Quan Niệm, Vai Trò Của Khu Kinh Tế Ven Biển


một khu vực địa lý đặc biệt. Ở đó, cho phép các quy định đặc biệt được áp dụng trong khu vực này mà các quy định đó không có ở các khu vực khác. Nói một cách cụ thể hơn, ĐKKT là khu vực được thiết lập với các ưu đãi: thuế quan; cơ sở hạ tầng; nguồn vật lực và hành chính khác biệt so với các khu vực khác trong cùng một quốc gia, nhằm thu hút vốn và công nghệ nước ngoài [126, tr.3]. Quan niệm chỉ ra ĐKKT là khu vực địa lý đặc biệt được áp dụng các chính sách đặc biệt so với các khu vực khác, quan niệm cũng chỉ ra ĐKKT được hưởng ưu đãi về thuế quan, cơ sở hạ tầng nhằm mục đích thu hút vốn và công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc cho ĐKKT được hưởng các ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chưa đề cập đến việc thu hút, chuyển giao khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… và chưa đề cập đến các nhà đầu tư trong nước.

Trong báo cáo về

các KKT

ở Asean,

Tổ chức Phát triển Công

nghip Liên hp quc đưa ra quan niệm: ĐKKT là một khu vực không

gian địa lý riêng biệt được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt về

thương mại như: thuế quan, hạn ngạch, và các chính sách khác. Mục tiêu của các ĐKKT nhằm: thu hút đầu tư nước ngoài; tạo cơ hội việc làm; trở thành động lực của những cải cách mang tầm vĩ mô; hoạt động như một thử nghiệm cho các chính sách mới và cách tiếp cận phát triển kinh tế [129, tr.32]. Như vậy, theo quan niệm của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc thì ĐKKT được phân ra thành các khu chức năng riêng biệt và là nơi được hưởng các chính sách về đầu tư, thương mại và các KKT là nơi áp dụng thử nhiệm các chính sách mới. Tuy nhiên, quan niệm này mới chỉ đưa ra khái quát chung về KKT mà chưa chỉ ra được các loại hình KKT ở các nước Asean là gì.

Điu 3 Lut Đầu tư Vit Nam năm 2020 khẳng định: “KKT là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.


thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển KT­XH và bảo vệ quốc phòng an ninh” [48, tr. 26]. Đây là quan niệm mới ở Việt Nam về KKT so với các quan niệm trước kia và tương đối đầy đủ, khi chỉ ra được mục đích thành lập các KKT nhằm thu hút đầu tư, phát triển KT­XH và bảo vệ quốc phòng an ninh; quan niệm này chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 6

bảo vệ quốc phòng, an ninh trong các KKT. Tuy nhiên, quan niệm đưa ra

vẫn chung chung, chưa nêu lên những ưu đãi đặc biệt mà các KKT ở Việt Nam đang được hưởng.

Nguyn Ngc Dung cho rằng, KKT theo nghĩa hẹp, là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, xây dựng theo hướng kinh doanh tổng hợp (gồm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục…) và hướng ngoại; hoạt động theo mô hình “khu trong khu” (gồm KCN, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu đô thị) [10, tr. 65]. Quan niệm trên chỉ ra, KKT được xây dựng thành các khu chức năng theo từng ngành hoặc nhóm ngành thành hệ thống trong quy hoạch tổng thể của KKT, các khu chức năng trong KKT hoạt động có xu hướng mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới đưa ra quan niệm về KKT dưới góc độ quy hoạch cơ cấu ngành, lĩnh vực, còn thiếu tính tổng thể trong phát triển KKT như: chủ thể phát triển là ai; cơ chế quản lý như thế nào; những chính sách ưu đãi nào được áp dụng.

Lê Hng Giang cho rằng, KKT được hiểu là khu vực có không gian

kinh tế riêng biệt, ranh giới địa lý xác định, có lợi thế nhất định về vị trí địa lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, được Nhà nước cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu

đãi, mở

cửa theo các thông lệ

quốc tế [22, tr.67]. Quan niệm chỉ

ra KKT

mang đầy đủ những yếu tố đặc trưng về không gian địa lý, môi trường đầu tư, khung pháp lý ưu đãi là những yếu tố không thể thiếu để cho một KKT hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, quan niệm trên chưa phản ánh hết các tính chất đặc trưng của KKT, cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cơ quan,


đơn vị liên quan.

Theo Nghị


định số 82/2018/NĐ­CP,


Nghị


định về quản lý khu công

nghip và khu kinh tế chỉ rõ: “KKT là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu

hút đầu tư, phát triển KT­XH và bảo vệ quốc phòng, an ninh. KKT bao

gồm KKTVB và KKTCK” [72, tr. 3]. Quan niệm trên, phản ánh được đặc trưng của KKT ở Việt Nam hiện nay và chỉ rõ thành phần trong KKT bao gồm KKTVB và KKTCK. Mặc dù quan niệm tiếp cận khá toàn diện, song

chưa chỉ

ra được vai trò chủ

đạo của các KKT trong phát triển vùng và

liên kết vùng giữa các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Từ quan niệm của các tổ chức kinh tế và các nhà khoa học trong và

ngoài nước, nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ

khác nhau; căn cứ

vào

điều kiện, mục tiêu thành lập và thể chế mỗi quốc gia nên KKT có tên gọi khác nhau, song các KKT đều có những điểm chung đó là:

Mt là, KKT được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế thuận lợi;

Hai là, được chia thành khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó: Khu phi thuế quan là khu có ranh giới xác định, được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực xung quanh, không có dân cư sinh sống. Quan hệ trao

đổi hàng hóa, dịch vụ

giữa khu phi thuế

quan với nước ngoài, giữa các

doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau được xem như là quan hệ

trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài. Hàng hóa từ nước ngoài nhập

khẩu vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu;

Ba là, cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu

trọng tâm phù hợp từng KKT được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau. Các

KKT phát triển kinh tế độc lập dựa trên nguyên tắc điều tiết thị trường,

dựa vào vốn đầu tư từ bên ngoài là chủ yếu, chú trọng sản xuất hàng hóa


để xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu, công nghiệp là ngành được ưu tiên, có các cơ chế ưu đãi hơn so với các khu vực khác trong cùng một quốc gia;

Bn là, KKT ảnh hưởng đến hoạt động KT­XH ở quy mô tỉnh/thành phố hoặc trên những vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh. Việc hình thành và xây dựng KKT phải tùy thuộc vào các điều kiện địa lý có sẵn, vào hướng phát triển kinh tế của từng vùng, khu vực;

Năm là, KKT có quy hoạch, có sự liên kết đồng bộ, cân đối trong tổng thể hợp lý của địa phương và của vùng. KKT là hình thức tổ chức

theo hướng tập trung chuyên môn hóa, thể hiện những đặc trưng cơ

bản của tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ. Sự thiếu đồng bộ có thể làm hạn chế ảnh hưởng tích cực của KKT đối với địa phương và toàn vùng xung quanh;

Sáu là, KKT là nơi thí điểm các thể

chế, cơ

chế, chính sách mới

nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến

khích đặc biệt, là động lực tăng trưởng kinh tế ở các địa phương, vùng kinh tế của các quốc gia.

Trên cơ sở kế thừa các quan niệm khác nhau, nghiên cứu sinh cho rằng, KKT là khu vực có ranh giới địa lý xác định được thành lập theo quyết định của Chính phủ, ở những nơi có điều kiện thuận lợi trong sản xuất, trao đổi thương mại; là khu vực được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút vốn đầu

tư, chuyển giao khoa học và công nghệ; phát triển KT­XH và củng cố quốc

phòng, an ninh; đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng kinh tế.

Quan niệm trên chỉ ra KKT là một khu vực có không gian địa lý

riêng biệt và có sự phân chia rõ ràng với các khu vực còn lại trong một

đơn vị hành chính; được phân chia thành các khu chức năng theo quy

hoạch chung tổng thể; được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù và cơ

chế quản lý riêng biệt; mục tiêu nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài


nước; có vai trò quan trọng trong phát triển KT­XH và bảo vệ quốc phòng, an ninh; KKT là mô hình đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của các địa phương.

2.1.1.2. Các loại hình khu kinh tế

Hiện nay trên thế

giới

ở mỗi quốc gia việc quy hoạch, thành lập

KKT có những mục tiêu, cơ chế chính sách dành cho KKT và tên gọi khác nhau. Do vậy, trên thực tế hiện nay có các loại hình KKT cơ bản sau:

Khu kinh tế đặc biệt

KKTĐB hay còn gọi là Đặc khu kinh tế, được xây dựng với không gian KT­XH riêng biệt, được vận hành bởi khung pháp lý riêng thích hợp cho phát triển theo cơ chế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế. Để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, các KKTĐB được ưu đãi cao về thuế, quyền kinh doanh, thể chế hành chính và kinh tế theo hướng tự do hóa có mức độ vượt trội so với thể chế trong nước và khu vực. Các KKTĐB có cơ sở hạ tầng hiện đại, vị trí có nhiều lợi thế. Trong KKTĐB có thể có nhiều khu chức năng như khu chế xuất, KCN, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan (khu bảo thuế), khu đô thị, khu hành chính và một số phân khu chức năng khác. Điểm đặc biệt các KKTĐB có bộ máy hành chính với quyền tự quản cao, có thể đề xuất, chuẩn y và thực thi những thể chế vượt trội so với khung thể chế chung.

Khu kinh tế tự do

KKTTD được thành lập với mục tiêu tạo động lực phát triển KT­XH ở những địa phương kém phát triển hơn so với mặt bằng chung của cả nước, các KKTTD được áp dụng các chính sách khuyến khích đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư vào KKT như: miễn, giảm các loại thuế quan; cơ chế chính sách linh hoạt; cơ sở hạ tầng thuận tiện, bảo đảm điều kiện tốt cho người lao động làm việc trong KKT; vị trí chiến lược gần đường giao thông, sân bay, cảng biển, gần


thị trường tiêu thụ.

Khu kinh tế mở

KKTM được hình thành với ý tưởng là tạo ra một khu vực địa lý trên

lãnh thổ quốc gia với việc xây dựng môi trường đặc biệt thuận lợi cho

hoạt động đầu tư, từ việc xây dựng kết cấu hạ tầng đến việc xây dựng các ưu đãi đặc biệt hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh

nghiệm quản lý để phát triển KT­XH của địa phương, vùng và quốc gia.

Trên thế giới, người ta thường hiểu KKT mở là KKT tự do, một tên gọi

chung cho các KKT được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Khu kinh tế cửa khẩu

KKT cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả KT­XH cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực. Đồng thời, nó được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.

Khu kinh tế ven biển

KKTVB là những KKT được xây dựng ở những vị trí đắc địa ven bờ

biển gắn với các cảng biển. Mục tiêu là khai thác tiềm năng lợi thế tự

nhiên để phát triển KTB, du lịch, dịch vụ. Được hỗ trợ bằng các chính sách và biện pháp ưu đãi đặc biệt với kỳ vọng có thể thu hút đầu tư cao, tạo đột phá phát triển mạnh và có sức lan tỏa nhanh.

2.1.2. Quan niệm, vai trò của khu kinh tế ven biển

2.1.2.1. Quan niệm khu kinh tế ven biển

Từ các góc độ

tiếp cận khác nhau, các tác giả

đưa ra những quan

niệm khác nhau về KKTVB cụ thể:


Phạm Xuân Hậu

cho rằng,

KKTVB là khu vực có không gian rộng

lớn, cơ cấu kinh tế đa dạng, được hưởng các chính sách ưu đãi về quản lý, vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, hạ tầng kỹ thuật; là trung tâm kinh tế của địa phương, vùng; bảo đảm tốt việc kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh, tạo được sự gắn bó giữa Việt Nam với thế giới trong quá trình hội nhập [26, tr.2]. Quan niệm trên thể hiện khá toàn diện, phản ánh được những đặc trưng cơ bản KKTVB ở Việt Nam về địa lý, chính sách ưu đãi, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, quan niệm trên chưa tách biệt được khỏi quan niệm về KKT. Mặt khác, chưa chỉ ra được về không gian địa lý cụ thể ở đâu, cũng như phân bố quy hoạch thành các khu chức năng trong KKTVB.

Theo tác giNguyn Văn Phú, KKTVB là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định được hình thành ở khu vực ven biển và thành lập theo quyết định của Chính phủ [42, tr.3]. Quan niệm trên, đã chỉ rõ về ranh giới địa lý hành chính của KKTVB được hình thành chủ yếu

ở khu vực ven biển, với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Tuy

nhiên, quan niệm trên chưa bao trùm hết được các đặc trưng cơ bản của KKTVB; chưa rõ chủ thể xây dựng, phát triển và mục tiêu KKTVB hướng tới là gì.

Lưu Ngọc Trịnh, Cao Tường Huy quan niệm: “KKTVB là loại hình

KKT mở tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, được áp dụng

chính sách đặc biệt khuyến khích đầu tư, hành chính thông thoáng theo hướng “một cửa”; là nơi thí điểm các cơ chế, chính sách mới về kinh tế để

rút kinh nghiệm và áp dụng chung”

[79, tr.12].Quan niệm trên đề

cập về

KKTVB dưới góc độ

tiếp cận như

một ĐKKT với việc được hưởng các

chính sách đặc thù riêng biệt so với các khu vực còn lại của nền kinh tế. Tuy

nhiên, các tác giả

chưa chỉ

ra được mục tiêu và phương thức phát triển

KKTVB là gì và chưa tính đến yếu tố bảo đảm kết hợp phát triển KKTVB


với củng cố quốc phòng, an ninh.

Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình khu công nghiệp, khu kinh

tế, trên cơ

sở quy định tại Nghị

định số

29/2008/NĐ­CP cho rằng:

KKTVB là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý

xác định, gắn với cảng biển nước sâu (hoặc sân bay); được tổ chức

thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT. [89, tr.12­13]. Đây là quan niệm khá toàn diện về KKTVB ở Việt Nam hiện nay, thể hiện hết được các tính chất cơ bản về địa bàn phát triển;

vị trí địa lý thuận lợi; các chính sách

ưu đãi về

thuế, cơ

sở hạ

tầng và

bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chủ thể, mục tiêu phát triển rõ ràng.

Tuy nhiên, quan niệm trên chưa thấy được vai trò của KKTVB đối với sự phát triển vùng và gắn liên kết vùng ở các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển quan niệm của các tác giả, nghiên cứu sinh cho rằng: KKTVB là mt loi hình KKT nm trên khu vc biên gii trên

biển, được thành lập

ở khu vực có vị

trí địa lý thuận lợi ven biển; hưởng

những chính sách ưu đãi đặc thù và được tổ chức thành các khu chức năng nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển KT­XH và củng cố quốc phòng, an ninh; đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng và liên kết vùng kinh tế.

Quan niệm cho thấy, các KKTVB có những đặc trưng khác hẳn so với các loại hình KKT khác ở Việt Nam, điều này thể hiện thông qua một số nội dung sau:

Vvtrí địa lý, KKTVB là một loại hình KKT nằm trên khu vực biên

giới trên biển, được thành lập ở các các xã, huyện ven biển và một phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022