tiếp giáp ven biển của các địa phương, với diện tích đất tự nhiên rộng,
thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay).
Về cơ chế chính sách áp dụng, là nơi được hưởng những chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ hiện đại.
Về cơ sở
hạ tầng,
là nơi được
xây dựng kết cấu cơ sở
hạ tầng
đồng bộ, cả
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Công Triǹ H Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Đánh Giá Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Liên Quan Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Luận Án Cần Tập Trung Giải Quyết
- Quan Niệm, Vai Trò Của Khu Kinh Tế Ven Biển
- Quan Niệm, Tiêu Chí Đánh Giá Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Và Hoạt Động Của Khu Kinh Tế Ven Biển Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
- Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 9
- Kinh Nghiệm Phát Triển Khu Kinh Tế Vùng Trong Nước
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
trong và ngoài KKTVB, đặc biệt là hệ
thống hạ tầng cảng
biển được quan tâm đầu tư, xây dựng hiện đại; tính chất hệ thống hạ
tầng có tính kết nối với các vùng lân cận và các địa phương ven biển thuận tiện cho tiếp nhận đầu tư, triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh quy mô lớn.
Về cơ cấu ngành nghề,
KKTVB được tổ
chức thành các khu chức
năng gồm: khu phi thuế
quan, khu bảo thuế, khu chế
xuất, khu công
nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, hướng tới phát triển trở thành các trung tâm phát triển tổng hợp đa ngành về công nghiệp, logistics, du lịch, hậu cần kinh tế biển; cảng biển; khu đô thị.
Về tính lan tỏa với khu vực ngoại vi và với tổng thể cả nước, với tính
chất khu kinh tế đa ngành, được hưởng các ưu đãi đặc thù về thể chế, cơ chế chính sách các KKTVB không chỉ có vai trò to lớn trong thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, thu hút và giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước mà còn có vai trò to lớn có sức lan toả với khu vực ngoại vi và tổng thể cả nước như: thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ của các địa phương; các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển KKTVB; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các địa phương; cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông được cải thiện; thu hút dân cư đến
làm ăn, sinh sống và phân bổ nguồn lao động hợp lý; quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững. Thông qua hoạt động của KKTVB góp phần cải cách thể chế kinh tế, mở rộng trao đổi thương mại, từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu và hợp tác kinh tế quốc tế.
2.1.2.2. Vai trò của khu kinh tế ven biển
Thứ nhất, góp phần vào đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh.
Việc phát triển các mô hình KKT nói chung KKTVB nói riêng với ranh giới địa lý xác định, kèm theo các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đã tạo điều kiện phát huy các lợi thế địa kinh tế và thuận lợi cho áp dụng các quy trình hành chính rút gọn. Qua đó, tạo nên các điểm đầu tư hấp dẫn, góp phần đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Trước đây, khi chưa có các mô hình hoạt động KKTVB, nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, mất nhiều thời gian trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư do các lý do như: chưa có mặt bằng sạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa điểm đầu
tư chưa có sẵn... Đến nay, thời gian chuẩn bị
đầu tư
của nhà đầu tư đã
được rút ngắn đáng kể do các KKTVB có thể chủ động chuẩn bị quỹ đất, đền bù, giải phòng mặt bằng trước một bước. Đồng thời, việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong KKTVB cũng có nhiều thuận lợi hơn so với bên ngoài KKTVB do quy hoạch của KKTVB đã được phê duyệt trước khi cấp
đất cho nhà đầu tư. Ngoài ra, một số cơ
sở kỹ
thuật của KKTVB như
đường giao thông, hệ thống thu gom nước thải…đã được đầu tư trước khi nhà đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần làm
cho môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng thông thoáng,
dần tạo được long tin của các nhà đầu tư.
Thứ hai, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội các tỉnh, thành phố ven biển.
KKTVB là nơi được hưởng các chính sách
ưu đãi đặc thù về
thuế
quan, thủ tục hành chính, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực cùng với hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ, nhất là hạ tầng
giao thông có tính kết nối thuận lợi với nhau giữa đường hàng không,
đường bộ, đường biển. KKTVB trở
thành mô hình kinh tế
thu hút được
lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội vào KKTVB. Ngoài ra ở một chừng mực nhất định việc thu hút vốn đầu tư FDI cùng góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kiến thức kinh nghiệm quản lý. Tính luỹ kế đến 31/12/20020 KKTVB ở Việt Nam thu hút được 53.376,85 triệu USD và 954.163,30 tỷ đồng [90]. Đây là những nguồn vốn quan trọng thúc đẩy, khai thông các nguồn lực để KKTVB phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh của mình ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng.
