Một Số Công Triǹ H Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án


[112]. Bài báo nghiên cứu mô hình của 03 KKTĐB của ba quốc gia đó là Trung Quốc, Ba Lan và Tanzania, để đánh giá về trách nhiệm của các nhà đầu tư, được quy định khi đầu tư vào các KKTĐB, khi được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù và phân biệt giữa hai loại nghĩa vụ của

nhà đầu tư. Thứ nhất, là các cam kết tập trung vào các khía cạnh có thể

định lượng được về hiệu quả kinh tế của nhà đầu tư ở nước sở tại như: mức đầu tư được xác định trước hoặc tạo ra một số việc làm cụ thể. Thứ hai, nhà đầu tư phải hướng vào các mục tiêu đóng góp phát triển kinh tế của nước sở tại như: cam kết phúc lợi cho lực lượng lao động, tiêu chuẩn

môi trường, chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở

đó, bài báo chỉ

ra có sự

khác nhau trong thực hiện nghĩa vụ của các nhà đầu tư ở các giai đoạn khác nhau, và có kết quả cũng khác nhau ở mỗi nước. Từ đó, bài báo đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách quản lý; và biện pháp bảo vệ môi trường và lợi ích xã hội để phát triển các KKTĐB ở các quốc gia; hướng các nhà đầu tư phải thực hiện các nghĩa vụ như cam kết và pháp luật nước sở tại quy định.

Viacheslav Liashenko, Iryna Pidorycheva, Ivan Mytsenko, Nataliia Chebotarova (2021), The modern concept of special economic zones in Ukraine (Khái niệm hiện đại về khu kinh tế đặc biệt ở Ukraine) [138]. Bài báo đưa ra khái niệm mới về KKTĐB, theo đó: KKTĐB bao gồm một loạt các khu kinh tế khác nhau về mục đích thành lập, quy mô và định hướng thị trường, hỗ trợ các hoạt động nhất định, là công cụ chính sách của nhà nước trong thu hút đầu tư nước ngoài và đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở khái niệm, bài báo xây dựng các thang đo đánh giá sự phát triển của các

KKTĐB. Từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

đó, đề

xuất một số

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 4

giải pháp nhằm phát triển nhanh các

KKTĐB ở Ukraine nhằm giải phóng tiềm năng đổi mới của các vùng lãnh

thổ

Ukraine, để

hình thành các sản phẩm và dịch vụ

mới, phát triển các

ngành kinh tế trong KKTĐB cần nhiều tri thức, tạo điều kiện cho công


nghệ (ngành) đa dạng hóa nền kinh tế khu vực, sự tham gia vào việc tạo ra các chuỗi giá trị toàn cầu.

1.2. Một số công triǹ h nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế, khu kinh tế ven

biển


Thang Văn Phúc (1996), Nghiên cứu mô hình tổ


chức quản lý hành

chính nhà nước các khu kinh tế đặc biệt, khu chế xuất, khu công nghiệp ở

Việt Nam trong điều kiện cải cách hành chính [43]. Cuốn sách nghiên cứu

về tổ chức bộ máy quản lý KKT ở Việt Nam; đưa ra khái niệm, đặc điểm KKTĐB, sự cần thiết và khả năng phát triển của KKTĐB ở Việt Nam; khái

quát một số

kinh nghiệm quốc tế về

tổ chức quản lý nhà nước đối với

KKTĐB. Đồng thời, phân tích hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với các KKT, KCX ở nước ta trong các văn bản pháp lý của nhà nước. Từ đó, đưa ra một số yêu cầu của việc hình thành hệ thống quản lý nhà nước đối

với KKTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới trong đó tập trung vào: hoàn

thiện hệ thống pháp lý trong quản lý các KKTĐB, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các KKTĐB nhất là đội ngũ cán bộ trong các ban quản lý KKTĐB, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý KKTĐB.

Đinh Hữu Quý (2008), Nghiên cu xây dng mô hình khu kinh tế đặc bit [49]. Công trình khái quát quá trình phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam và thế giới. Từ đó, đưa ra nhận xét về các điều kiện hình thành các KKTĐB, nhấn mạnh các điều kiện thuận lợi về điều kiện địa lý, cũng như các cơ chế ưu đãi về hạ tầng cơ sở, thuế quan. Đồng thời, nghiên cứu nêu ra các tiêu chí đánh giá việc triển khai các KKT đặc biệt sau thời gian vận hành 5 năm, 10 năm và dài hạn. Trong đó, tác giả chỉ rõ các tiêu chí cụ thể về tỷ suất vốn đầu tư hạ tầng, về tỷ lệ “lấp đầy”, về hiệu quả khai thác kinh tế trên 1ha của KKT. Từ đó, đề xuất một số nội dung nhằm tạo điệu kiện cho các KKTĐB


phát triển như: tập trung làm tốt công tác bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ trong và ngoài KKTĐB.

Võ Đại Lược (2010),

Xây dựng các khu kinh tế mở

và các đặc khu

kinh tế ở Vit Nam trong điu kin hi nhp kinh tế quc tế [37]. Cuốn sách tổng kết kinh nghiệm của một số nước châu Á trong phát triển các KKT. Trên cơ sở các nội dung tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu làm rõ tiêu chí của KKTM, ĐKKT, KKTTD trong điều kiện mới; đánh giá thực trạng xây

dựng các KKTM, ĐKKT, KKTTD hiện nay ở Việt Nam; đưa ra hệ thống

quan điểm mang tính gợi mở, định hướng phát triển các KKTM, ĐKKT, KKTTD ở Việt Nam đến năm 2020; đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng thể chế cho các KKTTD ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Thành Đạt (2016), Thực trạng quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ

thống hạ tầng các khu kinh tế ven biển ở nước ta hiện nay [20]. Bài báo khái

quát quá trình hình thành và phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam, chỉ ra những đóng góp của các khu kinh tế ven biển ở các địa phương về kinh tế­xã hội. Từ đánh giá thực trạng quá trình quy hoạch xây dựng; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng các khu kinh tế ven biển ở nước ta hiện nay. Bài báo đã đề xuất

một số

giải pháp nhằm từng bước đầu tư

xây dựng hệ

thống hạ

tầng các

KKTVB ở Việt Nam như: tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch những khu kinh tế ven biển chưa hợp lý; thực hiện công khai công tác quy hoạch trong các khu kinh tế; thống nhất chức năng nhiệm vụ các cơ quan trong quản lý các khu kinh tế ven biển; kiểm tra, giám sát định kỳ kết hợp đột xuất đối với các khu kinh tế.

Dương Văn Mão (2018),

Các khu kinh tế

ven biển Việt Nam: Tăng

cường đổi mi công ngh, gim thiu phát thi khí nhà kính [38]. Trong bài báo tác giả Dương Văn Mão luận giải quá trình phát triển các KKT ở Việt Nam; phân tích thực trạng việc sử dụng công nghệ tại các KKTVB ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Trong đó, tác giả chỉ rõ việc sử dụng những


công nghệ lạc hậu trong các KKT ảnh hưởng tới xả, thải các khí độc hại gây ảnh hưởng tới hiệu ứng nhà kính tại các KKTVB nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó, đề xuất một số biện pháp cho các KKTVB ở Việt Nam trong việc lực chọn, tiếp nhận các dự án đầu tư như: lựa chọn các dự án đầu tư có

trình độ

công nghệ

cao, công nghệ

nguồn; chú trọng các dự

án công nghệ

nguồn; thu hút các dự án sử dụng ít tài nguyên, lao động; quan tâm phát triển bền vững trong các KKTVB.

Hồ Quốc Khánh (2018), Quy hoạch xây dựng trung tâm dịch vụ hậu

cn kinh tế bin ti các khu kinh tế ven bin Vit Nam [33]. Tác giả luận án, luận giải việc xây dựng quy hoạch trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển tại các KKTVB Việt Nam. Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên ở mỗi KKT, tác giả đánh giá thực trạng phát triển các loại hình dịch vụ hậu cần kinh tế biển như: dịch vụ vận tải, dịch vụ cung ứng cho nơi neo đậu tàu, thuyền. Từ đó, luận án đề xuất một số định hướng và giải pháp để công tác quy hoạch, xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần kinh tế biển ở các KKTVB phát triển theo một hệ thống có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.

1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về phát triển khu kinh tế, phát triển khu kinh tế ven biển

Nguyễn Duy (2010),

Tạo bước đột phá cho các khu kinh tế

ven

bin [11]. Bài báo khái quát quá trình hình thành, phát triển của các

KKTVB ở Việt Nam và phân tích thực trạng cơ chế, chính sách đang áp dụng ở các KKT trong thời gian qua; chỉ ra trình độ cán bộ trong các BQL KKT còn hạn chế; công tác xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả. Theo tác giả, thời gian tới để tạo bước đột phá cho các KKTVB ở Việt Nam phát triển cần tập trung vào một số giải pháp mang tính định hướng như: phát

triển các KKTVB phải gắn với chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

vùng theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng các tuyến giao thông dọc ven biển làm cơ sở liên kết vùng và hỗ trợ lẫn nhau; tập trung phát triển hiệu quả các dự án đã thu hút đầu tư; huy động tổng hợp các nguồn vốn


để đầu tư

phát triển hệ

thống cơ

sở hạ

tầng thiết yếu trong và ngoài

KKTVB.

Cù Chí Lợi (2010), Nhng vn đề lý lun và kinh nghim quc tế trong vic phát trin khu kinh tế tdo [35]. Tác giả đã nêu ra một số ý kiến về các khu kinh tế ở Việt Nam và quá trình chuyển sang khu kinh tế tự do. Với việc nghiên cứu, chính sách phát triển khu kinh tế ở Việt Nam như: chủ trương chính sách của Chính phủ; sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất; sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu và sự hình thành các khu kinh tế tổng hợp. Trên cơ sở, tích kết quả khảo sát thực tiễn hệ thống các chính sách và thực tế phát triển của một số khu kinh tế (KKTĐB, KKTM, KKTCK…) gắn với biển, cửa khẩu, hành lang kinh tế, có cơ chế hoạt động gần giống với KKTTD. Từ đó, tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển KKTTD ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nguyễn Quang Thái (2010), Vn đề phát trin các khu kinh tế mhin đại ven bin Vit Nam [53]. Bài báo phân tích, quá trình hình thành, phát triển 15 khu kinh tế ven biển ở Việt Nam và làm rõ những bất cập khi phát triển đồng loạt 15 KKTVB như: thiếu vốn đầu tư, không có nhiều các dự án động lực làm đầu tàu thúc đẩy các KKTVB phát triển; nếu quy hoạch không tốt gây lãng phí đất đai. Trên cơ sở, đánh giá thực trạng bằng việc phân tích các số liệu về huy động nguồn vốn lớn đầu tư để lấp đầy các KKTVB, với tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam cùng thời điểm 2010. Từ đó, các tác giả đã đề xuất nên lựa chọn 3­5 KKTVB có tiềm năng thế mạnh để tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển làm nòng cốt cho các KKTVB trong cả nước.

Lê Tân Cương (2011), Tng bước hoàn thin cơ chế chính sách phát trin khu công nghip, khu kinh tế ven bin [8]. Trên cơ sở, quá trình ban hành Luật về KCN, KKT và quá trình phát triển các KCN, KKT ở Việt Nam, bài báo đánh giá thực trạng phát triển KCN, KKTVB ở Việt Nam trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế; chỉ ra những hạn chế vướng mắc trong quá trình phát


triển KCN, KKTVB. Từ đó, đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách cho KCN, KKTVB ở Việt Nam phát triển như: điều chỉnh

bổ sung quy hoạch, hoàn thiện cơ

chế

chính sách, phân định rõ chức năng

nhiệm vụ

trong quản lý các KKTVB của các chủ

thể, giải quyết một số

vướng mắc liên quan đến BQL các KKT, KCN; xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các KCN, KKT của đất nước đến năm 2020.

Trần Hồng Quang (2011), Được và chưa được trong quy hoạch và

phát trin khu kinh tế ven bin [47]. Nghiên cứu chỉ ra những kết quả đạt

được về mặt KT­XH của các KKTVB Việt Nam mang lại như: về thu hút

vốn đầu tư, khoa học công nghệ, giải quyết việc làm… Trong đó, tác giả

minh chứng bằng số liệu cụ thể của một số khu kinh tế ven biển đã thành công như: KKT Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), KKT Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), KKT Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi). Đồng thời, chỉ ra một số hạn chế của các khu kinh tế ven biển hiện nay như: quá trình phát triển các khu kinh tế ven biển quá nóng chưa có thời gian để chuẩn bị kỹ các điều kiện; các cơ quan chức năng nhận thức chưa đầy đủ trong việc quy hoạch các khu kinh tế ven biển dẫn đến quy hoạch thiếu tổng thể; hiệu quả các khu kinh tế mang lại chưa như mong muốn. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển các KKTVB trong thời gian tới như: tập trung nguồn lực phát triển một số KKTVB quan trọng; chuyển các KKT còn lại cho địa phương và tăng quyền hạn cho BQL KKT; đổi mới khuôn khổ pháp lý cho các khu kinh tế phát triển thuận lợi.

Nguyễn Ngọc Tuân (2011), Phát trin bn vng các khu kinh tế ven bin Bc Trung Bộ [74]. Trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển bền vững KKTVB Bắc Trung Bộ; Bài báo phân

tích những đóng góp của KKTVB: KKT Nghi Sơn, KKT Đông Nam Nghệ

An, KKT Vũng Áng, KKT Hòn La, KKT Đông Nam Quảng Trị, KKT Chân Mây­Lăng Cô trên các vấn đề: đóng góp vào ngân sách cho các tỉnh, giải quyết việc làm, thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, bài báo cũng chỉ ra một số


hạn chế trong phát triển bền vững KKTVB đó là: phát triển các KKT chưa có tầm nhìn toàn vùng; phát triển dàn trải ảnh hưởng đến đầu tư các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực đột phá; phát triển nóng của các KKT tác động xấu đến môi trường; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển bền vững các KKTVB Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

Thân Trọng Thụy (2012), Phát trin các khu kinh tế ven bin ­ Bước đột phá trong chiến lược phát trin kinh tế vùng Vit Nam [80]. Bài báo trên cơ sở nghiên cứu tiền đề khách quan, những điều kiện và tiêu chí bảo đảm cho việc phát triển các KKT trên thế giới; phân tích những điều kiện tiền đề phát triển KKTVB ở Việt Nam; khái quát quá trình hình thành, quy mô, chức năng nhiệm vụ của các KKTVB. Từ đó bài báo, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KKTVB trong thời gian tới làm nòng cốt trong phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam như: hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển KKTVB; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

để phát triển KKTVB; tập trung nguồn ngân sách từ

trung

ương để

hoàn

thiện hạ tầng cơ sở trong các KKTVB.

Nguyễn Ngọc Khánh (2015),

Thực trạng phát triển các

khu kinh tế

ven bin nước ta hin nay [34]. Bài báo, phân tích thực trạng phát triển các KKTVB trên các nội dung: thu hút đầu tư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm; đào tạo nhân lực; phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng. Đồng thời, chỉ ra những hạn chế chế về chất lượng quy hoạch thiếu đồng bộ, đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; thiếu tính kết nối liên vùng. Từ đó, bài báo đề xuất một số giải pháp phát triển các KKTVB ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch, liên kết trong phát triển, tránh trùng lặp, mô hình phát triển KKTVB ở các địa phương.

Nguyễn Ngọc Dung (2016),

Phát triển khu kinh tế

ven biển ­ từ lý

thuyết đến thc tin Vit Nam [10]. Bài báo xây dựng khung lý thuyết về mô


hình xây dựng các ĐKKT thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc coi đây là

động lực tăng trưởng kinh tế của cả hai quốc gia và là những mô hình mà Việt Nam có thể áp dụng vào phát triển các KKTVB hiện nay. Qua đánh giá thực trạng về: quá trình hình thành phát triển; số lượng các dự án thu hút đầu tư; kết cấu cơ sở hạ tầng; tính tổng thể trong quy hoạch và liên kết vùng. Từ đó, đề xuất một số định hướng nhằm thúc đẩy các KKTVB phát triển như: trong quy hoạch phát triển các KKTVB cần tính đến lợi thế vị trí địa lý, tài nguyên và liên kết vùng; tính khả thi trong huy động các nguồn lực trong đầu tư nhất là việc huy động các nguồn lực từ kinh tế tư nhân; cần phân hạng, chất lượng các KKTVB, lựa chọn những KKTVB có tiềm năng, thế mạnh để đầu tư các nguồn lực làm nòng cốt phát triển KKTVB ở Việt Nam.

Đoàn Hải Yến (2016), Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển

vùng Đồng Bằng Sông Hồng

[93]. Luận án, nghiên cứu từ

việc luận giải

những vấn đề chung về KKT, KKTVB, phát triển bền vững; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển KKTVB vùng Đồng Bằng Sông Hồng; đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KKTVB vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Trên cơ sở khung lý luận đã được xây dựng, luận án đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và các vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong việc phát triển bền vững KKTVB vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Từ đó, đề xuất

giải pháp để phát triển bền vững KKTVB vùng Đồng Bằng Sông Hồng

trong thời gian tới.

Trần Thị Thu Hương, Đỗ Thị Nhân Thiên (2020), Phát trin các khu

kinh tế

ven biển theo hướng bền vững: thực trạng và một số

khía cạnh

chính sách [31]. Bài báo khái quát quát trình hình thành, phát triển KKTVB ở Việt Nam; đánh giá vai trò KKTVB trên các vấn đề như: thu hút vốn đầu tư, đóng góp vào ngân sách nhà nước, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn. Đồng thời, đánh giá những thành tựu, hạn chế KKTVB ở Việt

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí