Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ MINH TÂN


PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI

ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

Ở TỈNH NINH BÌNH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


HÀ NỘI - 2021


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ MINH TÂN


PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI

ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

Ở TỈNH NINH BÌNH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN

2. GS,TS. CHU VĂN CẤP


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả


Nguyễn Thị Minh Tân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 6 luận án

1.2. Đánh giá chung kết quả của các công trình đã công bố và những “khoảng 26 trống” cần tiếp tục nghiên cứu

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH 30

TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

2.1. Những vấn đề chung về phát triển kinh tế du lịch và đảm bảo an ninh 30 môi trường

2.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường 49

2.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm 62 bảo an ninh môi trường và bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN 74 VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2019

3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình 74

3.2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030

4.1. Bối cảnh mới và định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

4.2. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

81


116


116


133

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 165


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


ANMT : An ninh môi trường

BĐKH : Biến đổi khí hậu

BVMT : Bảo vệ môi trường

DLST : Du lịch sinh thái

ĐBANMT : Đảm bảo an ninh môi trường

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

KTDL : Kinh tế du lịch

KT-XH : Kinh tế -xã hội

NSNN : Ngân sách nhà nước

Nxb : Nhà xuất bản

ONMT : Ô nhiễm môi trường

PTBV : Phát triển bền vững

PTDL : Phát triển du lịch

PTKT : Phát triển kinh tế

PTKTDL : Phát triển kinh tế du lịch

UBND : Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG




Bảng 3.1 :


Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Ninh Bình giai

Trang

83


đoạn 2010 - 2018


Bảng 3.2 :

Tổng hợp một số khoản thuế, phí liên quan đến bảo

105


vệ môi trường trên địa bản tỉnh Ninh Bình giai



đoạn 2010-2019


Bảng 3.3 :

Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ cho

109


ngành du lịch giai đoạn 2010 -2019


Bảng 3.4 :

Thống kê số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ

115


bộ vào tỉnh Ninh Bình từ năm 2010 -2017


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 1


DANH MỤC CÁC BIỂU




Biểu đồ 3.1 :


Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh

Trang

81


Bình giai đoạn 2010 - 2019


Biểu đồ 3.2 :

Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn

82


2010 - 2019


Biểu đồ 3.3 :

Số lượng khách du lịch đến Quần thể danh

83


thắng Tràng An giai đoạn từ năm 2014-2019


Biểu đồ 3.4 :

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh

84


Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018


Biểu đồ 3.5 :

Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh

103


Bình giai đoạn 2010 - 2017


Biểu đồ 3.6 :

Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường giai

104


đoạn 2010-2019



MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì hoạt động của ngành kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã coi kinh tế du lịch (KTDL) là ngành “công nghiệp không khói”, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, góp phần quan trọng vào tạo việc làm và thu nhập, xóa đói giảm nghèo, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, ...

Sau 60 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt. Khách nội địa đạt 85 triệu lượt. Tổng thu đạt 755.000 tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt

421.000 tỷ đồng và khách nội địa đạt 334.000 tỷ đồng); đóng góp 9,2% vào GDP [127], giải quyết khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong ngành du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước) [138].

Tuy nhiên, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và biến đổi khí hậu (BĐKH) ngành du lịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: ô nhiễm môi trường (ONMT) gia tăng, suy giảm đa dạng sinh học, thời tiết cực đoan ... Trong khi đó, các nguồn lực cần thiết cho hoạt động du lịch, như: vốn đầu tư cho hoạt động du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học

- công nghệ đang ở mức thấp... đã làm cho hoạt động du lịch chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Điều này đã hạn chế sự phát triển của ngành du lịch và an ninh môi trường (ANMT). Nhằm khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững.

Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng

để phát triển du lịch, tiêu biểu như: Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn


hóa và thiên nhiên thế giới; Khu Tam Cốc - Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu du lịch sinh thái (DLST) Thung Nham, ... Bên cạnh đó, Ninh Bình còn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch lịch sử - văn hóa với 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó phải kể đến một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng, bao gồm: Cố đô Hoa Lư, Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền Thái Vy, Đền Trương Hán Siêu, Chùa Bái Đính, Chùa Bích Động. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện, giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL ở Ninh Bình phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch.

Trong những năm qua, KTDL của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp lớn vào phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, năm 2019 ngành du lịch đạt doanh thu 3.600 tỷ, tạo việc làm cho

21.500 lao động tại địa phương [73, tr.60-61]. Từng bước gắn bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững (PTBV). Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của ngành du lịch Ninh Bình chưa thật sự gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) nên cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái, như: làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường; gây sức ép lên hệ sinh thái, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, v.v...

Để góp phần giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, thực tiễn và có phải có những phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp để ngành du lịch Ninh Bình PTBV. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình” làm luận án tiến sĩ kinh tế, ngành kinh tế chính trị.

Nghiên cứu đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi:

- Phát triển kinh tế du lịch (PTKTDL) gắn với đảm bảo an ninh môi trường (ĐBANMT) là như thế nào?

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí