Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Đầu Tư Về Lượng Của Chi Nhánh


- Công văn số 971/NHPT-PC ngày 14/4/2014 của NHPT Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT Việt Nam.

-Công văn số 2794/NHPT-PC ngày 30/8/2013 của NHPT Việt Nam về việc hướng dẫn soạn thảo các mẫu hợp đồng.

Trong giai đoạn này:

Phòng tín dụng tiếp nhận toàn bộ hồ sơ thẩm định từ Phòng Tổng hợp đối với các dự án sau khi cấp có thẩm quyền chấp thuận cho vay.Chủ trì soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.Các phòng Tổng hợp, Kiểm tra, chủ đầu tư sẽ tham gia. Sau khi có sự tham gia của các phòng và chủ đầu tư, Phòng Tín dụng tổng hợp báo cáo Giám đốc Chi nhánh đối với dự án phân cấp. Đối với dự án không phân cấp, Chi nhánh gửi Dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay để NHPT rà soát.

Sau khi có văn bản giám sát của NHPT về dự thảo các hợp đồng, Phòng Tín dụng sẽ hoàn thiện thành hợp đồng chính thức và mời chủ đầu tư ký. Sau khi hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, Chi nhánh hướng dẫn Chủ đầu tư mở tài khoản (tiền gửi, tiền vay) và đăng ký kế hoạch giải ngân với NHPT.

Hình 2.4: Quy trình ký hợp đồng


Chủ đầu tư

GĐ Chi nhánh NHPT

Hội Sở chính NHPT


Phòng Kiểm tra

Phòng Tín dụng

Phòng Tổng hợp

* Giai đoạn giải ngân, quản lý và thu hồi nợ vay.

Trên cơ sở kế hoạch giải ngân được NHPT thông báo cho dự án, Phòng Tin dụng chủ trì, phối hợp với các phòng Tổng hợp, TC-KT và chủ đầu tư thực hiện giải ngân.


Hình 2.5. Quy trình giải ngân, quản lý và thu hồi nợ vay


Chủ đầu tư

Hội Sở chính

NHPT

GĐ Chi nhánh

NHPT

Phòng Kế

toán

Phòng Tín dụng

Phòng Tổng

hợp


Thuyết minh:

-Chủ đầu tư gửi hồ sơ rút vốn vay theo quy định đến Phòng Tín dụng;

-Phòng Tín dụng kiểm tra hồ sơ giải ngân, nếu đủ điều kiện trình Giám đốc Chi nhánh duyệt hồ sơ giải ngân. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phòng Tổng hợp để đề nghị NHPT chuyển vốn về và Phòng Kế toán để giải ngân khi có nguồn vốn về;

-Phòng Kế toán kiểm soát và trình Giám đốc Chi nhánh duyệt giải ngân sau khi có nguồn chuyển về; chuyển cho đơn vị thụ hưởng;

-Đến kỳ thu nợ gốc, lãi, căn cứ theo Hợp đồng tín dụng, và bảng tính lãi của Phòng TC-KT, Phòng tín dụng thông báo nợ phải trả (gốc+lãi) gửi Chủ đầu tư;

-Doanh nghiệp thực hiện trả nợ trực tiếp vào tài khoản tại Hội Sở chính theo thông báo thu nợ của Chi nhánh. Nếu doanh nghiệp không trả được nợ theo đúng hợp đồng tín dụng thì Chi nhánh sẽ tiến hành chuyển nợ quá hạn.

* Giai đoạn xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Căn cứ:

- Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 của HĐQL NHPT Việt Nam về việc ban hành quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

- Căn cứ văn bản số 1868/NHPT-TDĐT ngày 03/08/2017 của Ngân hàng


Phát triển Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế, quy trình cho vay vốn TDĐT của Nhà nước.

- Công văn số 971/NHPT-PC ngày 14/4/2014 của NHPT Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT Việt Nam.

- Công văn số 02/NHPT-PC ngày 02/01/2014 của NHPT Việt Nam về việc hướng dẫn trình tự thủ tục tham gia tố tụng tại tòa án, tham gia thi hành án dân sự.

Quyết định số 69/QĐ-HĐQL ngày 04/9/2014 của Hội đồng quản lý NHPT về việc ban hành quy chế hướng dẫn thực hiện đề án xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quyết định 2619/2013/QĐ- TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tường Chính phủ.

Khi dự án phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), Phòng Tín dụng chủ trì, phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp xử lý, thu hồi nợ (đốc thu, cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, xử lý TSBĐ, khởi kiện, bán nợ….)

Với quy trình tín dụng như trên, sẽ phân tách trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận. Các bộ phận được chuyên môn hóa cao để nâng cao tính khách quan và phản biện tín dụng độc lập, giúp nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa các rủi ro có thể xẩy ra trong quá trình hoạt động tín dụng.

2.2.2.Phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng đầu tư về lượng của Chi nhánh

Chi nhánh đã thực hiện triển khai chính sách tín dụng đầu tư trên cơ sở có sự định hướng rõ ràng, phù hợp với Ngành và điều kiện kinh tế của tỉnh để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.Thực hiện bám sát các quy định mới của Chính phủ và của Ngành về cơ chế chính sách, các quy chế, quy trình và văn bản chỉ đạo của VDB.


Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ TDĐT, mặc dù NHPT không giao chỉ tiêu cụ thể cho tăng trưởng TDĐT hàng năm cho Chi nhánh, Chi nhánh luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh. Từ năm 2016, Chi nhánh chủ động tìm kiếm dự án, chủ đầu tư có tài chính lành mạnh và tăng cường hỗ trợ cho chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo đúng quy định, cũng có một số chủ đầu tư làm việc, có chủ đầu tư không gửi hồ sơ đến NHPT để thẩm định, còn số khác như Dự án “Xây dựng nhà máy gạch tuynel Nam Cường” do Công ty TNHH Nam Cường SĐ làm chủ đầu tư, Chi nhánh đã chấp thuận tiếp nhận hồ sơ dự án vay vốn TDĐT để thực hiện thẩm định chi tiết theo quy định. Tuy nhiên, Công ty không thực hiện theo cam kết bổ sung hồ sơ (hồ sơ chưa đủ điều kiện để thẩm định) nên ngày 06/10/2016 Chi nhánh đã có văn bản từ chối thẩm định.

Vì vậy, Chi nhánh chỉ tập trung cho vay được các dự án chuyển tiếp và 01 dự án mới ký HĐTD theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về Tín dụng đầu tư. Chi nhánh tiếp tục chủ động hỗ trợ hướng dẫn trình tự thủ tục đồng thời kịp thời báo cáo NHPT để tháo gỡ vướng mắc cho các chủ đầu tư trong điều kiện cho vay của NHPT, để vừa duy trì khách hàng vay vốn và tăng tăng doanh số cho vay trong giai đoạn này.

Bảng 2.4. Doanh số cho vay TDĐT giai đoạn (2016-2020)

Đvt:triệu đồng


STT

Năm

Doanh số cho vay

1

Năm 2016

888.450

2

Năm 2017

5.050

3

Năm 2018

6.163

4

Năm 2019

0

5

Năm 2020

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 8


Doanh số cho vay của Chi nhánh tập trung vào các dự án chuyển tiếp: Cải tạo – Mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc; Chương trình KCHKM; và Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy nước số 2 thành phố Bắc Giang và Dự án mới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội – Bắc Giang. Tỷ lệ giải ngân đạt 99,45 % so với kế hoạch được giao. So với năm 2015, doanh số cho vay năm 2016 tăng 552.103 triệu đồng tương ứng tăng 64% so với năm 2015 dẫn đến quy mô dư nợ của Chi nhánh có bước thay đổi đáng kể.

Bảng 2.5: Dư nợ hoạt động TDĐT tại NHPT Bắc Giang giai đoạn 2016-2020

Đvt: triệu đồng


STT

Chỉ tiêu/Năm

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

1

Dư nợ TDĐT

4,639,541

4,489,394

4.363.870

4.119.684

4.063.864

2

Dư nợ cho vay lại

vốn vay nước ngoài

453,683

358,751

265.714

195.451

181.345

3

Tổng dư nợ (=1+2)

5.093.224

4.848.145

4.629.584

4.315.135

4.245.209

4

Tỷ lệ dư nợ

TDĐT/Tổng dư nợ

91,1%

92,6%

94,2%

95,4%

95,7%

5

Số lượng khách

hàng

18

16

13

11

11

6

S.lượng d.án/khoản

vay

29

28

24

23

21

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi nhánh NHPT Bắc Giang)

Chỉ tiêu dư nợ TDĐT trong hoạt động TDĐT bao gồm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng TDĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quy mô phát triển và chi phối hoạt động TDĐT của Chi nhánh. Năm 2016, quy mô tổng dư nợ của Chi nhánh khá cao trong đó dư nợ TDĐT chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 90% tổng dư nợ và có xu hướng ổn định, cụ thể: Chi nhánh thực hiện quản lý


và cho vay vốn TDĐT với 24 chương trình/dự án và 15 khách hàng tập trung ở một số lĩnh vực chủ yếu: công nghiệp,hạ tầng KT-XH...

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ TDĐT theo ngành, lĩnh vực giai đoạn (2016-2020)

Đvt: triệu đồng


STT

Ngành,

lĩnh vực

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

1

Hạ tâng KT-XH

434.100

292.050

173.050

106.050

58.050

2

Nông

nghiệp,nông thôn

33.004

31.513

31.505

31.348

31.348

3

Công nghiệp

3.957.262

3.951.156

3.946.110

3.771.268

3.764.268

4

Địa bàn khó khăn

215.175

214.675

213.205

211.018

210.198


Tổng

4,639,541

4,489,394

4.363.870

4.119.684

4.063.864

Đối với Dư nợ cho vay lại vốn vay nước ngoài cũng duy trì ổn định qua các năm với doanh số cho vay/kiểm soát chi 17.134 triệu đồng với 05 dự án/khoản vay.

Nhìn chung dư nợ TDĐT qua 5 năm gần đây của Chi nhánh có biến động nhưng không nhiều, dư nợ tín dụng đều có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do chính sách TDĐT của Nhà nước thay đổi như: đối tượng cho vay bị thu hẹp, chưa có cơ sở để VDB công bố lãi suất cho vay, quy định về cho vay và giải ngân vốn vay chưa thực sự hợp lý nên việc triển khai việc cho vay này rất khó khăn, không phát sinh cho vay khi Nghị định mới ra đời.


Bảng 2.7. Tốc độ tăng tưởng dư nợ TDĐT giai đoạn (2016-2020)


Năm

Dư nợ đầu kỳ

Dư nợ cuối kỳ

Tốc độ tăng trưởng

tín dụng

2016

4.414.821

5.093.224

15,4%

2017

5.093.224

4.848.145

-4,9%

2018

4.848.145

4.629.584

-4,6%

2019

4.629.584

4.315.135

-6,8%

2020

4.315.135

4.245.209

-1,7%

Từ bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng giảm. Năm 2016 là tăng trưởng cao nhất đạt 15,4% đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng âm, điều này cho thấy việc mở rộng hoạt động TDĐT tại Chi nhánh trong giai đoạn này có xu hướng giảm xuống.Tốc độ tăng trưởng tín dụng âm trong thời gian qua là một hạn chế trong công tác phát triển hoạt động TDĐT của Chi nhánh.

Điều này phần nào chứng minh Chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt các chính sách TDĐT trên địa bàn tỉnh, góp phần phát huy được lợi thế các ngành then chốt của tỉnh, hỗ trợ phát triển vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ NHPT giao.

Ngoài ra, Chi nhánh tích cực tham gia với VDB nhằm cải thiện về quy trình theo hướng thuận tiện đúng quy định và giữ được khách hàng và mở rộng mạng lưới khách hàng trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TDĐT về chất của Chi nhánh

Bên cạnh việc triển khai các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng về dư nợ, doanh số cho vay, số lượng khách hàng như đã nêu ở trên, Chi nhánh còn rất chú trọng, thậm chí coi là một nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đến việc


quản lý đảm bảo chất lượng tín dụng đầu tư nhằm hạn chế rủi ro góp phần hoạt động TDĐT phát triển an toàn, bền vững hơn.

Chi nhánh quán triệt và thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHPT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như: nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ chặt chẽ chính sách chế độ, quy chế, sổ tay nghiệp vụ và các văn bản hướng dẫn của NHPT. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh NHPT Bắc Giang cũng đang có xu hướng đang tăng lên, đặc biệt là các khách hàng vay vốn TDĐT của Nhà nước.

Chi nhánh đã tăng cường công tác thu hồi xử lý nợ thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ thường xuyên đi kiểm tra, bám sát tình hình hoạt động của dự án, khách hàng. Kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp, các nguồn thu hợp pháp để đôn đốc thu nợ.Gắn trách nhiệm thu nợ với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của CBNV.Thực hiện tốt công tác kiểm tra, tự kiểm tra nhất là trước, trong và sau giải ngân nhằm nâng cao việc sử dụng vốn vay hiệu quả của dự án.

Riêng đối với một số dự án gặp khó khăn từ khi đi vào hoạt động đến nay bởi một số nguyên nhân khách quan như: suy thoái kinh tế, lãi suất vay đầu tư tăng cao… theo Quyết định số 2619/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ngày 31/12/2013 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu TDĐT,TDXK tại NHPT, Chi nhánh đã kịp thời nắm bắt, triển khai và đề xuất NHPT tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư theo hướng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ nhằm hỗ trợ các khách hàng sớm khôi phục sản xuất kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023