DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Định năm 2019 43
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Yên Định từ 2017 đến 2019 46
Bảng 2.3. Dân số, lao động huyện Yên Định 48
Bảng 2.4: Thống kê các loại trang trại trên địa bàn huyện Yên Định năm 2017-2019
...................................................................................................................................49
Bảng 2.5. Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2017-2019 .52 Bảng 2.6: Phân bổ trang trại trên địa bàn huyện Yên Định giai đoạn 2017- 2019 ..53 Bảng 2.7: Diện tích đất của các trang trại giai đoạn 2017 – 2019 56
Bảng 2.8 : Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách đất đai trên địa bàn huyện Yên Định 57
Bảng 2.11: Thu nhập của các trang trại huyện Yên Định 63
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 1
- Tổng Quan Về Kinh Tế Trang Trại Và Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Mối Quan Hệ 3 Mặt Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Cấp Huyện
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Bảng 2.13: Lao động bình quân của 1 trang trại huyện Yên Định năm 2019 phân theo loại hình trang trại 65
Bảng 2.14 : Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách đào tạo, bồi dưỡng tạo động trên địa bàn huyện Yên Định 67
Bảng 2.15: Số lượng trang trại có liên kết phân theo hình thức liên kết năm 2019 74 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách phát triển trang trại trên địa bàn huyện Yên Định 80
Bảng 2.17. Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm 2019 83
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ 3 mặt cơ bản của phát triển kinh tế trang trại 17
Biểu 2.9. Quy mô vốn của các trang trại huyện Yên Định giai đoạn 2017 – 2019 ..59 Biểu 2.10: Cơ cấu vốn của các trang trại huyện Yên Định giai đoạn 2017 -2019 60
Biểu 2.12. Tình hình lao động các trang trại phân theo loại hình trang trại năm 2019
...................................................................................................................................64
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa chung với xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và hiện đại. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, cùng với chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đã đem lại cho ngành nông nghiệp những biến chuyển lớn. Kinh tế trang trại là một mô hình kinh tế hiệu quả và phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay .
Tuy nhiên, kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, hiện nay vẫn chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước, chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, chưa đóng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế trang trại.,
Kinh tế trang trại ở tỉnh Thanh Hóa phát triển khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp, đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Nắm bắt xu thế phát triển nông thôn mới của cả nước, huyện Yên Định cũng từng bước xây dựng và phát triển các mô hình trang trại trên địa bàn của huyện, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn các xã theo định hướng của chương trình xây dựng nông thôn mới .
Huyện Yên Định là một trong những huyện có số lượng trang trại thuộc hàng đầu của tỉnh Thanh Hóa với trên 300 trang trại. Tuy nhiên trang trại của huyện Yên Định vẫn chưa đồng đều, còn nhiều trang trại quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế, chưa có sự liên kết hợp tác, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đã bộc lộ một số vấn đề bất cập về đất đai, vốn, công nghệ, thị trường, lao động. Việc phát triển kinh tế trang trại của huyện đang xuất hiện một số vấn đề cần tháo gỡ như: Vấn đề về lao động, vấn đề hợp tác, liên kết giữa các trang trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác, vấn đề về ruộng đất, vấn đề liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về trang trại nói chung, kinh tế trang trại nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về chính sách phát triển bền vững kinh tế trang trại. Một số công trình nghiên cứu cũng đã nêu lên các giải pháp phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên hầu như các công trình này chưa tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về chính sách và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển bền vững. Nhằm định hướng tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại và phát huy hết lợi thế về địa lý, chính sách của Đảng và Nhà nước. Việc chọn đề tài “Phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” là từng bước góp phần hiện thực hoá hiến pháp, đề xuất các giải pháp cho các tổ hợp tác, các liên minh sản xuất, các doanh nghiệp và hộ dân trên địa bàn huyện, nâng cao nền sản xuất hàng hoá nông nghiệp, khả năng cung ứng cho nhu cầu thực phẩm sạch, chất lượng cao cho người dân và tiến tới xuất khẩu sang các nước.
Chủ thể quản lý phát triển kinh tế trang trại tại huyện Yên Định là UBND huyện Yên Định mà trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở các khía cạnh khác nhau. Trong đó, đáng chú ý một số tài liệu, công trình tiêu biểu sau:
- GS.TS. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống Kê, đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi, trong đó có trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi.
- GS. TS Nguyễn Đình Hương (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học – công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đinh Hương làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 2000 ) .
- Trần Lệ Thị Bích Hồng, 2007, Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ở Việt Nam, tổng kết những mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ trong những năm vừa qua trong đó có trang trại chăn nuôi, Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ; Đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ trong những năm tới. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu và đưa ra giải pháp dựa trên đặc thù vùng miền, định hướng phát triển loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chưa sâu.
- Lý Văn Toàn, 2007, Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Đại học Kinh tế Thái Nguyên. Luận Văn đã nghiên cứu và đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đối với các mô hình kinh tế trang trại của địa phương, đề tài đã nêu lên được sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình, các vùng khác nhau, từ đó có thể đánh giá được các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong tác động đến phát triển kinh tế trang trại, trong đó có trang trại chăn nuôi .
- Phan Ấn Quốc, 2011, Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới , phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi của tỉnh Kon Tum, xác định định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại và đề xuất giải pháp nhằm
thực hiện có hiệu quả công tác đẩy mạnh mở rộng sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại ở địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên tác giả đưa ra giải pháp còn mang tính lý thuyết, chưa đề cập đến giải pháp phát triển phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội của địa phương.
- Trần Quốc Đạt, 2012, Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc , tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Phần cơ sở lý luận của nghiên cứu này nếu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế trang trại, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của nó. Trong phần thực trạng , đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Lộc, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của các trang trại và phát triển thị trường tiêu thụ.
- Trương Thành Long 2014, Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại, phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khảo sát đánh giá thực trạng bằng phương pháp khoa học kết hợp định lượng và định tính, các tác giả đã luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có kinh tế trang trại, từ đó đề ra những định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, kinh tế trang trại ở Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, do sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói nêng ở mỗi vùng, tiều vùng, các địa phương có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, nên cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, ngoài các công trình với không gian nghiên cứu chung trên phạm vi cả nước, còn có các đề tài, bài viết
nghiên cứu về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại trong phạm vi vùng hoặc địa phương.
Qua các thống kê trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại Việt Nam khá phong phú với các cấp độ và hướng tiếp cận khác nhau. Các công trình đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất nước nói chung trên phạm vi từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, kinh tế trang trại tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đang có một tiềm năng để phát triển và đang là một trong những địa phương đi đầu cho phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa. Vậy nên, việc nghiên cứu kinh tế trang trại ở huyện Yên Định sẽ là một trong những công trình để góp phần tạo nên sự phát triển của địa phương ngày một hiệu quả hơn.
Khoảng trống trong nghiên cứu
- Các công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, ở các mức độ khác nhau đã nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại, trong đó có đề cập đến kinh tế trang trại cả về lý luận và thực tiễn ở tầm vĩ mô và vi mô, trong đó có cấp huyện . Nhìn chung, các công trình đã có sự tương đối thống nhất về khái niệm, vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại, Một số công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn một tỉnh huyện cụ thể và trong cả nước. Đó là những tài liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, dường như chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại từ góc độ của khoa học quản lý kinh tế. Nhìn chung kinh tế trang trại chỉ được đề cập đến khi nghiên cứu về kinh tế trang trại nói chung cả về lý luận và thực tiễn. Cần đi sâu vào những hỗ trợ, cơ chế chính sách cũng như các thủ tục tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại một cách hiệu quả. Từ đó, Luận văn này đi sâu nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế .
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn cấp huyện
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quản lý sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định.
- Về không gian: Khảo sát các trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thuộc giai đoạn 2017 - 2019 và các giải pháp được áp dụng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
* Thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Loại dữ liệu: Các số liệu thống kê và đã được xử lý trong quá trình điều tra về kinh tế trang trại
- Nguồn thu nhập: Thu thập số liệu thống kê các năm 2017-2019 và các báo cáo chính thức tử Chi cục Thống Kê huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa thực hiện về