, qua bảng ta thấy đang còn tới 77.280 lao động chưa qua đào tạo, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tình
hình hiện nay và giai đoạn tới. Lực lượng lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn. Đây là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn nhưng cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp do lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế (Chi Cục Thống kê huyện Yên Định, 2019).
- Vấn đề giải quyết việc làm: Chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã triển khai đào tạo nghề cho nông dân nông thôn và chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, kinh doanh buôn bán nhỏ và làm thợ thủ công đã nâng cao được số người có công ăn việc làm ổn định trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội.
2.1.3. Kết quả phát triển trang trại của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khai thác tiềm năng kinh tế trang trại cho yêu cầu phát triển đang trở thành vấn đề cấp thiết, nhất là ở các địa phương có số lượng trang trại lớn như huyện Yên Định. Trong điều kiện sẵn có của địa phương, cần có các chính sách cụ thể để khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật... tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo của người dân.
Tiềm năng của huyện Yên Định là đất đai vì vậy phát triển kinh tế trang trại ở huyện cần phát huy tiềm năng này, cần xây dựng các vùng trang trại tập trung như trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản …
Bảng 2.4: Thống kê các loại trang trại trên địa bàn huyện Yên Định năm 2017-2019
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |
Tổng số trang trại | 349 | 356 | 358 |
- Trang trại trồng trọt | 11 | 11 | 9 |
- Trang trại chăn nuôi | 92 | 97 | 99 |
- Trang trại thuỷ sản | 26 | 26 | 26 |
- Trang trại lâm nghiệp | 0 | 0 | 0 |
- Trang trại tổng hợp | 220 | 222 | 224 |
Nguồn: Số liệu thống kê – Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2017 - 2019
Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng, Yên Định cần có định hướng cụ thể cho các chủ trang trại lựa chọn mô hình phù hợp để phát huy được tính hiệu quả, tính bền vững của trang trại trong điều kiện khách quan của nó. Hiệu quả sản xuất của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào qui mô đất đai, quy mô của trang trại mà phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm và trình độ công nghệ.
Phải có các chính sách để gắn phát triển kinh tế trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ tại chỗ đây là bài học kinh nghiệm quí báu. Ở nhiều nước, kinh tế trang trại phát triển thường đi liền với chuyên môn hoá vào một ít loại cây trồng, vật nuôi nhất định và hình thành những vùng chuyên canh tập trung lớn. Công nghiệp chế biến và dịch vụ cho kinh tế trang trại là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả.
Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết trang trại là một yêu cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Ở một số nước, hợp tác xã được hình thành trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, là tổ chức liên thông, liên kết giữa các trang trại trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Hàng năm UBND huyện đều phân bổ ngân sách cho sự nghiệp khuyến nông xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn theo kế hoạch hàng năm. Ngoài ra các chủ hộ còn được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh một số cây trồng, vật nuôi theo các chương trình, dự án của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.
Một số các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật, nhà xưởng, máy móc trang thiết vào sản xuất nhất là các trang trại chăn nuôi nhằm bị hạn chế rủi ro trong sản xuất và mang lại lợi nhuận cao. Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học về cây, con giống mới đưa vào sản xuất. Đã có sự liên kết giữa các chủ trang trại với một số công ty trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhất là tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi như mối liên kết giữa các hộ chăn nuôi.
Ngoài những vùng dự án, nhiều xã đã chuyển đổi đất lúa hoặc đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng hoa, rau, chuối và một số cây có giá trị kinh tế khác theo quy hoạch, kế hoạch nhằm tăng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhờ vậy, kinh tế trang trại ở huyện Yên Định trong thời gian qua có bước phát triển
khá về quy mô, cơ cấu và loại hình sản xuất, năng suất cây trồng, vật nuôi, kết quả sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đều tăng lên, thu nhập của trang trại và mức sống người lao động có sự cải thiện rõ rệt. Từ đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ. Ngoài ra còn góp phần thúc đẩy sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Các trang trại đã tích cực khai phá đất mặt nước, đất nhận thầu, nhận khoán đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương. Bên cạnh đó đã góp phần khai thác, huy động được nguồn vốn đáng kể trong dân để đưa vào đầu tư phát triển sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn của địa phương.
Những năm qua, huyện Yên Định luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Nhằm phát triển trang trại cả về quy mô sản xuất và giá trị hàng hoá, giải quyết việc làm cho người lao động, sử dụng tối đa diện tích đất hiện có trên địa bàn huyện. Tuy quy mô và hiệu quả khác nhau nhưng hầu hết các trang trại bước đầu đã sử dụng có hiệu quả về đất đai, thu hẹp dần diện tích đất trống, mặt nước, ao hồ. Đẩy nhanh tốc độ phủ xanh, góp phần điều hòa khí hậu của vùng và cải tạo môi trường sinh thái.
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Như chúng ta đã biết từ sau năm 2000, nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HDH đã được ban hành tạo nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại có thể kể đến như: Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị kháo IX năm 2003) về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh và luật đất đai năm 2013. Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN & PTNT đã ban hành Thông tư 27/2011/TT- BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế trang tại, trong đó có một số chính sách chủ yếu như sau: Chính sách Cấp giấy chứng nhận trang trại, Chính sách tín dụng, Chính sách đất
đai, chính sách về khoa học công nghệ, Chính sách đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ khác.
2.2.1. Thực trạng quy hoạch phát triển các loại hình trang trại
Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định năm 2019 của phòng Kinh tế huyện Yên Định; trên địa bàn huyện có 358 trang trại. Trong đó:
+ Trang trại trồng trọt: 9 (2,00%)
+ Trang trại chăn nuôi: 99 (27,56%)
+ Trang trại thủy sản: 26 (7,39%)
+ Trang trại tổng hợp: 224 (63,54%)
Bảng 2.5. Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2017-2019
Tốc độ phát triển (%) | So với kế hoạch | |||||
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | ||
Tổng số trang trại | 349 | 356 | 358 | 102% | 101% | Đạt |
- Trang trại trồng trọt | 11 | 11 | 9 | 100% | 82% | Chưa đạt |
- Trang trại chăn nuôi | 92 | 97 | 99 | 105% | 102% | Đạt |
Trang trại thuỷ sản | 26 | 26 | 26 | 100% | 100% | Chưa đạt |
Trang trại lâm nghiệp | 0 | 0 | 0 | |||
- Trang trại tổng hợp | 220 | 222 | 224 | 101% | 101% | Đạt |
Nguồn: Số liệu thống kê – Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2017 - 2019
Trong giai đoạn 2017 - 2019 số lượng trang trại của huyện Yên Định tương đối ổn định chủ yếu là sự dịch chuyển trong các loại hình sản xuất của trang trại dựa trên tiêu chí xác định loại hình trang trại tại Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một số trang trại đã đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm để trở thành trang trại tổng hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó một điểm nổi bật khác của tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định trong giai đoạn 2017 - 2019 là tính không ổn định trong phương hướng kinh doanh, biểu hiện ở tỷ trọng các loại hình trang trại biến động mạnh.
Tình trạng này là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, chịu ảnh hưởng nhiều vào thời tiết, phần lớn các trang trại chưa dự báo được sự lên xuống của giá cả thị trường, không thể xác định được giá vào mùa thu hoạch, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở đàn gia súc, gia cầm, trong nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, do chính quyền địa phương chưa có quy hoạch phát triển chi tiết, chưa có định hướng phát triển kinh tế trang trại dài hạn nên việc định hướng kinh doanh của các trang trại còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.6: Phân bổ trang trại trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2017- 2019
Xã | 2017 | 2018 | 2019 | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
Tổng | 349 | 100 | 356 | 100 | 358 | 100 | |
1 | Định Long | 8 | 2.69 | 8 | 2.77 | 8 | 2.63 |
2 | Định Liên | 6 | 2.31 | 8 | 2.77 | 8 | 2.63 |
3 | Định Tăng | 24 | 9.23 | 26 | 9.00 | 26 | 8.55 |
4 | Định Tường | 2 | 0.77 | 2 | 0.69 | 2 | 0.66 |
5 | Định Hòa | 45 | 17.31 | 50 | 17.30 | 54 | 17.7 |
6 | Định Bình | 5 | 1.92 | 6 | 2.08 | 6 | 1.97 |
7 | Định Tiến | 1 | 0.38 | 2 | 0.69 | 2 | 0.66 |
8 | Định Hải | 11 | 4.23 | 12 | 4.15 | 12 | 3.95 |
9 | Định Thành | 19 | 7.31 | 22 | 7.61 | 22 | 7.24 |
10 | Định Công | 2 | 0.77 | 2 | 0.69 | 2 | 0.66 |
11 | Quý Lộc | 49 | 18.85 | 58 | 20.07 | 63 | 20.7 |
12 | Yên Trung | 7 | 2.69 | 7 | 2.42 | 7 | 2.30 |
13 | Yên Thịnh | 11 | 4.23 | 11 | 3.81 | 12 | 3.95 |
14 | Yên Phú | 23 | 8.85 | 27 | 9.34 | 29 | 9.54 |
15 | Yên Giang | 23 | 8.85 | 23 | 7.96 | 25 | 8.22 |
16 | Yên Lạc | 4 | 1.54 | 4 | 1.38 | 4 | 1.32 |
17 | Yên Hùng | 20 | 7.69 | 20 | 6.92 | 21 | 6.91 |
18 | Yên Ninh | 1 | 0.38 | 1 | 0.35 | 1 | 0.33 |
Nguồn: Số liệu thống kê – Phòng kinh tế - Huyện Yên Định, năm 2017 - 2019
Theo bảng số liệu ta thấy được tỷ lệ phần trăm của các trang trại phân bổ theo địa phương hàng năm không thay đổi quá nhiều, chứng tỏ phát triển trang trại trên địa bàn huyện Yên Định không gặp biến động, mà phát triển đều theo các năm.
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy được các trang trại chủ yếu tập trung phát triển ở một số xã như Định Tăng (7,82%), Định Hòa (12,84%), Quý Lộc (16,76%),
Yên Phú, Yên Giang. Trong đó xã Quý Lộc là địa phương có số lượng trang trại phát triển ổn định (60 trang trại). Đây là hầu như đều là các xã nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện, bên cạnh đó chính quyền địa phương đã bước đầu xây dựng quy định chính sách, tạo điều kiện cho các trang trại được hưởng các chính sách của nhà nước, tỉnh để đầu tư phát triển trang trại. Đặc biệt là ở xã Quý Lộc, chính quyền xã có cơ chế thông thoáng, hỗ trợ các chủ trang trại xây dựng quy hoạch sản xuất chi tiết, các trang trại đã được hưởng các chính sách về đất đai được giao đất, cho thuê đất làm trang trại (tính đến thời điểm cuối năm 2019 có đến 45/63 hộ trang trại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Một số xã trang trại phát triển ít như xã như Định Liên (1,96%), Yên Ninh (0,56%). Cả hai xã này đều là các xã không nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện vì vậy trang trại hầu như không phát triển ở đây.
Sự gia tăng số lượng trang trại ở huyện là chậm so với lợi thế của huyện là huyện nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao và việc dồn điền đổi thửa đã hoàn thành ở các xã, thị trấn. Nguyên nhân do sự chuyển nhượng, cho thuê đất của các hộ và chính quyền địa phương còn ít, giá thuê đất còn cao và chưa có quy hoạch chuyển đổi ở một số diện tích đất canh tác chưa hiệu quả nên chưa khuyến khích được các hộ mạnh dạn đầu tư chuyển đổi mô hình từ sản xuất hộ lên trang trại.
Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định được thực hiện theo Thông tư 27 ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và cấp giấy chứng nhận trang kinh tế trang trại. Theo đó nhiệm vụ sẽ được phân cho từng cấp. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thông tư này. UBND huyện có trách nhiệm cấp mới, cấp đổi, thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. UBND xã có trách nhiệm hướng dẫn cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các hộ, cá nhân có nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại, theo dõi tình hình sản xuất của các trang trại trên địa bàn xã.
Tuy nhiên dù diện tích đất của trang trại đã được giao quyền sử dụng lâu dài cho chủ trang trại và cũng đã có những hỗ trợ của huyện nhưng vẫn còn tồn tại trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại. Nguyên nhân do vẫn còn một phần do chính quyền cơ sở và một số chủ trang trại chưa nhận thức được tầm quan trọng của địa vị pháp lý của trang trại nên chưa quan tâm trong việc làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận trang trại.
Theo điều tra từ các chủ trang trại được phỏng vấn, đa số ý kiến của các trang trại cho rằng chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất triển khai chậm, các chủ trang trại cho rằng chinh sách này chưa rõ ràng và thủ tục còn rườm rà. Qua đây chúng ta thấy chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở địa phương triển khai còn chậm, và chính sách còn chưa rõ ràng nên nhiều trang trại đã không có giấy chứng nhận trang trại, điều này có thế thấy các cấp chính quyền nên có những điều chỉnh hợp lý về việc triển khai và thực thi chính sách rõ ràng hơn để các trang trại có thể kinh doanh hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng chính sách sử dụng đất đai phát triển kinh tế trang trại
Đất đai là nguồn lực tiên quyết đầu tiên cần phải có để tiến hành sản xuất nông nghiệp và cũng là một trong những nhân tố đầu tiên để hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Các trang trại ở huyện Yên Định chủ yếu ở vùng đồng bằng và vùng trung du, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, diện tích đất đai phù hợp để trồng các loại cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng diện tích đất trang trại năm 2019 của huyện Yên Định là 3.063.969 m2
tăng 651.890 m2 so với năm 2017. Nhìn chung cùng với sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thì diện tích đất trang trại cũng tăng dần lên.
Năm 2018 tăng 474.419 m2 so với năm 2017 do có nhiều các trang trại tổng
hợp và trang trại thủy sản được thành lập mới. Năm 2019 tăng 497.900 m2 so với năm 2018, trong giai đoạn này tuy các trang trại được thành lập mới không nhiều nhưng do năm 2018 các trang trại kinh doanh có lãi nhiều nên các chủ trang trại đã chủ động thuê thêm đất và nhận thầu đất công để mở rộng diện tích đất sản xuất. Mặt khác, do chính sách DĐĐT của nhà nước được thi hành, nên cũng tạo điều kiện