Đánh Gía Chung Và Những Vấn Đề Cần Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Của Huyện Đại Từ.



Quân Chu

55

100,00

14,88

27,05

16,25

29,55

0,12

0,22

23,75

43,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ đến năm 2010 - 11

Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả tháng 12/2007


2.3.1.3.2. Tổng thu nhập và đời sống của các trang trại:


Tổng thu nhập trang trại là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ chi phí vật chất, trừ tiền công thuê ngoài và trừ chi phí khác. Như vậy trong phần thu nhập trang trại bao hàm tiền công lao động của chủ trang trại (tiền công lao động quả lý và lao động trực tiếp), tiền công lao động của các thành viên và lãi thuần của trang trại. Trên cơ sở đó, kết quả tính toán cho thấy thu nhập trang trại bình quân là 47,36 triệu đồng chiếm 40,5% tổng thu, trong đó nhóm các trang trại thuộc các xã có mức thu nhập thấp: Mỹ Yên chỉ bằng 35,89% mức thu nhập bình quân chung của các trang trại, các xã Cát Nê, Quân Chu có cao hơn, đạt mức từ 22 - 25 triệu. Tuy quy mô thu nhập trang trại của các xã này còn nhỏ, nhưng tỷ suất thu nhập trang trại đạt khá cao, Cát Nê đạt 93,1% tổng thu, Quân Chu 70,9%. Nhóm các trang trại thuộc các xã có quy mô thu nhập trang trại cao với mức từ 80 triệu đồng, gồm có Đức Lương, Bình Thuận, Văn Yên, phần lớn các trang trại này là trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại. Các trang trại ở các xã này cũng có tỷ suất thu nhập trang trại cao chiếm từ 80 - 90% tổng thu. Số trang trại thuộc các xã còn lại có quy mô thu nhập trang trại trung bình, có thể thấy ở biểu số 14.

Quy mô thu nhập trang trại giữa các vùng chênh lệch không lớn, vùng núi phía Nam có mức thấp nhất và 01 trang trại ở vùng phía Nam có mức thu nhập cho một trang trại cao nhất, chênh lệch giữa hai trang trại là 11,7 lần. Cơ cấu thu nhập bình quân chung một trang trại chủ yếu là chăn nuôi, chiếm 55,7%, trồng trọt, thuỷ sản và lâm nghiệp chiếm từ 8 - 23%. Xem xét cơ cấu thu nhập trang trại của các xã cho thấy rất đa dạng. Vùng phía Bắc các trang


trại dựa vào cây công nghiệp lây năm là chính, chiếm 85% tổng thu nhập, các ngành khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Còn ở các vùng khác, các trang trại đều dựa vào hai ngành, trong đó một ngành chiếm tỷ trọng thu nhập tương đối cao và ngành kia thấp hơn. Các xã miền núi phía Bắc thu nhập là dựa vào cây công nghiệp lâu năm (chè là chủ yếu) và chăn nuôi.

Biểu 13. Thu nhập từ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp bình quân trang trại điều tra năm 2007.

Đơn vị tính: Triệu đồng



Xã, Thị Trấn


Tổng thu

Trong đó

Trồng trọt

Chăn

nuôi

Thuỷ sản

Lâm

nghiệp

Bình quân

chung


47,36


10,93


26,37


4,72


5,34

Trong đó:






TT Q Chu

37,7

5,09

29,56

3,05

0,00

Phúc Lương

26,3

2,01

3,26

0,05

20,98

Đức Lương

80

5,20

74,80

0,00

0,00

Phú Cường

19,3

7,64

5,95

0,07

5,64

Na Mao

72,8

1,29

69,48

2,04

0,00

Phú Lạc

28,3

17,08

9,77

0,06

1,39

Tân Linh

31,4

2,80

12,40

0,20

16,00

Phú Thịnh

75

72,40

2,04

0,56

0,00

Phú Xuyên

35

2,56

32,44

0,00

0,00

Bản Ngoại

26

1,03

24,44

0,53

0,00

Tiên Hội

35

6,76

14,34

9,93

3,97

Hùng Sơn

61,9

27,83

32,53

1,46

0,08

Cù Vân

45

3,64

40,48

0,88

0,00

La Bằng

32,5

30,82

0,20

0,24

1,24

Hoàng Nông

35

28,08

0,88

6,04

0,00

Khôi Kỳ

30

0,59

0,46

0,06

28,88

Tân Thái

46,7

2,84

2,85

32,96

8,04

Bình Thuận

80

3,36

76,60

0,04

0,00



Mỹ Yên

17

7,00

8,36

1,64

0,00

Vạn Thọ

30

12,00

12,51

5,49

0,00

Văn Yên

200

3,80

140,00

40,00

16,20

Cát Nê

22,4

0,13

5,23

2,92

14,12

Quân Chu

22

5,95

6,50

0,05

9,50

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đại Từ


Cơ cấu thu nhập trang trại phân theo hướng kinh doanh cho thấy tỷ trọng thu nhập cao của các ngành chuyên môn hoá đối với cây chè… đối với cây công nghiệp lâu năm; lợn, gia cầm đối với chăn nuôi… Quy mô thu nhập của các trang trại nông dân cao hơn bình quân chung, các trang trại khác đều thấp hơn mức bình quân chung. Đáng chú ý là nhóm chủ trang trại công chức, công nhân đương chức, mức thu nhập của nhóm trang trại này cao hơn nhóm chủ trang trại nông dân.

Các trang trại thuỷ sản có quy mô thu nhập khá cao 58,25 triệu đồng bình quân một trang trại, tuy nhiên chênh lệch về thu nhập cũng khá lớn. Sở dĩ trang trại của các xã đạt mức thu nhập khác nhau là do trình độ thâm canh nuôi trồng thuỷ sản khác nhau.

Thu nhập của trang trại là chỉ tiêu phù hợp nhất vừa phản ánh kết quả sản xuất vừa là hiệu quả hoạt động kinh doanh của kinh tế trang trại. Thu nhập trang trại là chỉ tiêu tính toán cuối cùng của trang trại vừa bao hàm phần tiền công của chủ trang trại và những người lao động trong trang trại vừa cả phần lãi do kinh doanh của trang trại đem lại. Trên cơ sở mức thu nhập của các trang trại, có thể tính mức thu nhập bình quân của một lao động và một nhân khẩu của trang trại. Kết quả tính toán cho thấy mức thu nhập bình quân một lao động trong độ tuổi của các trang trại điều tra là 1,25 triệu đồng. Mức thu nhập lao động của các trang trại ở Na Mao đạt 27 triệu đồng và bằng gần


1,8 lần mức thu nhập của các trang trại trên địa bàn toàn huyện. Có 7 xã có mức thu nhập bình quân lao động cao hơn mức trung bình chung và 16 xã còn lại đạt mức dưới trung bình, đáng chú ý là có 3 xã đạt mức tương đối thấp, nhất là Vạn Thọ, Mỹ Yên và Hoàng Nông. Mức thu nhập bình quân hàng tháng một lao động đạt 1,25 triệu đồng. Phân bổ trang trại ở các xã có mức thu nhập bình quân một trang trại từ 1 triệu đồng trở xuống có 8 xã, đó là các trang trại ở Thị Trấn Quân Chu, xã Phú Lạc, xã La Bằng, xã Hoàng Nông, xã Mỹ Yên, xã Vạn Thọ, xã Quân Chu, từ 1 -2 triệu đồng có 12 xã, từ 2 – 2,5 triệu đồng có 3 xã. Mặc dù mức thu nhập của một lao động hàng tháng của các trang trại điều tra còn thấp, nhất là nhóm trang trại phía Tây Nam với mức bình quân 650 ngàn đồng, mức thu nhập này bằng 1,4 lần so với mức tiền công lao động làm thuê thường xuyên của xã này. Mức thu nhập tính bình quân một nhân khẩu các trang trại điều tra là 8,05 triệu đồng tính cho cả năm và 670 ngàn đồng tính cho một tháng. Mức chênh lệch giữa thu nhập một nhân khẩu ở xã cao nhất và thấp nhất thu hẹp xuống 2,7 lần. Nhìn chung thu nhập bình quân nhân khẩu của trang trại các hộ chăn nuôi lợn nái ngoại là cao nhất, tiếp đó là các trang trại cây lâu năm, thấp nhất là các trang trại lâm nghiệp (Do đang ở thời kỳ kiến thiết). Với mức thu nhập này của các trang trại là cao và vượt trội so với kinh tế hộ nông dân (xem biểu số 14).

Biểu 14 Mức thu nhập bình quân lao động trong tuổi và nhân khẩu của các trang trại năm 2007

Đơn vị tính: Triệu đồng



TN của một lao động

TN của một nhân khẩu

BQ 1 năm

BQ 1 tháng

BQ 1 năm

BQ 1 tháng

Bình quân chung

15,03

1,25

8,05

0,67



TT Q Chu

11,28

0,94

6,26

0,52

Phúc Lương

13,44

1,12

7,07

0,59

Đức Lương

25,20

2,10

12,60

1,05

Phú Cường

16,80

1,40

9,24

0,77

Na Mao

27,00

2,25

13,50

1,13

Phú Lạc

9,84

0,82

5,17

0,43

Tân Linh

13,68

1,14

7,60

0,63

Phú Thịnh

10,80

0,90

6,35

0,53

Phú Xuyên

14,40

1,20

7,58

0,63

Bản Ngoại

25,20

2,10

12,36

1,03

Tiên Hội

16,68

1,39

9,26

0,77

Hùng Sơn

14,52

1,21

8,06

0,67

Cù Vân

12,00

1,00

6,67

0,56

La Bằng

10,92

0,91

6,06

0,51

Hoàng Nông

10,20

0,85

5,66

0,47

Khôi Kỳ

13,20

1,10

6,94

0,58

Tân Thái

14,64

1,22

8,12

0,68

Bình Thuận

22,80

1,90

11,40

0,95

Mỹ Yên

9,60

0,80

5,05

0,42

Vạn Thọ

7,80

0,65

5,57

0,46

Văn Yên

21,60

1,80

11,36

0,95

Cát Nê

12,60

1,05

7,00

0,58

Quân Chu

11,40

0,95

6,34

0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 12/2007)

2.4. Đánh gía chung và những vấn đề cần đặt ra trong phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Từ.


2.4.1. Những nhận xét và đánh gía:


Từ khảo sát thực tế và phân tích thực trạng phát triển của 80 trang trại ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển mạnh ở huyện Đại Từ. Mặc dù đang trong quá trình phát triển, nhưng kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, một mặt đã tạo ra lượng giá trị lớn về nông, lâm thuỷ sản hàng hoá mà quy mô của nó vượt trội nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chính. Số liệu điều tra cho thấy ở 80 trang trại thì giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân một trang trại năm 2007 là 47,36 triệu đồng.

- Kinh tế trang trại là nhân tố mới trong nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là động lực mới nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, là điểm đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nông nghiệp hàng hoá lớn. Các trang trại đã tạo ra khối lượng nông lâm, thuỷ sản hàng hoá lớn đáp ứng tiêu dùng trong huyện và một phần bán ra tỉnh ngoài. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là con đường tất yếu, là bước đi thích hợp để chuyển nền nông nghiệp từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá lớn.

- Chủ trang trại với cơ cấu xuất thân rất đa dạng, trong đó các chủ trang trại có nguồn gốc từ hộ nông dân làm ăn giỏi là lực lượng chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế trang trại. Với tỷ lệ 67,5% số chủ trang trại là nông dân. Điều đó có thể khẳng định để phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ trước hết và chủ yếu phải dựa vào lực lượng những hộ nông dân làm ăn giỏi và các trang trại gia đình là hình thức tổ chức chiếm tuyệt đại bộ phận trong


kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ. Bên cạnh đó có khoảng 3% là các chủ trang trại sản xuất với quy mô lớn, đây là những trang trại có điều kiện để áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất kinh doanh và là trang trại tạo thêm được nhiều việc làm và thu nhập cho các địa phương. Vì lẽ đó theo tôi ngoài việc thúc đẩy phát triển mạnh các trang trại gia đình thì các trang trại khác cũng cần được khuyến khích.

- Để khởi sự phát triển kinh tế trang trại, các ông chủ trang trại cần phải tích tụ vốn ban đầu nhất định, trong đó chủ yếu bằng vốn tự có. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng, việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại mà lượng vốn của từng ông chủ có sự khác nhau. Các trang trại ở huyện Đại Từ lượng vốn tích luỹ ban đầu nhỏ, chủ yếu đi lên từ đất thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp, tăng cường sự tích góp thành quả lao động để phát triển kinh tế trang trại. Quy mô các trang trại này còn nhỏ bé.

- Một số đáng kể trang trại đã lựa chọn hướng kinh doanh chính phù hợp với các vùng chuyên canh theo quy hoạch của tỉnh và huyện, góp phần sớm định hình các vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các trang trại chè ở La Bằng, Hùng Sơn, Phú Thịnh, Hoàng Nông…Các trang trại qua điều tra đã thể hiện được các loại hình trang trại chuyên môn hoán theo từng loại cây trồng, vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá này trong các trang trại có hướng kinh doanh chính chiếm rất cao.

- Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ đất tốt hơn, đưa đất đai hoang hoá vào sản xuất nhất là những xã vùng núi trọc, bãi bồi ven sông, ven biển đã được đưa vào sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên quá trình chuyển


nhượng đất chủ yếu diễn ra ở vùng đất mới khai phá, quỹ đất chuyển nhượng chưa lớn.

- Các trang trại đã tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể cho bộ phận lao động ở nông thôn. Số liệu điều tra 80 trang trại cho thấy ngoài số lao động của bản thân các trang trại, hàng năm đã tạo thêm nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động, bao gồm cả lao động làm thuê thường xuyên theo thời vụ. Mức tiền công hàng tháng của lao động thường xuyên đạt trên 1 triệu đồng/tháng. Từ thực tiễn đó có thể khảng định: Một mặt kinh tế trang trại đã tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho những người lao động ở nông thôn. Mặt khác kinh tế trang trại có thể sử dụng lao động gia đình hoặc có thể thêm lao động thường xuyên và lao động thời vụ khi cần thiết, chứ không nhất thiết phải thuê lao động mới là kinh tế trang trại.

2.4.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và giải quýêt.


Bên cạnh những kết luận và khẳng định nêu trên, kinh tế trang trại ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đang đặt ra một loạt các vấn đề cần được nghiên cứu và giải quyết, đáng chú ý là những vấn đề sau:

- Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng: Trong những năm gần đây kinh tế trang trại đã phát triển khá mạnh theo đường lối đổi mới của Đảng, nhưng chưa được hướng dẫn và chủ yếu còn mang tính chất manh mún, chưa gắn chặt với quy hoạch các vùng sản xuất và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Vấn đề đang đặt ra cho UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện là từng bước hướng dẫn kinh tế trang trại phát triển phù hợp với mục tiêu, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và từng địa phương.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí