3.5 Tình hình đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019
Bảng 3.13: Tình hình đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | |||||||||||
Chi phí | Thu nhập | Tỉ trọng chi phí/thu nhập (%) | Chi phí | Thu nhập | Tỉ trọng chi phí/thu nhập (%) | Chi phí | Thu nhập | Tỉ trọng chi phí/thu nhập (%) | Chi phí | Thu nhập | Tỉ trọng chi phí/thu nhập (%) | Chi phí | Thu nhập | Tỉ trọng chi phí/thu nhập (%) | |
DV thanh toán trong nước | 2,78 | 7,30 | 38,14 | 3,25 | 44,20 | 7,34 | 4,06 | 52,10 | 7,80 | 5,18 | 44,83 | 11,54 | 6,37 | 44,80 | 14,21 |
DV thanh toán quốc tế | 2,57 | 16,09 | 15,99 | 4,25 | 91,78 | 4,63 | 6,78 | 156,59 | 4,33 | 9,81 | 215,66 | 4,55 | 11,50 | 193,29 | 5,95 |
DV thẻ | 13,76 | 23,93 | 57,52 | 31,52 | 59,42 | 53,05 | 65,88 | 125,52 | 52,48 | 202,35 | 334,81 | 60,44 | 213,65 | 382,86 | 55,80 |
DV bảo hiểm | 16,64 | 168,70 | 9,86 | 2,76 | 29,37 | 9,40 | 4,24 | 98,37 | 4,31 | 5,18 | 238,86 | 2,17 | 11,30 | 383,91 | 2,94 |
DV tư vấn | 0,16 | 1,57 | 9,86 | 0,35 | 4,26 | 8,18 | 1,19 | 22,63 | 5,27 | 2,01 | 42,01 | 4,80 | 0,40 | 197,24 | 0,20 |
DV NHĐT | 0,10 | 5,42 | 1,85 | 6,24 | 11,14 | 56,03 | 10,39 | 18,57 | 55,95 | 20,96 | 45,00 | 46,57 | 34,68 | 58,66 | 59,12 |
DV PTD khác | 17,81 | 53,68 | 33,18 | 16,97 | 142,91 | 11,87 | 6,14 | 96,71 | 6,35 | 10,96 | 212,95 | 5,15 | 11,80 | 189,29 | 6,23 |
Tổng | 53,83 | 276,70 | 19,45 | 65,33 | 383,08 | 17,05 | 98,69 | 570,49 | 17,30 | 256,44 | 1.134,12 | 22,61 | 289,70 | 1.450,06 | 19,98 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Dịch Vụ Phi Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
- Thị Phần Số Lượng Thẻ Đên 31/12/2019 Và Doanh Số Sử Dụng Năm 2019
- Tình Hình Phát Triển Dịch Vụ Tư Vấn Tại Scb 2015-2019
- Về Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Và Quản Trị Rủi Ro Công Nghệ Thông Tin
- Nguyên Nhân Sự Hạn Chế Trong Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Dvptd Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Giai Đoạn 2021-2025
Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2015-2019 & tính toán của tác giả
118
Bảng 3.14: So sánh tỷ lệ chi phí đầu tư và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: %
So sánh tỷ lệ thu nhập/chi phí | ||||
2016/ 2015 | 2017/ 2016 | 2018/ 2017 | 2019/ 2018 | |
DV thanh toán trong nước | -30,8 | 0,46 | 3,74 | 2,67 |
DV thanh toán quốc tế | -11,35 | -0,31 | 0,22 | 1,4 |
DV thẻ | -4,47 | -0,57 | 7,96 | -4,64 |
DV bảo hiểm | -0,46 | -5,09 | -2,14 | 0,77 |
DV tư vấn | -1,68 | -2,91 | -0,47 | -4,6 |
DV NHĐT | 54,18 | -0,08 | -9,38 | 12,55 |
DV PTD khác | -21,31 | -5,52 | -1,2 | 1,08 |
Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2015-2019 & tính toán của tác giả
Bảng số liệu trên tổng hợp thu nhập và chi phí của từng loại dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng SCB giai đoạn 2015-2019. Theo đó, tổng chi phí đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng của SCB tăng dần qua các năm. Năm 2015, chi phí đầu tư là 53.8 tỷ đồng, đến năm 2019, con số này là 294.8 tỷ đồng, gấp 5.5 lần. Điều này chứng tỏ SCB đã có thay đổi rò rệt trong định hướng phát triển, tập trung đầu tư và phát triển dịch vụ phi tín dụng, từng bước chuyển dịch trở thành ngân hàng bán lẻ, đa năng và hiện đại.
Tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng tại SCB tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Năm 2015, tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng là 276,7 tỷ đồng, đến năm 2019, nguồn thu này lên tới 1.598,5 tỷ đồng, gấp 5,8 lần so với năm 2015. Mặt khác, tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng dao động trong khoảng từ 17% -22%. Như vậy, tuy tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập không cao nhưng nguồn lợi nhuận dịch vụ phi tín dụng đem lại cho ngân hàng rất lớn. Nhìn chung, tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng mỗi năm thường gấp trên 5 lần tổng chi phí đầu tư, ngoại trừ năm 2018, thu nhập gấp 4,4 lần chi phí. Điều này được lý giải bởi sự đầu tư mạnh tay của SCB cho dịch vụ phi tín dụng năm 2018. Năm 2017, làn sóng về cách mạng công nghiệp 4,0 lan tỏa sâu rộng trong hệ thống ngành tài chính ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu
tư ứng dụng các công nghệ vào trong hoạt động, đem lại sự trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ. SCB cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Bắt đầu từ tháng 09/2017, SCB triển khai nâng cấp hệ thống ngân hàng lòi (Core Banking) và ngân hàng điện tử (Digital Banking). Đây là dự án được xem là huyết mạch cho sự phát triển vững mạnh trong tương lai. Đến tháng 09/2018, SCB đã hoàn thiện nâng cấp và golive thành công. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của SCB trong việc đem công nghệ chuẩn quốc tế áp dụng tại Ngân hàng. Việc đầu tư và áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại vào hoạt động khiến tổng chi phí cho dịch vụ phi tín dụng năm 2018 tăng so với năm 2017 là 156.8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22.52% so với thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng.
Số liệu tổng hợp tại hai bảng 3.8 và 3.9 cho ta cái nhìn khái quát, phần nào nắm được đặc thù cũng như lợi ích mỗi loại dịch vụ mang lại cho SCB.
Dịch vụ thanh toán trong nước là một trong những dịch vụ phi tín dụng truyền thống và cơ bản nhất tại các ngân hàng. Tại SCB, dịch vụ này đem lại thu nhập trung bình khoảng 45-50 tỷ đồng/năm. So với thu nhập các dịch vụ khác đem lại, đây là con số khá khiêm tốn. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, doanh số thanh toán trong nước của SCB rất khiêm tốn, tăng trưởng ổn định với tốc độ chậm. Hơn nữa, theo số liệu thống kê, năm 2017, số lượng khách hàng trung niên cao tuổi từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng 54% và số lượng Khách hàng dưới 40 tuổi chiếm tỷ trọng 46%. Cả hai phân khúc Khách hàng này đều có mức tăng trưởng cao so với năm trước, đối với nhóm Khách hàng dưới 40 tuổi là 39% và nhóm Khách hàng trung niên cao tuổi là 17%. Tốc độ tăng trưởng của nhóm Khách hàng dưới 40 tuổi cho thấy SCB bắt kịp với nhu cầu luôn luôn thay đổi của nhóm khách hàng trẻ tuổi và thu hút họ đến với những sản phẩm hiện đại của Ngân hàng. Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ SCB đã có hướng đi đúng đắn, mở rộng thêm đối tượng khách hàng và gia tăng cơ hội bán chéo các sản phẩm dịch vụ của SCB.
Song song với dịch vụ thanh toán trong nước là dịch vụ thanh toán quốc tế. Dịch vụ thanh toán quốc tế có mức chi phí đầu tư rất khiêm tốn, nhưng thu nhập đem lại rất cao. Từ năm 2016 đến năm 2019, tỷ trọng chi phí đầu tư trên thu
nhập không quá 6%. Điển hình là gần đây nhất, trong năm 2018 và 2019, thu nhập dịch vụ này đem lại lần lượt là 215.6 tỷ đồng và 193.3 tỷ đồng. Xét về hiệu quả kinh tế, dịch vụ thanh toán quốc tế mang lại nguồn lợi nhuận lớn, thực sự là kênh đầu tư thông minh và hiệu quả. Việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế không chỉ vì nguồn thu lớn dịch vụ đem lại, mà còn là phương thức khẳng định thương hiệu SCB. Khách hàng càng tin tưởng lựa chọn SCB, càng chứng tỏ dịch vụ của SCB là tốt, đem lại lợi ích cũng như sự hài lòng cho khách hàng. Vì vây, trong tương lại, SCB cần tiếp tục chú trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.
Ngày 20/01/2016, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đã khai mạc với chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Từ đó, thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các công nghệ vào trong hoạt động, đem lại sự trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Các dịch vụ được thừa hưởng trực tiếp sự đầu tư công nghệ này là dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử luôn được SCB đầu tư, ứng dụng công nghệ số, công nghệ mới, công nghệ cao, thông tin, viễn thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vào sản phẩm, để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả, uy tín, phát triển bền của SCB. Có thể thấy, từ năm 2016 đến năm 2019, chi phí đầu tư cho dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử thường từ 50% đến 60%/năm. Nhờ sự đầu tư đúng đắn, dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại thu nhập ổn định và tăng trưởng dần qua mỗi năm, hứa hẹn là nguồn thu dịch vụ bền vững và hiệu quả cho SCB.
Năm 2016, 2017 và 2019, dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử cùng tương đương tỷ trọng đầu tư, tuy nhiên dịch vụ thẻ lại có thu nhập rất ấn tượng, tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2018 và 2019. Năm 2019, SCB đã được Global Business Outlook trao tặng giải thưởng “Các ưu đãi thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam 2019”. Trong 06 tháng đầu năm 2019, đã có thêm 61.788 thẻ thanh toán
quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu SCB được khách hàng sử dụng. Đạt được những kết quả khả quan này nhờ chiến lược đẩy mạnh mảng thẻ tín dụng, với việc ra mắt loạt sản phẩm mới, mở rộng kênh phân phối, tiếp cận khách hàng. Đồng thời các chương trình ưu đãi, chăm sóc khách hàng... cũng nhận mức đầu tư lớn theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ, cải tiến dịch vụ, mở rộng mạng lưới đối tác. Dịch vụ thẻ luôn là một trong những dịch vụ SCB chú trọng đầu tư, không chỉ là hiệu quả cao mà còn là phương thức quảng bá hình ảnh và nâng tầm thương hiệu SCB, góp phần tích cực trong vấn đề giảm tỷ lệ thanh toán tiền mặt.
Đặc biệt, như đã phân tích ở trên, dịch vụ tư vấn tài chính là dịch vụ có tỷ trọng chi phí/thu nhập rất thấp nhưng hiệu quả cao. Năm 2016 so với năm 2015, chi phí đầu tư tăng 0,19 tỷ đồng, tương đương tăng 118,75%; thu nhập tăng 2,69 tỷ đồng, tương đương tăng 171,34%. Thời điểm đó, kết quả này được coi là bước khởi đầu thành công cho dịch vụ tư vấn tài chính. Tỷ trọng đầu tư giảm dần qua các năm và đặc biệt đến năm 2019, chi phí cho vào dịch vụ tư vấn chỉ 0,4 tỷ đồng và thu nhập đem lại là 197 tỷ đồng. Năm 2019 so với năm 2018, chi phí từ dịch vụ tư vấn tài chính giảm, thu nhập tăng trưởng mạnh. Thu nhập tăng 155,2 tỷ, tương đương 369,51%, đồng thời tỷ trọng chi phí trên thu nhập giảm 4,6%. Vì vậy, dịch vụ tư vấn tài chính hiện được xem là một trong những dịch vụ phi tín dụng quan trọng, cần duy trì thế mạnh tại SCB.
Nhìn chung, các dịch vụ phi tín dụng đem lại nguồn thu ngoài lãi ấn tượng cho SCB. SCB đã có những thành công nhất định trong việc giảm sự phụ thuộc và tín dụng, tích cực phát triển dịch vụ phi tín dụng. Số liệu trên là cơ sở để SCB định hướng được chiến lược đầu tư và phát triển lâu dài trong tương lai.
3.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển DVPTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
3.6.1. Kết quả đạt được
3.6.1.1. Về chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng
Nguồn nhân lực được xem là vấn đề quan trọng bậc nhất trong thời kỳ CMCN 4.0, phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và
tăng lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, trong suốt thời gian qua, SCB luôn chú trọng đào tạo, thường xuyên nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên về các nội dung liên quan đến các sản phẩm dịch vụ mới theo xu hướng công nghệ số. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng tại SCB đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:
- Số lượng nhân sự hoạt động trong lĩnh vực DVPTD tăng trưởng hàng năm
Bảng 3.15 Tình hình nhân sự hoạt động lĩnh vực DVPTD của SCB từ 2015-2019
Đơn vị tính: người
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | Mức độ tăng trưởng (%) | ||||
2016/ 2015 | 2017/ 2016 | 2018/ 2017 | 2019/ 2018 | ||||||
Số lượng nhân sự | 4.595 | 5.556 | 6.428 | 7.258 | 7.763 | 20,91 | 15,69 | 12,91 | 6,96 |
Số lượng nhân sự hoạt động lĩnh vực DVPTD | 1.608 | 2.444 | 3.342 | 4.137 | 5.045 | 51,99 | 36,74 | 23,79 | 21,95 |
Tỷ trọng nhân sự hoạt động lĩnh vực DVPTD (%) | 35 | 44 | 52 | 57 | 65 | 9 | 8 | 5 | 8 |
Nguồn: Khối Quản trị Nguồn nhân lực SCB & tính toán của tác giả Số lượng nhân sự tại SCB tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2015- 2019. Số cán bộ tăng bình quân là 792 người/năm. Trong khi đó, số lượng nhân sự hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng tăng trưởng hàng năm với mức độ bình quân là 859 người/năm. Tốc độ tăng bình quân của nhân sự hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng cao hơn so với mức tăng bình quân tổng nhân sự/năm. Điều này được lý giải bởi từ cuối năm 2015, SCB bắt đầu thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh một cách quyết liệt, trên toàn hệ thống. SCB tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên/chuyên viên tư vấn, nhằm đẩy mạnh bán các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào dịch vụ tín dụng, SCB triển khai tuyển dụng, đào tạo đội ngũ bán hàng trực tiếp tại quầy. Trong đó, SCB ưu tiên và khuyến khích chuyển đổi vị trí nhân sự hiện hữu, từ chức danh như giao dịch viên, nhân viên kinh doanh sang vị trí nhân viên/chuyên viên tư vấn tài chính. Cơ chế trên giúp tiết kiệm chi phí tuyển dụng
và đào tạo do nhân sự hiện hữu đã nắm rò các sản phẩm dịch vụ của SCB. Mặt khác, SCB tận dụng được lợi thế cán bộ hiện hữu đã quen và hiểu khách hàng tại đơn vị, dễ dàng hơn trong năm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm. Vì sự điều chuyển nội bộ dẫn tới có thể Tốc độ tăng bình quân của nhân sự hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng cao hơn so với mức tăng bình quân tổng nhân sự/năm.
Tỷ trọng nhân sự hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng tăng trưởng hàng năm giúp SCB có điều kiện phục vụ dịch vụ phi tin dụng đến khách hàng được chu đáo và cẩn thận hơn. Mặt khác, với nguồn nhân lực dồi dào, ngân hàng có cơ hội gia tăng doanh số cũng như thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.
- Trình độ học vấn của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD ngày càng được nâng cao
Bảng 3.16 Trình độ học vấn của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD của SCB giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: người
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | Mức độ tăng trưởng tỷ trọng (%) | ||||
2016/ 2015 | 2017/ 2016 | 2018/ 2017 | 2019/ 2018 | ||||||
Tiến sĩ | - | 1 | 2 | 3 | 5 | 0,04 | 0,02 | 0,01 | 0,04 |
Thạc sĩ | 64 | 115 | 167 | 215 | 297 | 0,7 | 0,3 | 0,2 | 0,69 |
Đại học | 1.069 | 1.689 | 2.440 | 3.062 | 3.895 | 1,6 | 1,1 | 3,8 | 3,2 |
Dưới đại học | 445 | 639 | 827 | 857 | 848 | -2,34 | -1,42 | -4,01 | -3,93 |
Tổng | 1.608 | 2.444 | 3.342 | 4.137 | 5.045 | - | - | - | - |
Nguồn: Khối Quản trị Nguồn nhân lực SCB & tính toán của tác giả
Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng đã có sự ổn định, phù hợp ở các trình độ đào tạo, đặc biệt trình độ học vấn được nâng cao dần qua các năm. Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ và đại học tăng mạnh, cơ cấu tăng trưởng và dịch chuyển hợp lý phù hợp với xu thế phát triển NNL trong thời kỳ CMCN 4.0. Cán bộ có trình độ tiến sĩ tăng nhẹ, cán bộ có trình độ dưới đại học ngày càng thu hẹp từ năm 2015 là 445
người, tương đương 24.67% và đến 2019 còn 17,9% tốc độ giảm bình quân 5 năm là 0,68%.
Trình độ học vấn của nhân sự được nâng cao dần qua các năm. Điều này đồng nghĩa là chất lượng nhân sự được nâng cao. Từ đó thuận tiện hơn trong công tác tiếp xúc với công nghệ mới, dịch vụ mới để hướng dân và phục vụ khách hàng.
Bảng 3.17 Tình hình hiệu quả công việc của nhân sự hoạt động lĩnh vực PVPTD của SCB giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: người
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1. Số lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao | 178 | 300 | 417 | 528 | 660 |
Tỷ trọng (%) | 11,05 | 12,26 | 12,48 | 12,77 | 13,09 |
2. Số lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao | 973 | 1.483 | 2.050 | 2.548 | 3.121 |
Tỷ trọng (%) | 60,48 | 60,69 | 61,33 | 61,58 | 61,86 |
3. Lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao | 333 | 510 | 673 | 871 | 1.068 |
Tỷ trọng (%) | 20,69 | 20,87 | 20,14 | 21,05 | 21,16 |
4. Số lao đông không hoàn thành nhiệm vụ được giao | 185 | 176 | 159 | 148 | 122 |
Tỷ trọng (%) | 7,78 | 6,18 | 6,05 | 4,6 | 3,89 |
Tổng số (người) | 1.608 | 2.444 | 3.342 | 4.137 | 5.045 |
Nguồn: Khối Quản trị Nguồn nhân lực SCB & tính toán của tác giả
Bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy hiệu quả công việc của nhân sự hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng. Ở vị trí nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ phi tín dụng, tuy áp lực hoàn thành chỉ tiêu là rất lớn, nhưng tỷ lệ lao động được đánh giá từ mức hoàn thành công việc trở lên là rất lớn, chiếm 92,22 % năm 2015 và chiếm 96,11% năm 2019. Trong đó, tỷ trọng lao động xuất sắc chiếm trên 10%/năm và có xu hướng tăng dần qua các năm. Số lao động không hoàn thành chỉ tiêu ngày càng thu hẹp dần, chiếm tỷ trọng 7,78% năm 2015, giảm dần qua các năm, đến năm 2019 con số này là 3,89%.