Những thành tựu đạt được trong 35 năm đổi mới kinh tế và hội
nhập quốc tế (19862021) của Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của các
KKTVB. Xây dựng các khu kinh tế ven biển được xem là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành các khu kinh tế động lực thúc đẩy sự phát KTXH ở các địa phương và vùng nghèo ven biển. Theo số liệu thống kê cho thấy, tính luỹ kế đến năm 2020 có 18 KKTVB ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 858.309ha; thu hút được 592 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 553.392,27 triệu USD và 1.884 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn là 1.208.067,91 tỷ đồng; thu hút được
267.486 lao động trong và ngoài nước; đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 68.976,65 tỷ đồng [90]. Với những kết qủa đóng góp tích cực, KKTVB đã tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu cho ngân
sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động; góp phần hình
thành hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại; tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược có lợi thế quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các nước như: Lào, Đông Bắc Thái Lan và cửa ra của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối với đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh KTB ở các tỉnh BTB, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, nhằm tạo
điều kiện thúc đẩy KKTVB phát triển làm nòng cốt trong phát triển KTB ở
các tỉnh BTB. Do vậy, những năm qua KKTVB ở các tỉnh BTB đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút vốn đầu tư, thu hút lao động; tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng thu ngân
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 1
- Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 3
- Một Số Công Triǹ H Nghiên Cứu Trong Nước Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Đánh Giá Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Liên Quan Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Luận Án Cần Tập Trung Giải Quyết
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
sách cho các địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại ở các tỉnh BTB. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, KKTVB ở các tỉnh BTB còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh ở các tỉnh BTB. Do đó, để các KKTVB ở các tỉnh BTB phát huy được thế mạnh, có bước đột phá, đóng vai trò động lực quan trọng trong phát triển vùng và gắn liên kết vùng cũng như mục tiêu, kỳ vọng khi thành lập và khắc được những bất cập, hạn chế cần có những nghiên cứu mang tính hệ thống, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB các tỉnh BTB đến năm 2030 sao cho không mất đi cơ hội phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, song cũng không gây phương hại đến sự phát triển tổng hợp KKTVB ở các tỉnh BTB.
Trong khi đó, cho đến nay dưới góc độ
khoa học Kinh tế
chính trị
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển KKTVB ở
các tỉnh BTB. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Phát triển khu kinh tế ven
biển
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ”
làm đề
tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành
Kinh tế chính trị.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về KKTVB, phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB; trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và chỉ ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.
Luận giải một số vấn đề chung về KKT và KKTVB; xây dựng quan niệm, tiêu chí đánh giá và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến KKTVB ở các
tỉnh BTB; xây dựng quan niệm phát triển KKTVB; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KKTVB ở một số vùng trong nước, từ đó rút ra bài học mà các tỉnh BTB có thể vận dụng trong phát triển KKTVB.
Đánh giá đúng thực trạng của
KKTVB
ở các tỉnh BTB, xác định
nguyên nhân và những vấn đề KKTVB ở các tỉnh BTB.
đặt ra cần giải quyết từ
thực trạng của
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu KKTVB về số lượng, quy mô, chất lượng và cơ cấu KKTVB ở các tỉnh BTB; so sánh hiện trạng KKTVB ở các tỉnh
BTB với KKTVB
ở các vùng khác trên cả
nước như: KKTVB vùng ven
biển phía Bắc; KKTVB vùng DHTB; KKTVB vùng TNB.
Về không gian:
Luận án nghiên cứu
06 KKTVB: Nghi Sơn (tỉnh
Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ An (tỉnh Nghệ An), Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh),
Hòn La (tỉnh Quảng Bình), Đông Nam Quảng Trị Mây Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế).
(tỉnh Quảng Trị), Chân
Về thời gian: Các số liệu khảo sát đánh giá thực trạng của KKTVB giai đoạn 20152020, đề xuất quan điểm giải pháp phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước về KKT nói chung và KKTVB nói riêng.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của Chính phủ; Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; BQL KKT của UBND các tỉnh, thành phố và các báo cáo tổng kết của các Sở, Ban, Ngành ở các tỉnh BTB. Đồng thời, luận án kế thừa có chọn lọc các nhận định, đánh giá và số liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: được sử dụng trong các chương của luận án để nghiên cứu, phân tích, luận chứng những vấn đề lý luận, thực tiễn KKTVB ở các tỉnh BTB; nghiên cứu KKTVB ở các tỉnh BTB trong mối quan hệ tổng thể với phát triển KTXH của các tỉnh BTB và KKTVB các vùng khác trong nước.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: được sử
dụng
tập trung
chủ
yếu
ở chương 2, 3 của luận án. Theo đó, trong chương 2, sử
dụng
phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KKTVB ở các tỉnh BTB; khảo sát kinh nghiệm phát triển KKTVB ở một số vùng trong nước để rút ra những bài học kinh nghiệm cho KKTVB ở các tỉnh BTB. Trong chương 3, phương pháp trừu tượng hoá khoa học được sử dụng đánh giá thực trạng KKTVB ở các tỉnh BTB, tập trung nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế mang tính điển hình, nổi bật trong KKTVB ở các tỉnh BTB.
Phương pháp phân tíchtổng hợp: được
sử dụng
ở chương 2 và
chương 3. Trong chương 2, trên cơ sở các dữ liệu thu thập được thông qua
các văn bản, tài liệu có liên quan đến KKTVB, phân tích, tổng hợp để xây dựng khung lý luận về KKTVB ở các tỉnh BTB. Trong chương 3, trên cơ sở những dữ liệu định lượng tổng hợp từ các báo cáo, thống kê của Chính phủ, Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ kế hoạch và Đầu tư, BQL KKT của các tỉnh, và các cơ quan bộ, ban, ngành và các địa phương... từ quá trình khảo sát thực tế KKTVB ở các tỉnh BTB, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp để minh chứng, làm rõ những nhận định, đánh giá được đưa ra trong luận án.
Phương pháp thống kêso sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các số liệu thống kê KKTVB ở các tỉnh BTB, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các nội dung của KKTVB ở các tỉnh BTB so với các KKTVB ở các vùng khác trên cả nước.
Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử: được sử dụng trong toàn bộ luận án. Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch
sử để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng
nhóm nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong chương 2, chương 3
và chương 4, sử
dụng phương pháp này
để khái quát các kinh nghiệm,
thành tựu, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm và minh chứng, luận giải, làm rõ các luận điểm đó.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng bộ khung lý luận về KKT, KKTVB và tiêu chí đánh KKTVB về số lượng, chất lượng và cơ cấu ở các tỉnh BTB trong mối quan hệ lợi ích với thực tiễn đang diễn ra trong KKTVB ở các tỉnh BTB.
Chỉ ra được các mâu thuẫn phản ánh thực chất trình độ phát triển và những biểu hiện đang diễn của KKTVB ở các tỉnh BTB.
Đề xuất 3 quan điểm và 5 giải pháp có tính hệ thống phát triển
KKTVB ở các tỉnh BTB đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Xây dựng được bộ khung lý luận về KKT, KTVB và tiêu chí đánh giá, qua đó góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về KKTVB dưới góc độ tiếp cận chuyên ngành kinh tế chính trị.
Về mặt thực tiễn: Luận án được thực hiện thành công góp phần
cung cấp cơ sở
khoa học cho việc xác định chủ
trương, chính sách phát
triển KKTVB ở các tỉnh BTB nói riêng và cả nước nói chung đến năm 2030. Đồng thời luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu luân
ań
gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh
mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Một số công triǹ h nghiên cứu nươć
tài luận án
ngoaì liên quan đến đề
biển
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế, khu kinh tế ven
Leonard Sahling (2008), China’s Special Economic Zones and
National Industrial Parks Door Openers to Economic Reform, China
(KKTĐB Trung Quốc và
KCN quốc gia
Công cụ
mở cửa cho cải cách
kinh tế, Trung Quốc) [127]. Bài báo giới thiệu về cách hình thành KKTĐB
và các KCN quốc gia của Trung Quốc. Theo đó, tác giả cho rằng các
KKTĐB và các KCN quốc gia có đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế
của Trung Quốc; là nơi thu hút các dự
án đầu tư
nước ngoài, chuyển giao
khoa học và công nghệ; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế quan đối
với các dự
án đầu tư. Bên cạnh đó nghiên cứu chỉ
ra, mô hình quản lý
KKTĐB và KCN quốc gia là cánh tay nối dài của chính quyền địa phương (cấp vùng hay cấp tỉnh) trong quản lý các hoạt động kinh tế diễn ra ở các KKTĐB và KCN quốc gia. Đồng thời, mỗi một các KKTĐB và KCN quốc gia có một công ty đầu tư phát triển hạ tầng làm nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng, tạo ra những điều kiện hấp dẫn nhất về hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ (bên cạnh những chính sách khác của chính quyền) để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm lấp đầy các KKTĐB và KCN quốc gia.
Sarbajit Chaudhuri; Shigemi Yabuuchi (2010). Formation of special economic zone, liberalized FDI policy and agricultural productivity (Hình thành đặc khu kinh tế, chính sách FDI tự do hóa và năng suất nông nghiệp) [134]. Bài báo nghiên cứu quá trình hình thành ĐKKT ở các quốc gia đang phát triển nói chung và Ấn Độ nói riêng. Bài báo chỉ rõ, việc sử dụng đất
nông nghiệp xây dựng các ĐKKT nếu không có chính sách đúng đắn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây lãng phí đất đai và các nguồn lực khác, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do vậy, có thể diễn ra xu hướng kêu gọi đầu tư bằng mọi giá sẽ gây tổn hại nền kinh tế và ảnh hưởng nặng nề về môi trường. Từ đó, bài báo đề xuất bên cạnh việc xây dựng các ĐKKT,
chính phủ các nước cần phát triển đồng thời với nông nghiệp với việc
chính phủ dành một lượng đáng kể nguồn lực của mình cho các dự án thủy lợi và phát triển cơ sở hạ tầng khác được thiết kế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Từ đó, mức lương nông nghiệp và tổng việc làm trong nền kinh tế cũng có thể cải thiện nhờ chính sách này. Đồng thời, thông qua việc
thu hút đầu tư trực tiếp vào trong các ĐKKT, các khu vực nông nghiệp
xung quanh sẽ dần nhận được sự lan toả từ các ĐKKT này về vốn, khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy năng suất trong nông nghiệp tăng lên.
David Bogataj; Marija Bogataj (2011), The role of free economic zones in global supply chainsa case of reverselogistics (Vai trò của các khu kinh
tế tự
do trong chuỗi cung
ứng toàn cầumột trường hợp của nhận thức
luận ngược) [100]. Nghiên cứu dựa trên các đóng góp của các KKTTD ở
các nước thuộc Liên minh Châu âu như: góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà đầu tư qua đó, thu hút các nhà đầu dài hạn thông qua các
hợp đồng dài hạn hoặc tham gia cổ
phần trong chuỗi cung
ứng thương
mại. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng, chính sự hoạt động
của các KKTTD đã làm giảm thời gian luân chuyển, cũng như cắt giảm
được các loại thuế
quan giúp các nhà đầu tư
có sức cạnh tranh khi cung
ứng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, đề xuất đối với chính phủ các nước ở Liên minh Châu âu có KKTTD
hoạt động cần chuẩn bị
tốt về hạ
tầng cơ
sở, thủ
tục hành chính, thuế
quan cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ. Một mặt để thu hút các nhà đầu tư tham gia sản xuất, các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, mặt khác các