Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 3


nước Liên minh Châu âu sẽ là các nước có lợi thế khi đứng đầu tiên trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Rubini, Lauretta (2015), Special Economic Zones and Cluster Dynamics:

China (Các Khu Kinh tế Đặc biệt và Động lực Cụm: Trung Quốc) [131].

Bài báo trình bày cơ sở

lý luận về

quá trình hình thành và phát triển các

ĐKKT ở Trung Quốc và khái quát các đặc điểm chính của các KKTĐB,

đưa ra minh họa kinh nghiệm của Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Quảng Đông và Đồng bằng sông Châu Giang, nơi các ĐKKT dựa trên mô hình của

ĐKKT Thâm Quyến. Qua đó chỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

rõ, chính sự

hoạt động của các ĐKKT

Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 3

nằm ở cùng một không gian địa lý tỉnh, thành phố đã tạo ra những cụm với sự tập trung của các ngành công nghiệp, trung tâm nghiên cứu chuyển giao

công nghệ

và là cụm động lực thúc đẩy kinh tế

Trung Quốc phát triển.

Trên cơ sở, đánh giá vai trò của các ĐKKT với việc hình thành các cụm

phát triển, bài báo khuyến nghị chính phủ Trung Quốc tiếp tục có những

chính sách

ưu đãi như: thuế

quan, phát triển hạ

tầng, xây dựng các khu

công nghiệp hỗ trợ với đa dạng các ngành nghề

phục vụ

các nhà đầu tư

trong các ĐKKT để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.

Carol Newman and John Page (2017), Industrial clusters The case for Special Economic Zones in Africa (Các cụm công nghiệp Trường hợp

cho các Khu kinh tế

đặc biệt

ở Châu Phi) [98]. Bài báo cho rằng,

các

công ty có xu hướng tập trung gần nhau về mặt địa lý để hưởng lợi từ

việc giảm chi phí vận chuyển đầu vào, tăng năng suất lao động và chuyển giao công nghệ. Bài báo xem xét trường hợp thành lập KKTĐB ở

Châu Phi; ghi nhận

ở cấp quốc gia về tình trạng của các KKTĐB

hiện

tại và các biện pháp chính sách đang áp dụng. Trên cơ sở đó, bài báo

đánh giá những thành công của các KKTĐB mang lại trong phát triển KT­

XH; giải quyết việc làm; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và cung

cấp một bộ

các khuyến nghị

chính sách để

cải thiện hiệu suất của


KKTĐB như: cải cách thủ

tục hành chính; đầu tư

phát triển cơ sở hạ

tầng; đào tạo nguồn nhân lực.

Defever F, Reyes, J.­D, Riano, Sánchez­Martin, M. E (2018), Special Economic Zones and WTO Compliance: Evidence from the Dominican Republic (Các khu kinh tế đặc biệt và tuân thủ cam kết của WTO: Bằng chứng từ Cộng hòa Dominican) [102]. Bài báo đi sâu phân tích quá trình cải cách nền kinh tế của Cộng hòa Dominican nói chung, cải cách tại các KKTĐB nói riêng, theo những cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới. Trong đó, luận giải quá trình cải cách thuế quan, trợ cấp xuất khẩu đối với các công ty nằm trong các KKTĐB. Nhóm tác giả chỉ ra đây là một trong những điều kiện quan trọng tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực như: vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nhất là đầu tư nước ngoài vào các KKTĐB. Từ đó, tạo động lực cho nền kinh tế của Cộng hòa Dominican phát triển khi tham gia vào quá trình hội nhập.

Min Wu, Chong Liu, Jiuli Huang (2021), The special economic

zones and innovation: Evidence from China (Các đặc khu kinh tế và sự

đổi mới: Bằng chứng từ Trung Quốc) [120]. Bài báo này, nhóm tác giả

sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập được từ các cơ quan nhà nước và

ở các ĐKKT của Trung Quốc. Bài báo chỉ rõ, quá trình hình thành các

ĐKKT

ở Trung Quốc đã trở

thành động lực thúc đẩy nền kinh tế

của

Trung Quốc phát triển trong những thập niên gần đây. Vai trò của các

ĐKKT không chỉ là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư, khoa học công

nghệ, mà còn giúp Trung Quốc có chiến lược phát triển kinh tế đúng

đắn góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng của Trung Quốc. Từ đó,

nhóm tác giả

đưa ra khuyến nghị

tiếp tục đầu tư

vào các ĐKKT động

lực như Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn là các ĐKKT đầu tàu và là nơi thử nghiệm các chính sách mới của Trung Quốc, khi thành công sẽ áp dụng đối với các ĐKKT còn lại.


XiaoyingLi, XinjieWu, YingTan (2021), Impact of special economic

zones on firm perormance (Vai trò của các đặc khu kinh tế đối với hoạt

động của doanh nghiệp) [139]. Bài báo chỉ ra việc thành lập các ĐKKT là một trong những chính sách quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia trong đó có cả Trung Quốc. Trong đó, các ĐKKT có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp đang hoạt động nằm trong các ĐKKT. Bài báo đánh giá thực trạng trên cơ sở sử dụng cơ sở dữ liệu Doanh nghiệp Công nghiệp Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2007. Từ đó, khẳng định mối quan hệ giữa ĐKKT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và chỉ ra

ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp chủ

yếu từ

hai kênh: hiệu

ứng lựa chọn và hiệu ứng tích tụ. Bài báo khẳng định, từ những kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty nằm trong ĐKKT có hiệu suất trung bình tốt hơn các công ty bên ngoài ĐKKT, điều này chứng minh thông qua việc được hưởng những chính sách ưu đãi áp dụng trong các ĐKKT của Trung Quốc các doanh nghiệp có điều kiện tạo ra ảnh hưởng cũng như có hiệu quả hoạt động kinh tế cao hơn các doanh nghiệp khác.

Julien Chaisse, Georgios, Dimitropoulos (2021), Special Economic Zones in International Economic Law: Towards Unilateral Economic Law, (Đặc khu kinh tế trong Luật kinh tế quốc tế: Hướng tới Luật kinh tế đơn phương) [114]. Cuốn sách chỉ ra lịch sử hình thành các ĐKKT trong lịch sử với tên gọi và cấu trúc khác nhau như: Khu thương mại tự do, KCX, KKTM, ĐKKT. Cuốn sách khẳng định, với sự xuất hiện của ĐKKT như một chủ nghĩa đơn phương, là hiện thân của sự thỏa hiệp mới giữa nhà nước và thị trường; nhà nước sử dụng các ĐKKT thúc đẩy thương mại và tự do đầu tư mà nhà nước kiểm soát thể hiện sự dung hòa phức tạp giữa tự do hóa và bảo vệ chủ quyền kinh tế. Cuốn sách cũng chỉ ra việc xúc tiến thương mại, đầu tư diễn ra tại các ĐKKT nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư bên ngoài mà không vi phạm luật pháp quốc tế. Do vậy, hiện nay các ĐKKT được các quốc gia sử dụng như một giải pháp thay thế và bổ sung cho việc xúc tiến thương mại và đầu tư thông qua các công


cụ của luật kinh tế quốc tế. Từ đó cuốn sách đề xuất, để ĐKKT ở mỗi quốc gia hoạt động có hiệu quả các quốc gia nên có cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ coi đó như một chất dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.2. Một số

công trình nghiên cứu về

phát triển khu kinh tế,

phát triển khu kinh tế ven biển

Dennis, W. Y. (2000), Investment and regional development in Post­Mao China (Đầu tư và phát triển các khu kinh tế tại Trung Quốc thời kỳ hậu Mao) [101]. Bài viết nghiên cứu các KKT trọng điểm ở ba thành phố lớn của Trung Quốc bao gồm: Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Châu và khẳng định để phát triển bền vững các KKT tại các thành phố ven biển của Trung Quốc thì đầu tư của chính quyền trung ương và địa phương là nhân tố quyết định nhất. Bài viết cũng chỉ ra, quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, bài viết cũng thực hiện so sánh mức độ hấp dẫn của các KKT tại ba thành phố ven biển trên, chỉ ra với chính sách đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ, các KKT ven biển ở thành phố Thượng Hải nổi lên là điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, bài viết đưa ra các khuyến nghị với các KKT còn lại.

Robert L.Wallack (2010), Institutional Development and Capacity Building ­ developing crossborder economic zones between the China and Viet Nam (Phát triển thể chế và tăng cường năng lực ­ Dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung quốc và Việt Nam) [130]. Đây là báo cáo của chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ. Trong báo cáo, đã nghiên cứu các kinh nghiệm về hợp tác

trong các KKTCK ở châu Âu, Bắc Mĩ và châu Á, thực trạng quản lý

KKTCK của Trung Quốc và Việt Nam. Trên cơ sở, phân tích những kinh


nghiệm đã thành công về hợp tác trong KKTCK; từ đó, báo cáo đưa ra một khung thể chế sơ bộ của KKTCK xuyên biên giới như: các ưu đãi về thuế

liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu trong KKTCK; cơ

chế

quản lý

KKTCK giữa hai nước; việc trao đổi cơ chế quản lý giữa các cơ quan liên quan của hai nước.

Jung, B. M (2011), Economic Contribution of Ports to the Local Economies in Korea (Đóng góp kinh tế của các cảng cho kinh tế địa phương ở Hàn Quốc) [113]. Trên cơ sở, tiến hành khảo sát tại hai cảng biển thuộc KKT Busan và Incheon của Hàn Quốc, nghiên cứu cho rằng, chính sự phát triển mạnh của các cảng biển sẽ là nguồn đóng góp mạnh mẽ cho phát triển các KKTVB. Đến đến lượt nó, các KKTVB lại đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của các địa phương như: giải quyết việc làm, thu hút nguồn vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Hàn Quốc, đây sẽ là cơ hội tốt để thu hút các nhà đầu tư vào hai KKTVB Busan và Incheon. Theo đó, với những chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại hai KKTVB Busan và Incheon đã tạo ra những kết quả tích cực cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án đầu tư có hàm lượng tri thức cao vào KKTVB.

Sergey Sosnovskikh (2017), Industrial clusters in Russia: The development of special economic zones and industrial parks (Các cụm công nghiệp ở Nga:

Sự phát triển của các KKT đặc biệt và các KCN) [135]. Bài báo, luận

giải quá trình hình thành, phát triển các ĐKKT và các KCN ở Nga. Trong đó chỉ rõ, các ĐKKT đều được xây dựng những nơi có điều kiện thuận lợi là trung tâm cho phát triển và liên kết vùng ở Nga. Để thúc đẩy phát

triển các ĐKKT và các KCN ở Nga thời gian tới cần tập trung vào một

số định hướng phát triển như: có chính sách ưu tiên đặc biệt; hoàn thiện cơ chế quản lý; thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, nhằm tạo điều kiện cho các đặc KKT và KCN ở Nga phát triển.


Bret Crane, Chad Albrecht, Kristopher McKay Duffin & Conan Albrecht (2018), China’s special economic zones: an analysis of policy to reduce regional disparities (Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc: phân tích chính sách nhằm giảm chênh lệch trong khu vực) [96]. Trong nghiên cứu

này, nhóm tác giả

cho rằng

khoảng cách giữa các khu vực ven biển phía

đông so với khu vực miền trung và miền tây của Trung Quốc có sự chênh

lệch về

phát triển kinh tế, sự

chênh lệch này bắt nguồn từ

các KKTĐB

mang lại. Nhóm tác giả cho rằng, KKTĐB của Trung Quốc được định

nghĩa là các khu vực địa lý nhỏ cho phép tích hợp các nguyên tắc thị trường tự do để thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Từ đánh giá thực trạng phát triển

các KKTĐB, chỉ ra quá trình thành lập và phát triển của KKTĐB đã dẫn

đến sự

phát triển kinh tế

vượt bậc

ở các khu vực ven biển của Trung

Quốc; đây cũng là nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch kinh tế giữa các khu

vực của Trung Quốc. Trên cơ sở

đó, nhóm tác giả đề

xuất giải pháp để

giảm chênh lệch sự phát triển kinh tế trong khu vực là mở rộng ảnh hưởng của các KKTĐB, hoặc thậm chí thiết lập các tổ chức mới ở các khu vực khác nhau của đất nước, để thúc đẩy đầu tư và thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế ở Trung Quốc.

Meir Alkon (2018), Do special economic zones induce developmental spillovers? Evidence from India’s states (Các đặc khu kinh tế có tạo ra sự lan tỏa phát triển không? Bằng chứng từ các bang của Ấn Độ) [121]. Trong

nghiên cứu này, tác giả đã dẫn chứng những tác động tích cực mang lại

trong phát triển các khu kinh tế đặc biệt ở Trung Quốc như: thúc đẩy xuất

khẩu, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương. Từ đó, chỉ ra quá trình

thành lập phát triển các (SEZ), ở Ấn Độ và chỉ sự khác nhau giữa các đặc khu kinh tế ở Ấn độ và Trung Quốc. Đồng thời, đánh giá sự lan toả của các ĐKKT của Ấn Độ về thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm; nơi thử nghiệm các chính sách ưu đãi; thúc đẩy giảm nghèo ở các bang của Ấn


Độ nơi có ĐKKT hoạt động. Các đánh giá trên được chứng minh bằng các số liệu phân tích chặt chẽ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nội dung tiêu

chí đánh giá các đặc khu kinh tế

và chỉ

ra các biện pháp để

thúc đẩy các

ĐKKT ở Ấn độ phát triển hơn nữa, những đề xuất trên các nước có điểm

tương đồng với Ấn Độ có thể tham khảo các biện pháp này trong xây dựng các ĐKKT ở mỗi quốc gia.

Sattarov Sayidmurod Abdusharipovich (2018): Special Economic Zones as an Engine of Regional Economic Development: the best Practices and Implications for Uzbekistan (Các khu kinh tế đặc biệt như một động lực của sự phát triển kinh tế khu vực: những thông lệ và ý nghĩa tốt nhất đối với Uzbekistan) [132]. Trong bài báo này, nhóm tác giả đã phân tích các KKTĐB được coi là công cụ hiệu quả để kích thích công nghiệp hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Mục đích của bài viết là xem xét các thông lệ hiện tại về việc thành lập các KKTĐB ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng như giải thích cách họ đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế khu vực. Bài báo cũng chỉ ra, các sáng kiến mới nhất được chính phủ Uzbekistan đưa ra để thiết lập các KKTĐB và đưa ra

các khuyến nghị

cho sự

thành công của KKTĐB của Uzbekistan dựa trên

kinh nghiệm toàn cầu của các quốc gia thành công như Quốc và Singapore.

Trung Quốc, Hàn

Shan Mohammad & Mashungmi Zingkhai (2019), Coastal economic zones: Lessons from emerging economies (Khu kinh tế ven biển: Bài học từ các nền kinh tế mới nổi) [136]. Bài báo mô tả các khía cạnh phát triển khác nhau của các quốc gia về phát triển các KKTVB; đưa ra các khái niệm về

KKTVB và cách

Ấn Độ

nên học hỏi từ các nền kinh tế mới nổi trên thế

giới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Bài báo chỉ rõ, nếu mô hình KKTVB trên

các dải ven biển Ấn Độ phát triển thành công theo mô hình Thâm Quyến

(Trung Quốc) có thể thúc đẩy xuất khẩu và đưa nền kinh tế Ấn Độ có tốc độ phát triển cao. Mặt khác, bài báo cũng chỉ ra việc phát triển các KKTVB


ở Ấn Độ cũng làm cho các địa phương đối mặt với các nguy cơ như: làm

biến mất các ngành truyền thống của ngư dân ven biển; khả năng làm ô

nhiễm hệ sinh thái ven biển; giải quyết việc làm cho ngư dân mất việc liên quan đến các KKT… Từ đó, đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ Ấn Độ để khai thác lợi thế, phát triển các KKTVB cần tập trung vào: tạo sự liên kết về kết cấu hạ tầng giao thông của các cảng biển trong các KKT với đường bộ, đường sắt; quan tâm tới việc làm của ngư dân; xây dựng khuôn

khổ

pháp luật về

thuế

và thực hiện thống nhất trong các KKTVB trên

phạm vi cả nước.

Liang Zheng (2021), Job creation or job relocation? Identifying the impact of China's special economic zones on local employment and industrial agglomeration (Tạo việc làm hay tái định cư? xác định tác động của các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đối với việc làm địa phương và tích tụ

công nghiệp)

[125]. Bài báo nghiên cứu các ĐKKT

ở Trung Quốc những

ngày đầu thành lập vào những năm 1980 của thế kỷ XX, bài báo chỉ rõ ngay từ khi mới thành lập các ĐKKT ở Trung Quốc đã được hưởng lợi từ các chính sách của Trung ương và các địa phương với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho địa phương có ĐKKT hoạt động. Bằng cách so sánh các quận hành chính với các ĐKKT, kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển các ĐKKT đã làm tăng đáng kể việc làm ở các quận nông thôn do có các công ty mới thành lập và sự mở rộng quy mô của các công ty lớn hiện có; ngược lại, việc phát triển các ĐKKT là nguyên nhân chính để thu hút các công ty chuyển đến đầu tư và hạn chế việc các công ty chuyển ra. Qua đó, góp phần hình thành các khu dân cư (khu tái định cư) xung quanh các ĐKKT đang hoạt động.

Joanna Lam, Rui Guo (2021), Investor Obligations in Special Economic Zones: Legal Status, Typology, and Functional Analysis, Journal of

International Economic Law (Trách nhiệm của nhà đầu tư trong các Khu

kinh tế Đặc biệt: Tình trạng Pháp lý, loại hình và phân tích chức năng)

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí