Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Tdđt Của Nhpt Bắc Giang


chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

-Thực hiện mô hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam như một tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nước, theo đó: Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các bộ phận trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tăng cường phân cấp cho Hội đồng thành viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc quyết định các vấn đề về quản lý vốn, tài sản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; xử lý rủi ro tín dụng.

-Hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong đó bao gồm cả các chức năng về thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng …phù hợp với quy định của pháp luật và tính chất đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

-Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành phù hợp với mô hình, hoạt động đặc thù của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo đó: Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước về tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý giám sát về tín dụng và thanh toán; Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý giảm sát về đầu tư phát triển; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về tiền lương và lao động; hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thống nhất về tổ chức và hoạt động; phối hợp chặt chẽ giữa Ban kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

-Tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng sau năm 2020:

+Hiện đại hóa hoạt động ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trong nước và từng bước mở rộng ra các nước trong khu vực.


+Áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động TDĐT của NHPT Bắc Giang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang tác động đến hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh

Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du, nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên.

Hình 3 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang Là một tỉnh có vị trí địa lý 1

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Là một tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, trung tâm tỉnh cách Hà Nội 50 km, cách cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng 110 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60 km, cách cảng nước sâu Cái Lân 70 km, cảng Hải Phòng 140km; nằm cận kề khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế. Hơn nữa Bắc


Giang còn nằm trên trục đường xuyên Á, hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và gần hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Những yếu tố đó sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước cũng như với quốc tế). Nhờ có địa hình thuận lợi, là huyết mạch giao thông nên thu hút được nhiều doanh nghiệp, tạo điều kiện để triển khai chính sách TDĐT (UBND tỉnh Bắc Giang[16])

Bên cạnh đó, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ, Bắc Giang là tỉnh có một số huyện thuộc Địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa hay Huyện Sơn Động thuộc địa bàn có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn. Các địa bàn trên thuộc đối tượng triển khai chính sách TDĐT, đặc biệt với các dự án trồng rừng phát triển lâm nghiệp và dự án thuộc ngành công nghiệp hoá chất.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2020 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu, điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, dịch tả lợn Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề về KT-XH và làm hầu hết các ngành, lĩnh vực trong nước tăng trưởng bị chậm lại. Song với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, người dân và doanh nghiệp, KT-XH của tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 13,02%, tốc độ tăng trưởng cả năm đứng đầu cả nước cụ thể: tăng chủ yếu ở khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 18,62%); khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,65%. Riêng khu vực dịch vụ tăng thấp, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 xảy ra trên toàn cầu khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng; thu nhập của người lao động giảm; sức mua của người dân thấp, khu vực dịch vụ ước tăng 1,31%.


Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể, khu vực, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 57,33%; khu vực dịch vụ chiếm 22,25%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 2,27%.

Năng suất lao động xã hội tăng 9,9%, ước đạt gần 110 triệu đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, tăng 14,2% so với năm 2019. Toàn tỉnh có 124 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 67,4%, đạt 100% kế hoạch.

Mặc dù trong những năm gần đây, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm song Bắc Giang lại có lợi thế về ngành nông nghiệp là vùng đồi núi thấp ở Bắc Giang có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na..; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản... Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tương đối thuận lợi nên nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển và thu hút khoảng 60% lao động trên địa bàn tỉnh, đóng góp khoảng 40% GDP của tỉnh. Lâm nghiệp ở Bắc Giang cũng có những bước phát triển đáng kể, năm 2020 diện tích rừng trồng của Tỉnh 104.952 ha kết hợp triển khai phát triển rừng theo kiểu vườn rừng, trại rừng gắn với từng hộ gia đình. Các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển ở Bắc Giang là công nghiệp chế biến nông, lâm sản và công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử, in, khai thác khoáng sản.Chính sách TDĐT của Nhà nước đã phát huy vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế vùng miền và ngành nghề cho địa phương.Và trong thời gian tới, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động TDĐT của Chi nhánh.

3.1.2.2.Định hướng phát triển hoạt động TDĐT của NHPT Bắc Giang

Theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cùng cơ sở định hướng chung về phát triển hoạt động TDĐT


của NHPT, sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang,VDB Bắc Giang định hướng phát triển hoạt động TDĐT theo nội dung như sau:

Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng quản lý, giám sát của ngân hàng và các kế hoạch đặt ra. Kiên quyết thực hiện chính sách cho vay có chọn lọc để đảm bảo an toàn vốn. Luôn cập nhật thông tin về khách hàng, ngành hàng và các hoạt động tài chính, kinh tế để đầu tư đúng hướng.Thường xuyên phân tích nắm vững thông tin về kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng để kịp thời xử lý những rủi ro phát sinh.Giảm dần dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng hoạt động kinh doanh yếu kém, có dấu hiệu chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.Tuyệt đối không để nợ quá hạn mới phát sinh.

Bên cạnh đó, hướng tới đẩy mạnh công tác tiếp thị để thu hút khách hàng vay mới, chú trọng các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân … Rà soát, đánh giá lại toàn bộ khách hàng đang có dư nợ không có TSBĐ, thường xuyên đôn đốc khách hàng bổ sung TSBĐ để nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSBĐ trong tổng dư nợ. Tiếp tục thực hiện các biện pháp tận thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý hạch toán ngoại bảng.

Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ, từng bước giảm dần dư nợ xấu. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng: tăng cường tỷ lệ cho vay có TSBĐ, giảm dần dư nợ cho vay theo chỉ định, hạn chế cho vay các ngành và lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản… Thực hiện hoạt động phân tán rủi ro, không tập trung cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực, doanh nghiệp mà phải mở rộng, đa dạng hóa cho vay và giảm thiểu rủi ro.

Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, bộ phận quản lý nợ xấu chỉ đạo các phòng ban tại chi nhánh giám sát quá trình quản lý nợ xấu của từng chi nhánh,


báo cáo ban lãnh đạo những trường hợp thực hiện không nghiêm túc để có biện pháp xử lý.

3.2.Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam-Chi nhánh Bắc Giang

3.2.1.Hoàn thiện quy trình nội bộ trong triểnkhai hoạt động TDĐT

Bên cạnh việc thực hiện chỉ đạo quán triệt của NHPT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như: nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ chặt chẽ chính sách chế độ, quy chế, quy trình và các văn bản hướng dẫn của NHPT, Chi nhánh cần thực hiện rà soát lại các thủ tục, văn bản hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, đơn giản dễ hiểu dễ thực hiện hướng dẫn cụ thể đối với từng nghiệp vụ trong toàn bộ quá trình,công đoạn từ thẩm định, duyệt vay, giám sát, tín dụng cho đến thu hồi nợ vay, đánh giá dự án sau đầu tư và xử lý nợ, cụ thể:

-Cải thiện quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn vay TDĐT. Đối với những khách hàng lớn có uy tín của Chi nhánh nếu có nhu cầu vay có thể giảm bớt việc phân tích và phê duyệt qua quá nhiều cấp và giai đoạn để đẩy nhanh tiến độ quy trình, tạo sự tín nhiệm của khách hàng. Khi tiến hành một quy trình tín dụng tại Chi nhánh thời gian chờ phê duyệt chiếm một nửa quy trình. Do đó để rút ngắn quãng thời gian này , cần quy định cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm phê duyệt các giấy tờ liên quan đến hoạt động tín dụng đồng thời quy định một khung thời gian nhất định trong ngày để các lãnh đạo chuyên trách để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quy trình thực hiện các thủ tục tín dụng.

Để tăng tính cải thiện của thủ tục,cần nâng cao hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ và đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác kịp thời giữa các bộ phận có


liên quan. Bộ phận tín dụng tại đơn vị sau khi tiến hành tiếp xúc, nghiên cứu khách hàng cũng như đối tác của họ cần có báo cáo chi tiết gửi lên Ban lãnh đạo để có thể nắm được tình hình quan hệ khách hàng, tình hình tài chính cũng như phương án kinh doanh của khách hàng, mối quan hệ và mức độ tin tưởng của khách hàng đối với đối tác của họ. Từ đó chuyên viên thẩm định có được thông tin và ý kiến chỉ đạo một cách nhanh nhất để đạt được sự linh hoạt nhất định trong quá trình tiến hành các nghiệp vụ tín dụng, đặc biệt là quá trình thẩm định và phân tích tín dụng. Các chuyên viên thẩm định cũng như chuyên viên quản lý và hỗ trợ tín dụng trong quá trình thẩm định và tiến hành nghiệp vụ tín dụng nếu thấy bất kỳ vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng hay khách hàng cần có thông tin phản hồi kịp thời tới các đơn vị và phòng ban có liên quan để xử lý giải quyết một cách nhanh chóng nhất đảm bảo thực hiện đúng quy trình tín dụng chung cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng đảm bảo quyền lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.

-Hoàn thiện cơ chế phân cấp và uỷ quyền: việc phân cấp và uỷ quyền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của NHPT về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; phải xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; và phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền. Để đạt được mục tiêu trên có thể căn cứ vào các tiêu chí như năng lực của Chi nhánh (Ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh…); mức độ rủi ro của các dự án (số vốn vay, thời gian vay, địa bàn, ngành nghề…); phân chia thẩm quyền quyết định cho vay của các cấp (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh).

Xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng: Để hạn chế rủi ro tín dụng, Chi nhánh cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đối với


một dự án; giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan theo quy định; giới hạn cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; khu vực địa lý.

Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ: Dựa trên quy trình TDĐT cần tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng phù hợp, thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với các quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong hoạt động.Nhờ đó người thực hiện nghiệp vụ hiểu được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó quy trình TDĐT còn là cơ sở để kiểm soát quá trình cấp TDĐT,giúp nhà quản trị có thể phát hiện những khâu, các quy định cần được điều chỉnh và kiểm soát được các rủi ro khi cấp tín dụng.

Để đảm bảo hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro đạo đức và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra thì Chi nhánh cần phải tăng cường yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm tiền vay nếu thấy cần thiết.

3.2.2.Tăng cường hoạt động marketing

Chi nhánh cần thực hiện tốt việc quảng bá, tuyên truyền chính sách TDĐT của Nhà nước cũng như hoạt động của NHPT Việt Nam đến các tổ chức KT-XH trong khu vực nhằm thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động và huy động thêm nguồn vốn. Ngoài kênh gửi văn bản đến các tổ chức, cơ quan, có thể tuyên truyền quảng cáo qua một số kênh gián tiếp như báo chí, đài truyền hình Bắc Giang, trang web...Tổ chức gặp gỡ khách hàng, từ đó tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ.

-Hàng năm Chi nhánh cần tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên hơn nữa để tuyên truyền về chính sách TDĐT.Qua đó Chi nhánh thực hiện khảo sát lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về quá trình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023