Nhóm Giải Pháp Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Đầu Tư Trang Thiết Bị Làm Việc Của Đội Ngũ Công Chức

tác dụng của nó để từ đó đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng được cấp phát đúng thời gian và đúng yêu cầu số lượng, chất lượng quy định.

- Trong quá trình hoạt động phải thể hiện đội ngũ công chức là công bộc của dân cho nên phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phát tận tay người dân cũng như các đối tượng có yêu cầu. Đạo đức công vụ ở đây thể hiện:

+ Phải làm tốt công việc được giao, không chậm trễ và không gây phiền hà cho người dân.

+ Phải thể hiện mình là người công chức luôn có thái độ đúng đắn, cởi mở, tôn trọng người dân tuyệt đối, không có tư tưởng hách dịch, cửa quyền và tiêu cực.

+ Đạo đức công vụ cần phải được thể hiện Tâm + Trí, tức là phải thể hiện tấm lòng của mình đối với người dân. Tâm phải sáng, phải thể hiện trung thực một lòng một dạ vì người dân. Trí ở đây là thể hiện tính năng động sáng tạo phục vụ cho người dân bất cứ tình huống nào và thời gian nào, đồng thời thường xuyên đổi mới phương pháp một cách phù hợp, không bị động, lúng túng trong quá trình thực hiện công vụ.

+ Đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của đội ngũ công chức trong ngành dự trữ nhà nước là phải thể hiện tính kiên nhẫn trong lúc khó khăn, nhất là trong lúc thời tiết bão lũ, điều kiện làm việc phức tạp hoặc khi bất đồng ý kiến với một số người dân thì bản thân công chức cũng phải bình tĩnh giải quyết từng công việc cụ thể không nóng vội, không tỏ ra là người có quyền lực.

Các tiêu chuẩn, chuẩn mực về đạo đức công vụ cũng không kém phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ.

Để tạo tiền đề nền tảng đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành dự trữ nhà nước thì tiêu chí đạo đức cần đưa vào khuôn khổ pháp lý, các quy định để làm cơ sở xác định những tiêu chuẩn và nguyên tắc bắt buộc về hành vi của mỗi cán bộ, công chức khi thừa hành nhiệm vụ. Những quy định này phải cụ thể hóa các giá trị cơ bản trong ngành và có hướng dẫn về các biện pháp chế tài. Qua đó, góp phần nâng cao phẩm chất, giá trị đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời tiến hành xây dựng quy chế đạo đức công vụ và những tiêu chí cho cán bộ, công chức,

bao gồm sự tôn trọng quyền con người, đề cao vai trò của sự chuyên cần, tinh thần kỷ luật, tính trung thực, trách nhiệm, phát huy cao độ ý thức tự giác và sự công bằng. Đây là điều kiện cần thiết để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực tại cơ quan, đơn vị và bao gồm việc khen thưởng, đánh giá hiệu quả làm việc của mỗi cán bộ, công chức, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình quản lý.

Các tiêu chí về giá trị đạo đức cần tuyên truyền sâu rộng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò về chuẩn mực của những giá trị nhân văn là nhân tố không thể thiếu trong nền hành chính hiện đại, dân chủ nói chung và ngành dự trữ nhà nước nói riêng. Khi những giá trị này thấm nhuần trong xã hội, công luận là một áp lực tốt để công chức tự trau dồi đạo đức, tiếp thu những tinh hoa, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn để làm nền tảng cho quá trình nhận thức và tư duy về một phong cách, thái độ trong việc thực thi nhiệm vụ để ngày càng hoàn thiện hơn, giải quyết công việc bảo đảm kỷ cương, thể hiện các giá trị nhân văn và xứng đáng là công bộc thật sự của nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Để có cơ sở cho việc xây dựng và tạo lập những tiêu chí về giá trị đạo đức, ngành dự trữ nhà nước cần phải dựa trên những đặc điểm và phương pháp sau:

- Đặc điểm chung: Có phẩm chất đạo đức để làm việc đúng đắn, trung thực và có tinh thần trách nhiệm, công khai, không phân biệt, hoạt động nhằm vào kết quả.

Phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam - 26

- Đặc điểm riêng: Đạo đức cá nhân phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và không vụ lợi cá nhân, có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn hoàn thiện, lấy hiệu quả công việc làm niềm vui, lẽ sống và là động cơ để phấn đấu.

- Đạo đức với cơ quan: Phải trung thực, công bằng và không thiên vị, thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, phải luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công.

- Mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới: Hợp tác giúp đỡ và tư vấn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, quan tâm thường xuyên với tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới, xây dựng làm việc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ, có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt

với mọi người, tham gia góp ý đồng nghiệp một cách chân thành, thẳng thắn và trong sáng.

- Đạo đức với công chúng và với xã hội: Phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, giải quyết công việc đúng quy định, không vụ lợi cá nhân.

Phương pháp hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn đạo đức công vụ:

- Ngành dự trữ nhà nước cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cho riêng mình. Sau khi hoàn thành tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức liên quan.

- Bản quy định về tiêu chuẩn đạo đức cô đọng, chính xác và cụ thể, viết bằng những thuật ngữ mang tính hành vi.

- Quy chế về khen thưởng và kỷ luật.

Đến nay, những giá trị về đạo đức công vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước nói chung, ngành dự trữ nhà nước nói riêng chỉ mới dừng lại ở quy phạm mang tính thủ tục hoặc ở những tập quán tiến bộ được xã hội thừa nhận, không mang tính bắt buộc chung, chưa thực sự trở thành căn cứ pháp lý để quy định cụ thể về hành vi của mỗi cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ. Mặc dù đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nhưng gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Nếu những thiết chế về đạo đức được hệ thống hóa thành các quy định bắt buộc thì mọi hoạt động sẽ được công khai, minh bạch và trở thành động lực cho quá trình xây dựng và phát triển xã hội.

4.4.6. Nhóm giải pháp về ứng dụng Công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị làm việc của đội ngũ công chức

4.4.6.1.Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ của đội ngũ công chức.

Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, bên cạnh việc tích cực, khẩn trương hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC)… thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) nói chung, ngành dự trữ nhà nước nói riêng là một khâu quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính (CCHC) nhằm thiết lập một nền hành chính năng động, trách

nhiệm, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của ngành và hội nhập quốc tế.

Ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa nền HCNN là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Trên cơ sở đó, hình thành hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Về ứng dụng CNTT trong ngành dự trữ nhà nước và xây dựng hạ tầng CNTT. Ngành dự trữ nhà nước cần tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành theoQuyết định số 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

Ngành dự trữ nhà nước cần tập trung chỉ đạo và triễn khai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng và sử dụng các phần mềm dùng chung, cơ sở dữ liệu, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và thông suốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức của ngành.

Khẩn trương hoàn thiện các ứng dụng CNTT phục vụ cho việc quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động dự trữ quốc gia.

Tập trung xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao phục vụ quản trị, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin đã được đầu tư, đặc biệt là cán bộ quản trị cho Trung tâm tích hợp dữ liệu, quản trị mạng tại các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống ngành dự trữ nhà nước. Quan tâm, đầu tư đúng mức cho chương trình phát triển và ứng dụng CNTT

4.4.6.2. Hiện đại hóa hoạt động của đội ngũ công chức.

Công tác quản lý, bảo quản cấp phát nguồn dự trữ nhà nước là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi đội ngũ công chức phải sử dụng các tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và khoa học công nghệ thông tin thì mới hoàn thành công việc đạt được mục tiêu đề ra, do đó đòi hỏi cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nguồn dự trữ nhà nước.

- Đòi hỏi trình độ lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật của đội ngũ này phải luôn được nâng cao, đảm bảo giải quyết nhanh, kịp thời, có hiệu quả.

- Đòi hỏi đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước phát triển toàn điện, nắm vững sử dụng hệ thống thông tin để tiếp cận xử lý những trường hợp một cách khoa học thông qua máy vi tính.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả quá trình quản lý theo hình thức chính phủ điện tử để đảm bảo hệ thống thông tin nhà nước từ Tổng cục đến Chi cục, đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước được thông suốt, đảm bảo tính quy luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Ngành dự trữ nhà nước cần phải coi trọng đúng mức công tác hiện đại hóa nền hành chính, coi đó là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc nhằm phát triển đội ngũ này. Hiện nay, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã thiết lập cổng thông tin điện tử, thiết lập trang Web, triển khai tích cực đề án tin học hóa trong toàn ngành đến tận các đơn vị cơ sở, triển khai chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành đẩy nhanh tiến trình thực hiện theo tiêu chuẩn ISO...

4.4.6.3. Đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động của đội ngũ công chức.

- Sắp tới Tổng cục Dự trữ cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho việc hiện đại hóa công sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động dự trữ nhà nước.

- Tổng cục Dự trữ Nhà nước cần tiếp tục đầu tư, trang bị cho hệ thống các đơn vị cơ sở như Chi cục, các kho hàng hiện đại hơn nữa để đảm bảo các điều kiện vật chất, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ công chức. Ngành dự trữ nhà nước cần tiếp tục phấn đấu nâng cao các điều kiện làm việc cho công chức về:

- Tăng khả năng giao dịch, giao tiếp trên mạng .

- Tăng cường hoạt động sử dụng công nghệ thông tin trong mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo hệ thống thu thập xử lý thông tin một cách kịp thời, có hiệu quả.

- Tăng cường trang thiết bị hiện đại cho văn phòng các đơn vị, cho công chức như: máy chiếu hội trường, máy tính, máy điện thoại, máy Fax, máy photocopy, v.v...

Một số kiến nghị:

* Đối với Quốc hội:

- Quốc hội cần sớm hoàn thiện và ban hành Luật Công vụ. Công vụ và công chức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Công vụ là công việc, còn công chức là những người thực hiện công việc đó. Công việc có được tổ chức khoa học, hợp lý thì hoạt động của con người mới đạt hiệu quả cao. Cụ thể là cần xây dựng chế độ công vụ với nội dung sau:

+ Hình thành thể chế công vụ bằng cách ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động công vụ, nhằm xây dựng nền công vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập.

+ Xây dựng đội ngũ công chức HCNN chính quy, bảo đảm thi hành nhiệm vụ của nhà nước một cách có hiệu quả.

+ Cải cách chế độ công vụ mang tính dân chủ, công bằng, khuyến khích phát triển tài năng bằng hệ thống ngạch bậc và lương bổng hợp lý.

* Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan:

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút công chức:

Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích, kích thích, đãi ngộ công chức, cùng với việc cải cách tiền lương, cần đi đôi với việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách khuyến khích, kích thích khác đối với công chức. Lâu nay ở lĩnh vực này, Nhà nước đã có nhiều chính sách, chế độ. Tại từng Bộ, Ngành, từng lĩnh vực khác nhau trên cơ sở các chính sách, chế độ chung, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng đã có những vận dụng nhất định. Song nhìn chung, hệ thống chính sách này vẫn còn không ít bất hợp lý, thiếu đồng bộ.

- Cải cách công vụ, công chức:

- Hiện đại hoá công sở và quy chế hoá chế độ làm việc trong hệ thống hành chính: trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại về văn phòng cho các công sở, gắn với việc nâng cao kỹ năng hành chính của công chức; đổi mới phương thức phục vụ của công chức theo hướng văn minh, hiện đại…

- Nhà nước phải sớm có cơ chế chọn lọc, đào thải đối với đội ngũ có chức quyền, công chức yếu kém về chuyên môn, đạo đức trong bộ máy HCNN; nêu cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong bộ máy. Do vậy, cần xử lý nghiêm cơ quan và cá nhân có trách nhiệm trong việc bố trí sai cán bộ để gây hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân.

- Tiêu chuẩn hoá rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu tương ứng trình độ đối với mỗi cấp lãnh đạo và quản lý. Các tiêu chuẩn đó càng được lượng hoá rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đặc biệt chú ý mặt thực chất, tránh tiêu chuẩn mang tính hình thức, nhanh chóng chấm dứt tình trạng “thạc sĩ hoá” và đang có xu hướng “tiến sĩ hoá” không đảm bảo chất lượng trong đội ngũ lãnh đạo các cấp đang diễn ra ở một số ngành, một số địa phương.

* Đối với các địa phương:

- Ngành dự trữ nhà nước hoạt động có tính hệ thống ở Trung ương và xuyên suốt các tỉnh, thành, các địa phương, quá trình hoạt động luôn gắn liền với địa phương, do vậy:

+ Lãnh đạo các địa phương phải quan tâm hỗ trợ các đơn vị dự trữ nhà nước đóng trên địa bàn trong quá trình hoạt động, như phối kết hợp, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước trên địa bàn.

+ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp cho các cục được tuyển chọn đúng người, đúng quy định, nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đội ngũ này.

Tiểu kết chương 4


Ở chương này, trên cơ sở phân tích mục tiêu, chiến lược phát triển và yêu cầu phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ Nhà nước Việt Nam đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030, quan điểm và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn CNH, HĐH của Đảng và Nhà nước, mục tiêu phát triển đội ngũ công chức ngành Dự trữ Nhà nước Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được làm rõ. Phương hướng phát triển đội ngũ công chức được xác định ở chương 4 về quy mô số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức theo từng lĩnh vực chuyên sâu về hoạt động quản lý dự trữ Nhà nước cho thấy: Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành dự trữ nhà nước Việt Nam cần tăng cả quy mô đào tạo mới và đào tạo lại, tập trung bồi dưỡng đội ngũ công chức hiện có, ưu tiên đào tạo chuyên sâu các ngành phù hợp như: công ngệ bảo quản sau thu hoạch; bảo quản các loại vật tư, thiết bị CHCN; kinh tế kế hoạch; luật;...tăng nhanh tỷ lệ các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực làm việc của các vị trí công tác thông qua bồi dưỡng thường xuyên về năng lực, kỷ năng làm việc và kỷ năng quản lý, trong đó cần qun tâm đến đội ngũ công chức ở cấp cơ sở ( cấp khu vực, chi cục..)

Căn cứ mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và kết quả phân tích nguyên nhân của tồn tại cũng như yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ công chức ngành dự trữ nhà nước Việt Nam thời gian qua, chương 4 NCS đã đề xuất cơ sở khoa học một số hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ công chức của ngành dự trữ nhà nước Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hiện nay và cho những năm tiếp theo.

Xem tất cả 243 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí