cần phải đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ các cơ sở lưu trú, đảm bảo tiện nghi, hiện đại và đồng bộ, đưa công suất sử dụng phòng cao hơn, góp phần làm tăng doanh thu và hiệu quả kinh tế của các cơ sở lưu trú. Đồng thời, có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các dịch vụ còn thiếu và yếu như cơ sở lưu trú cao cấp từ 3 sao trở lên nhằm tăng cường thu hút đối tượng khách có khả năng chi trả cao.
+ Đối với dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống tại Lào Cai đã phát triển tương đối phong phú nhưng cũng còn thiếu nhiều những nhà hàng chất lượng cao, thực đơn trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn đơn điệu, vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu của du khách và nâng cao chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp du lịch cần phải phát triển các sản phẩm mang hương vị riêng của Lào Cai và đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời xây dựng các nhà hàng với các món ăn Âu, Á, các món ăn ẩm thực của 3 miền Bắc – Trung – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khách sạn, nhà hàng phục vụ ăn uống, không cho phép lưu thông và sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên về phong cách phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách.
+ Đối với các dịch vụ du lịch khác: Để nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển khách đi tham quan, du lịch thì Nhà nước và các doanh nghiệp cần đầu tư các phương tiện vận chuyển mới, hiện đại kể cả các phương tiện thô sơ như: xe trâu, xe bò, xe ngựa khi vào tham quan các làng bản… Thường xuyên giám sát, kiểm tra đột xuất việc phục vụ khách và có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với nhân viên. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thể thao, vui chơi, giải trí và mua sắm thì Tỉnh cần phải tiến hành quy hoạch đầu tư phát triển các cơ sở thể thao và dịch vụ vui chơi, giải trí cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian tới tập trung đầu tư một số khu trung tâm, cửa hàng thương mại lớn ở thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà và quan tâm mở rộng và đầu tư xây dựng các cơ sở thương mại ở tuyến huyện, phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm và đặc sản địa phương của khách du lịch.
3.2.5. Giải pháp về thị trường
Mở rộng thị trường là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển KTDL tỉnh Lào Cai. Do vậy, tỉnh phải có kế hoạch không ngừng mở rộng và phát triển thị trường. Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh Lào Cai. Cần coi trọng việc mở rộng thị trường với sự tham gia của các doanh nghiệp KDDL, của nhiều thành phần kinh tế, bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cần tập trung vào những giải pháp sau:
- Tích cực, chủ động trao đổi thông tin và tiến hành liên kết, hợp tác giữa du lịch Lào Cai với các tỉnh, thành phố như Vân Nam – Trung Quốc, Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh để phát triển các sản phẩm du lịch dọc tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đồng thời triển khai các thỏa thuận hợp tác du lịch với 8 tỉnh Tây Bắc nhằm đẩy mạnh phát triển KTDL theo hướng liên vùng.
- Liên kết với các doanh nghiệp hoạt động KDDL của các tỉnh bạn để nối tour, nối tuyến, nhằm tính độc đáo và hấp dẫn du khách, không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì bản thân các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thiết kế và thực hiện các tour du lịch trọn gói, song nếu có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch của tỉnh lân cận sẽ tạo điều kiện cung ứng sản phẩm với chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và tạo sự thỏa mãn của khách hàng là lớn nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp du lịch Lào Cai và phụ cận cần ký kết hợp đồng thỏa thuận rõ ràng, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích mỗi bên, đảm bảo mối quan hệ lâu dài, lợi ích bền vững.
- Củng cố, khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc; đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá thu hút nguồn khách nội địa ở các thành phố lớn phía Nam, miền Trung; phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, khai thác có hiệu quả thị trường khách Trung Quốc và thị trường khách
Có thể bạn quan tâm!
- Lượng Khách Và Doanh Thu Từ Du Lịch Thời Kỳ 2000-2009
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Lào Cai
- Giải Pháp Về Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 16
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
quốc tịch nước thứ ba từ Trung Quốc và Lào đến Sa Pa – Lào Cai. Tập trung khai thác đối tượng khách có thu nhập và khả năng chi trả cao.
- Bên cạnh đó tăng cường các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề tại các địa phương; hội nghị du lịch biên giới; các hội nghị về liên kết phát triển du lịch các vùng, liên vùng...
Ngoài ra, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Lào Cai cả trong và ngoài nước, nhằm thu hút khách, mở rộng thị trường du lịch thì cần phải chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch của địa phương. Trong đó tập trung vào:
- Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu về du lịch Lào Cai nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo, tạp chí, Internet, ấn phẩm du lịch, hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch, hội chợ để thu hút khách. Giới thiệu các quy hoạch, danh mục dự án để kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào du lịch Lào Cai.
- Tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội du lịch nhằm phát triển du lịch gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như tuần lễ du lịch Sa Pa, Lễ hội du lịch về cội nguồn giữa ba tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ…Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tua du lịch mới.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân để hình thành môi trường xã hội toàn dân tham gia làm du lịch. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của người dân về vị trí, vai trò của kinh tế du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp người dân có thái độ, có cách ứng xử phù hợp.
3.2.6. Chú trọng phát triển hình thức du lịch cộng đồng thôn, bản
Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà người dân mời khách đến tham quan, tham gia các sinh hoạt cộng đồng mang tính làng bản và khách thường lưu trú
đêm tại nhà dân. Du khách sẽ được khám phá nơi sinh sống, tìm hiểu, tham dự các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác của người dân bản địa. Đồng thời thông qua đó, người dân có thu nhập từ việc đón khách, cho thuê đất cắm trại, chỗ nghỉ đêm, dịch vụ ăn uống, vận chuyển…Du lịch cộng đồng phát triển sẽ góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư địa phương.
Đây là sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, nhất là khách quốc tế. Với lợi thế là một tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng thể hiện qua các phong tục, tập quán, lễ hội…đã tạo cho Lào Cai có một thế mạnh để phát triển hình thức du lịch cộng đồng. Phần đa các chương trình du lịch lữ hành quốc tế đến tỉnh Lào Cai là nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc. Khách du lịch muốn tìm hiểu, khám phá về đời sống sinh hoạt, văn hóa đích thực của người dân bản địa.
Trong những năm qua được sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Hiệp hội các trường Đại học vùng Vancouver – Canada và Đại học Mở Hà Nội, loại hình này đã được phát triển khá hiệu quả ở Sa Pa, song nhìn chung vẫn chưa tạo thành một sản phẩm du lịch thực sự, chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Có thể thấy rằng, lợi ích do hoạt động du lịch này mang lại là rất lớn, do đó để loại hình du lịch cộng đồng thực sự phát triển có hiệu quả thì các ngành chức năng phải phối hợp với các địa phương trong tỉnh khảo sát, xây dựng tiêu chí, lựa chọn các làng, bản đạt tiêu chuẩn để quy hoạch tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng. Trước mắt đào tạo cho các địa phương sau: Tả Van, Tả phìn, Thanh Phú, Nậm Cang (huyện Sa Pa); Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng); Long Khánh, Long Phúc, Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên); Tung Chung Phố (Mường Khương); Tả Van Chư, Bản Phố, Cố Ly (Bắc Hà); Mường Hum, Y Tý (Bát Xát). Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, phát triển du lịch cộng đồng chủ yếu nhằm tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch để bảo tồn môi trường cảnh quan thiên nhiên, văn hóa dân tộc và giúp người dân cải thiện nâng cao mức sống. Do vậy, để đáp ứng mục tiêu trên, cần
tiếp tục nâng cấp và xây dựng các tuyến du lịch tại các làng bản có tiềm năng về cảnh quan, môi trường, văn hóa, du lịch. Đồng thời tổ chức nhiều khóa tập huấn đào tạo du lịch cộng đồng tại các thôn, bản, làng cho các học viên là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động phát triển, khai thác, quản lý du lịch cộng đồng với các kiến thức cơ bản như: Tổng quan chung về du lịch, du lịch thôn bản; bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch; Kỹ năng trong kinh doanh, phục vụ du lịch tại chỗ; trình tự đón khách; vệ sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm; chế biến món ăn; văn minh giao tiếp, ứng xử tình huống, kỹ năng hướng dẫn khách tham quan và phục vụ lưu trú tại gia…nhằm nâng cao năng lực cho phát triển du lịch cộng đồng một cách bài bản. Bên cạnh đó, địa phương cần chủ động hỗ trợ ngân sách cho nhân dân xây dựng một số công trình cơ bản như đường bê tông hóa, nhà văn hóa, bể chứa nước sạch, công trình vệ sinh công cộng…
3.2.7. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch
Để đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên, ngành du lịch phát triển một cách bền vững, thì vấn đề đặt ra với các nhà quản lý du lịch là việc ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức thấp nhất hoặc chấm dứt hoàn toàn các tác động xấu đến tài nguyên và môi trường du lịch trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường sinh thái và văn hóa đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng thì bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững đã và đang là vấn đề mang tính cấp bách của mọi quốc gia trên thế giới, đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Lào Cai nói riêng. Do đó, để KTDL phát triển và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững thì cần thực hiện ngay một số giải pháp sau:
- Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch trong đó có bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường. Hoàn thiện những văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, kê khai về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp đang hoạt động, đồng thời đánh giá những tác động đối với môi trường của những hoạt động này, từ đó xây dựng những dự án với mục đích bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Ban hành và thể chế hóa các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường lịch trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Du lịch. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư du lịch, có các giải pháp cụ thể trong vấn đề bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch.
- Ngành du lịch Lào Cai cũng cần có chiến lược môi trường cụ thể. Các cơ quan quản lý du lịch phải nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch sinh thái – công cụ hữu hiệu của du lịch góp phần bảo vệ môi trường. Nhận thức được vai trò của du lịch sinh thái không chỉ như một loại hình du lịch hấp dẫn, đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn được xem là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, giám sát xác định các điểm du lịch gây ô nhiễm môi trường, hướng dẫn du khách để khuyến khích họ giúp đỡ bảo vệ môi trường, đồng thời có những quy định quản lý chặt chẽ, xử phạt hành chính – kinh tế với những người vi phạm những quy định gây ô nhiễm môi trường.
- Tập trung mọi nỗ lực nhằm chống xuống cấp, bảo vệ tài nguyên du lịch, đặc biệt là các tài nguyên nhân văn có giá trị về văn hóa, lịch sử trên nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng và khôi phục nguyên bản các di tích. Bên cạnh đó, không gian cũng là một phần không thể thiếu để phát triển du lịch, do vậy cần thận trọng trong việc cấp phép xây dựng các công trình mới làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch và môi trường sinh thái, trong đó đặc biệt chú ý việc đưa chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trở thành điều kiện trước khi cấp phép đầu tư về du lịch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc khai thác và tiêu dùng nguồn năng lượng, cũng như các loại tài nguyên khác phục vụ cho du lịch; giảm thiểu lượng chất thải do du lịch gây ra và cần có những quy định về thu gom và xử lý chất thải, cải thiện cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong các nhà hàng, khách sạn. Ban hành các tiêu chí đánh giá, xếp loại nhà hàng theo Luật Du lịch và các quy định của địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức du lịch bền vững, môi trường cho cả cộng đồng (Nhà quản lý, nhà kinh doanh, người dân, khách du lịch) để mọi người hiểu được giá trị của những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và những lợi ích về tinh thần, vật chất mà du lịch đã mang lại cho họ, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển các tài nguyên du lịch.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, thông tin và xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã tạo cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động, mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu du lịch tăng cao. Du lịch đã thực sự là hoạt động có ý nghĩa và tác động ngày càng tăng đối với đời sống con người. Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện quá trình CNH – HĐH đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam, trong những năm qua Du lịch Lào Cai đang từng bước khởi sắc, thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Lào Cai.
Từ việc phân tích một cách hệ thống, toàn diện thực trạng phát triển KTDL tỉnh Lào Cai, cho thấy ngành KTDL của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đem lại hiệu quả tích cực cho kinh tế xã hội của tỉnh. Doanh thu xã hội từ phát triển kinh tế du lịch ngày càng tăng nhanh, nhờ đó ngành đã có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà Nước. Thông qua hoạt động du lịch, nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển theo góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng. Bên cạnh đó, KTDL phát triển tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động, vai trò của du lịch trong xóa đói, giảm nghèo ngày càng rõ nét. Đặc biệt sự phát triển của kinh tế du lịch Lào Cai trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc thu hút đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng xã hội cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Công tác tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch cũng được chú trọng; Các hoạt động KDDL ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Tuy nhiên, phát triển KTDL Lào Cai vẫn còn một số vấn đề hạn chế, bất cập như chi tiêu của khách du lịch còn thấp; cải tạo cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch mới độc đáo; cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chưa hoàn chỉnh…Đặc biệt nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và hạn chế về chuyên môn, năng lực; cùng với sự phát