Với số lượng vốn thu hút vào các KKTVB làm cho tốc độ trưởng
các KKTVB những năm qua ổn định, số lượng, quy mô, chất lượng các
dự án đầu tư ngày càng nhiều; giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ và
xuất khẩu không ngừng tăng lên. Qua đó, các KKTVB đã có nhiều đóng
góp vào ngân sách nhà nước. Tính đến luỹ kế đến 31/12/2020 KKTVB
đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 68.976,65 tỷ đồng [90]. Bên cạnh
đó, với với đặc điểm là khu vực được tổ chức thành các khu chức năng, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực và diện tích lớn, nhu cầu về sử dụng lao động phục vụ trong các dự án sản xuất, kinh doanh; dự án phát triển
hạ tầng kỹ
thuật, xã hội tương đối lớn. Tính luỹ
kế đến năm 2020
KKTVB thu hút được
267.486 lao động [90].
vồn đầu tư, thúc đẩy
tăng
trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở các địa phương ven biển có KKTVB hoạt
động những năm qua đã khẳng định KKTVB như đẩy phát KTXH các địa phương ven biển.
một “hạt nhân” thúc
Thứ ba, góp phần hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện
đại.
Để KKTVB phát triển theo mục tiêu đề ra, Đảng, Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự
án đầu tư
phát triển hạ
tầng kỹ
thuật, xã hội trong KKTVB. Bên cạnh
đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các tỉnh, thành phố có
KKTVB được quy hoạch, thành lập và hoạt động quan tâm đầu tư phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội
tại KKTVB mà cả vùng, nơi có KKTVB hoạt động. Cùng với việc xây
dựng kết cấu hạ
tầng trong KKTVB, hệ
thống kết cấu hạ
tầng giao
thông ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại như: hệ thống đường giao thông theo trục Bắc Nam; và Đông Tây nối liền KKTVB với hệ thống
giao thông huyết mạnh của quốc gia và các tỉnh, thành phố; hệ thống
cảng biển; sân bay; đường sắt được nâng cấp và mở rộng; mạng lưới
thông tin viễn thông, y tế, giáo dục… từng bước hoàn thiện và phát triển. Với các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, xã hội đã và đang triển khai cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước KKTVB đã góp
phần hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện
đại ở các tỉnh, thành phố có KKTVB hoạt động nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ tư, góp phần tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại.
Là một loại hình KKT phát triển tổng hợp đa ngành, KKTVB có thể tiếp nhận các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực như: công nghiệp; thương mại; du lịch; dịch vụ hậu cần KTB; xuất
nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt với nhiều dự
án đầu tư
nước ngoài sử
dụng trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tính luỹ kế đến năm 2020
các KKTVB có 2.252 dự
án đang hoạt động trong đó có 1.411 dự
án có
trình độ công nghệ và năng lực sản xuất tiến tiến và trung bình tiên tiến
chiếm 62,6% tổng số dự
án [90]. Với số
lượng các dự
án có trình độ
công nghệ và năng lực sả xuất tiến tiến và trung bình tiên tiến chiếm tỷ lệ cao đây là yếu tố thuận lợi để quá trình thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh cùng quá trình đó, người lao động và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, từng bước tiếp thu lĩnh hội những kiến thức; kỹ năng lao động;
trình độ khoa học, công nghệ; kinh nghiệm quản lý. Thông qua đó, quá
trình chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý được thực hiện dần
từng bước tại các doanh nghiệp trong KKTVB ở Việt Nam hiện nay.
Đây chính là cơ sở để Việt Nam từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, máy móc, khoa học công nghệ trong phát triển các ngành KTB nói chung và KKTVB nói riêng.
Thứ năm, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo ở các địa phương ven biển nơi có KKTVB hoạt động.
Trong những năm gần đây, KTB nói chung và KKTVB nói riêng đã và
đang có sự
thay đổi về cơ
cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; xuất hiện nhiều ngành trong KKTVB gắn với công nghệkỹ thuật hiện đại như: lọc hóa dầu, công nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái;
dịch vụ
hậu cần KTB; cảng biển.
Nhờ
đó, KTTVB không chỉ
đóng góp
quan trọng cho sự phát triển đất nước mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH. Thông qua đó tạo lập một cơ cấu kinh tế
hợp lý, thúc đẩy sử
dụng hiệu quả
các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế
phát
triển chính là tạo ra tiềm lực kinh tế quan trọng cho tăng cường sức mạnh quốc phòng đất nước.
Với sự
phân bố
18 KKTVB
phân bố
theo dọc chiều dài đất nước ở
những địa phương có địa kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh quan
trọng đã khai thác tài nguyên dải ven biển (địa thế, mặt nước, cảng biển, du lịch biển, khai thác thủy hải sản...) cho phát triển KTXH. Tạo tiềm lực kinh tế vững chắc cho củng cố sức mạnh quốc phòng trong thế trận phòng
thủ
ven biển. Mặt khác, kinh tế
dải ven biển nói chung và KKTVB nói
riêng phát triển bền vững cũng đồng thời tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng (đường bộ, sân bay ven biển; cảng biển...); cơ sở vật chất kỹ thuật (thuộc từng ngành kinh tế) hiện đại, đa dạng; trình độ người lao động cũng được nâng lên. Đây chính là tạo ra cả yếu tố hiện có và tiềm tàng của nền kinh
tế có khả năng huy động cho quốc phòng ven biển, trên biển khi có tình
huống xảy ra. Bên cạnh đó, với chủ trương phát triển các KKTVB cũng là quá trình tạo ra thế bố trí lực lượng, phương tiện rộng khắp trên dải ven biển của Tổ quốc và hạn chế tình trạng các doanh nghiệp nước ngoài lợi
dụng liên doanh, liên kết, hợp tác, núp bóng thực hiện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở khu vực ven biển, đảo gần bờ án ngữ ở các vị trí chiến lược, vị trí nhạy cảm đe dọa lợi ích quốc phòng, an ninh trong từng khu vực. Mặt khác, phát triển các KKTVB góp điều chỉnh phân bổ dân cư, lao động trên các vùng ven biển. Thực chất đó là quá trình kết hợp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của các KKTVB với xây dựng, bố trí lực lượng quốc phòng vững mạnh, trước hết là củng cố, xây dựng lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động trên các vùng ven biển, nhất là dân quân tự vệ biển.
2.1.3. Quan niệm phát triển khu kinh tế ven biển
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Quan niệm này đã tạo cơ sở nền tảng cho các nhà khoa học bàn về phát triển ở những lĩnh vực cụ thể trong đó có khoa học kinh tế.
Theo đại từ điển Tiếng Việt “Phát triển là sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên” [91, tr. 1321]. Do vậy, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến của nền kinh tế bao hàm cả gia tăng các yếu tố đầu vào, gia tăng tốc độ, quy mô, tỷ trọng, sự thay đổi tích cực về cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan niệm, tác giả quan niệm, phát triển KKTVB: là tổng thể các hoạt động mang tính chủ động của các
chủ
thể
làm gia
tăng về
số lượng, mở
rộng về
quy mô, nâng cao chất
lượng và hợp lý về cơ cấu KKTVB, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KTXH và củng cố quốc phòng, an ninh.
Nội hàm quan niệm chỉ ra những vấn đề sau đây.
Mục đích phát triển KKTVB nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu quả; qua đó góp phần thực hiện hóa mục tiêu phát triển KTXH và củng cố quốc phòng, an ninh.
Chủ thể phát triển KKTVB bao gồm Đảng; Nhà nước; Chính phủ; các Bộ, Ngành, UBND cấp tỉnh, thành phố; BQL KKT; Các tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp, các nhà đầu tư KKTVB.
trong và ngoài nước, sản xuất, kinh doanh trong
Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo, đề ra Nghị quyết xác định đường lối, chủ trương phát triển KKTVB trong từng giai đoạn phù hợp với tốc độ phát triển KTXH từng địa phương cũng như trong cả nước;
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KKTVB trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, thành phố và BQL KKTVB; chỉ đạo việc xây dựng
và thực hiện quy hoạch, kế
hoạch phát triển và ban hành cơ
chế, chính
sách, và các văn bản dưới luật về KKTVB;
Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với KKTVB; hướng dẫn hoặc ủy quyền cho BQL KKTVB thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
BQL KKTVB thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KKTVB; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KKTVB; có thẩm quyền trực tiếp trong quản lý về đầu
tư và quản lý KKTVB trên một số lĩnh vực theo hướng dẫn, ủy quyền của các bộ và cơ quan có thẩm quyền: liên quan đến thương mại, xây dựng, lao động, môi trường; quyết định đầu tư các dự án theo thẩm quyền, sử dụng vốn ngân sách theo ủy quyền của UBND cấp tỉnh; giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, sản xuất, kinh doanh trong KKTVB là những người trực tiếp chịu tác động của các cơ chế chính sách và trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển KKTVB ở Việt Nam.
Nội dung phát triển phát triển KKTVB bao gồm cả số lượng, quy mô,
chất lượng và cơ cấu trong KKTVB. Phát triển về số lượng quy mô là làm gia tăng số lượng lao động thu hút vào trong KKTVB; gia tăng số lượng các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội; tăng quy mô vốn đầu tư ở các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội trong KKTVB và tỷ lệ lấp đầy diện tích KKTVB so với quy hoạch ban đầu. Nâng cao chất lượng KKTVB chính là tập trung mọi nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng trình độ cán bộ quản lý, người lao động đang làm việc trong KKTVB; nâng cao trình độ công nghệ và năng lực sản xuất trong các dự án đầu tư; tổng số vốn thực hiện trong tổng số vốn đăng ký ngày càng cao; chất lượng KKTVB còn thể hiện thông qua đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương có KKTVB hoạt động; phát triển KKTVB kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và đi đôi với bảo vệ môi trường. Phát triển KKTVB hợp lý về cơ cấu được thể hiện ở cơ cấu ngành nghề trong các dự án đầu tư theo hướng hiện đại, các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; huy động được nhiều thành phần kinh tế tham đầu tư trong KKTVB và sự phân bổ hợp lý KKTVB trên phạm vi cả nước, nhằm khai thác hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, KTXH ở mỗi địa phương.