Kết Quả Thu Nợ Vốn Tdđt Của Nhà Nước Giai Đoạn 2016-2020


Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Dư nợ cho vay

Triệu đồng

5.093.224

4.848.145

4.629.584

4.315.135

4.245.209

Nợ quá hạn

Triệu đồng

51.752

43.232

58.087

726.670

1.592.993

Tỷ lệ nợ quá hạn

%

1%

0,9%

1,2%

16,8%

37,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang - 9

(Nguồn: Báo cáo cho vay thu nợ của Chi nhánh NHPT Bắc Giang)

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016-2020:

Đvt: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Dư nợ TDĐT

5.093.224

4.848.145

4.629.584

4.315.135

4.245.209

Nợ nhóm 1 - Nợ

đủ tiêu chuẩn

92.322

4.210


67.313

19.000

Nợ nhóm 2 - Nợ

cần chú ý

705.574

0

350.394



Nợ nhóm 3 - Nợ

dưới tiêu chuẩn

3.957.262

39.050




Nợ nhóm 4 - Nợ

nghi ngờ


510.132




Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất

vốn


338.066


4.294.753


4.279.190


4.247.822


4.226.209

Nợ xấu (nhóm 3,

4, 5)

4.295.328

4.804.885




Tỷ lệ nợ xấu

84,3%

99,1%

92,4%

98,4%

99,5%

(Nguồn: Báo cáo cho vay thu nợ của Chi nhánh NHPT Bắc Gang)


Nhìn số liệu của bảng 2.8; 2.9 thấy rõ được chất lượng TDĐT cũng có xu hướng giảm xuống. Nếu như tỷ lệ nợ quá hạn năm 2016 là 1% thì đến năm 2020 là 37,5%; tỷ lệ nợ xấu giai đoạn (2016-2020) cũng tăng ở mức quá cao riêng năm 2020 tăng lên 99,5%

Bảng 2.10: Kết quả thu nợ vốn TDĐT của Nhà nước giai đoạn 2016-2020

Đvt: triệu đồng



Năm

Doanh số thu nợ

Dư nợ cuối kỳ


Lãi treo


Ghi chú


Thu nợ gốc


Thu nợ lãi


Tổng số


Trong đó

nợ quá hạn

2016

144.214

274.503

4.639.541

39.076

216.597


2017

150.147

6.357

4.489,394

4.489.394

737.083


2018

125.523

28.897

4.363.870

57.697

1.229.758


2019

244.187

8.223

4.119.684

726.658

1.958.752


2020

93.820

1.857

4.063.864

1.586.322

2.741.007


(Nguồn: Báo cáo thống kê của Chi nhánh NHPT Bắc Giang) Giai đoạn (2016-2020) là giai đoạn thu nợ rất khó khăn đối với Chi nhánh NHPT Bắc Giang do ảnh hưởng nền kinh tế chung của toàn thế giới và trong nước, ảnh hưởng nặng nề của dich bệnh Covid-19 năm 2019-2020 dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn tại Chi nhánh làm ăn thua lỗ lớn, tài chính gặp nhiều khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong đó phải kể đến dự án Đạm Hà Bắc và Dự án xi măng có dư nợ lớn, chiếm tỷ trọng vốn TDĐT chủ yếu trên tổng dư nợ nhưng ngay từ khi dự án đi vào hoạt động chưa phát huy được hiệu quả, thiếu vốn lưu động sản xuất phải vay NHTM nên gánh nặng lãi phát sinh cao, chi phí sản xuất lớn hơn doanh thu không tạo ra lợi nhuận dẫn đến chưa có khả năng cân đối trả nợ


NHPT theo HĐTD đã ký đê phát sinh nợ quá hạn và lãi treo kéo dài. Mặt khác, một số sự án lâm nghiệp nhận lại từ tổ chức tiền thân của NHPT, nợ đọng chưa được giải quyết triệt, khách hàng chây ì không trả nợ để dẫn đến nợ quá hạn .Từ đó tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngày càng tăng cao.

Mặt khác, Chi nhánh cũng nhận thấy công tác chăm sóc khách hàng và tuyên truyền quảng bá chính sách TDĐT lẫn hình ảnh của NHPT đến các tổ chức nhằm thu hút thêm khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động và huy động thêm được nguồn vốn là cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, Chi nhánh mới bước đầu xây dựng các quy tắc cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan và với khách hàng như: Ban hành quy tắc ứng xử 10 Điều không được làm tại NHPT; quy định về văn minh công sở và thành lập Ban thanh tra nhân dân để giám sát kịp thời phản ánh với Ban lãnh đạo Chi nhánh nếu có vi phạm. Thường xuyên quán triệt cho cán bộ nhân viênvề giao tiếp, ứng xử với khách hàng, không gây phiền hà sách nhiễu khách hàng. Việc tiếp xúc khách hàng mới phần lớn do họ chủ động tiếp cận vốn TDĐT qua kênh giới thiệu của một số DN đã vay vốn NHPT hoặc một vài tổ chức KT-xã hội trong tỉnh hoặc do NHPT chỉ định, còn với khách hàng đã vay vốn TDĐT hàng năm VDB gặp gỡ khách hàng chủ yếu bằng hình thức kiểm tra dự án, trao đổi điện thoại hoặc gửi văn bản, chưa thường xuyên tổ chức tri ân các khách hàng. Hình thức thực hiện tuyên truyền quảng bá chủ yếu qua hình thức gửi văn bản đến các cơ quan, Ban, ngành của Tỉnh thông qua các báo cáo định kỳ tháng, quý, năm hoặc đối với dự án được thẩm định, trực tiếp gửi văn bản đến các Ban ngành, cơ quan Nhà nước có liên quan để thu thập thông tin hoặc tham gia trực tiếp các cuộc họp, hội nghị doanh nghiệp do Tỉnh tổ chức. Không tham gia vào sân chơi của các NHTM trên địa bàn.Nguyên nhân chính cũng do do đặc thù hoạt động của NHPT, kinh phí


dành cho công tác này quá ít dẫn đến việc phát triển hoạt động tín dụng đầu tư của Chi nhánh đã bị ảnh hưởng rất nhiều

Do vậy,đây là khâu NHPT nói chung và Chi nhánh nói riêng cần chú trọng cải thiện.

2.3.Đánh giá chung về kết quả phát triển hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang

2.3.1.Những kết quả đạt được

Mặc dù trong giai đoạn khó khăn nhưng Chi nhánh NHPT Bắc Giang đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận trong việc phát triển hoạt động TDĐT trong những năm gần đây, cụ thể:

-Dư nợ tín dụng đầu tư tại Chi nhánh cơ bản giữ vững qua các năm, tỷ trọng vốn vay TDDT chiếm tỷ trọng lớn/tổng dư nợ, qua đó góp phần tăng quy mô tín dụng của Chi nhánh. Hiện tại Chi nhánh NHPT Bắc Giang có tổng dư nợ 4.219.974 tỷ đồng, cũng là một trong những Chi nhánh ngân hàng có dư nợ cao trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang.

-Chi nhánh đã đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động TDĐT và đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp phát triển hoạt động TDĐT của NHPT nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh. Chi nhánh đã xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư của Nhà nước trong đó tăng cường đôn đốc thu hồi, xử lý nợ là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động nghiệp vụ TDĐT.

-Phát triển hoạt động TDĐT đã được Chi nhánh quan tâm thông qua việc không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng dư nợ TDĐT và tuân thủ đúng quy định của Nhà nước cũng như các quy trình, quy chế trong hoạt động nghiệp vụ TDĐT mà VDB ban hành.

Hơn hết, từ khi thành lập đến nay VDB Bắc Giang đã phát huy được tốt vai trò là “Ngân hàng chính sách của Chính phủ” trên địa bàn tỉnh Bắc Giang


là nhiệm vụ chính trị và cũng là sứ mệnh thực thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Chính phủ trao cho VDB, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế các lĩnh vực, đặc biệt giải quyết phần nào khó khăn cho các vùng kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa…. trên địa bàn tỉnh tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang theo hướng CNH-HĐH, đóng góp ngân sách cho Tỉnh. Với những nỗ lực và kết quả đạt được trong hoạt động TDĐT là sự đoàn kết nội bộ. Đây cũng là một nhân tố mang tính quyết định đến việc thành bại trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, bởi lẽ nếu không có sự đồng thuận, chung sức, chung lòng của tập thể CBVC, Chi nhánh khó có thể đạt được kết quả khả quan như đã phân tích ở trên. Các cán bộ viên chức trong Chi nhánh đã luôn động viên nhau thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chia sẻ những kiến thức cũng như những khó khăn, thuận lợi trong công việc và trong cuộc sống để tạo niềm tin, niềm vui cho nhau trong công việc và trong cuộc sống.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a.Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động,Chi nhánh NHPT Bắc Giang vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến đến phát triển hoạt động TDĐT và thực hiện nhiệm vụ được giao đó là:

-Dư nợ tín dụng còn tập trung chủ yếu ở một số ít khách hàng.

-Chi nhánh chưa thực sự quyết liệt trong công tác đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ. Công tác XLRR TDĐT còn chậm, bị động do phải tuân thủ các quy định của Chính phủ về phân cấp thẩm quyền XLRR trong cho vay TDĐT.Trình tự thủ tục khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều cấp và đòi hỏi nhiều hồ sơ chặt chẽ và phức tạp nên các khoản nợ xấu rất chậm được xử lý, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh càng cao, ảnh


hưởng xấu đến danh mục tài sản có cũng như tình hình tài chính của VDB Bắc Giang.

-Mặc dù TDĐT chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với tín dụng NHTM, chính sách về xử lý rủi ro (XLRR) trong hoạt động TDDT từ HSC đến Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế chưa đồng bộ, như cán bộ thẩm định phải làm việc đa năng từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến quyết định cho vay nên dễ xảy ra rủi ro đạo đức cũng như chuyên môn trong hoạt động tín dụng.

Đa phần phát hiện rủi ro khi đã phát sinh nợ quá hạn, nhận diện RRTD trong tương lai còn yếu

Đánh giá rủi ro TDĐT chủ yếu dựa trên những chỉ tiêu định tính, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của CBTD

Công tác giám sát vốn vay sau giải ngân chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang tính chất hình thức.Việc thẩm định dự án, thẩm định năng lực của Chủ đầu tư chỉ được thực hiện trước khi cho vay mà chưa được tiến hành trong quá trình quản lý cho vay.Công tác KTNB mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ thay vì kiểm tra trên cơ sở rủi ro.

-VDB Bắc Giang chú trọng thanh lý nợ hơn so với khai thác nợ

b. Nguyên nhân

*Nguyên nhân từ Ngân hàng

-Chính sách tín dụng của Ngân hàng:

VDB thực hiện hoạt động cho vay dựa trên chính sách của Nhà nước về lĩnh vực TDĐT.Các dự án vay vốn TDĐT đều nhận được các ưu đãi về khối lượng vốn, thời hạn, lãi suất cho vay và tài sản BĐTV.Cũng chính vì tính ưu đãi này mà vốn TDĐT đã mang tính giới hạn về đối tượng.Đối tượng vay vốn TDĐT thường bị giới hạn và thay đổi theo thời kỳ tùy theo điều kiện thực tế của nền kinh tế.Từ khi Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư thay thế Nghị định


151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006, đối tượng càng bị thu hẹp, Chi nhánh hầu như không có khách hàng mới, không phát sinh các dự án mới.Cũng vì không được chủ động đưa ra chính sách cho vay, không được tự ý cơ cấu lại thành phần của danh mục cho vay nếu như VDB Bắc Giang phát hiện danh mục cho vay đang quá tập trung vào một số ngành, lĩnh vực hay địa bàn nhất định.Đây được xem là một cản trở lớn đối với nỗ lực phát triển hoạt động TDĐT tại Chi nhánh.

Quy trình thủ tục cho vay tại Chi nhánh chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng,công tác thu thập thông tin khách hàng tại Chi nhánh còn nhiều bất cập, việc thu thập thông tin vẫn khó khăn và mất nhiều thời gian.Các quy định về hồ sơ giải ngân quá chặt chẽ làm cho khâu kiểm soát giải ngân trở nên cứng nhắc, quá chú trọng đến yêu cầu về trình tự, thủ tục nhiều hơn so với yêu cầu về đảm bảo khả năng phát huy kịp thời hiệu quả sử dụng vốn.

Chưa có một chính sách marketing hiệu quả, việc quảng bá chính sách tín dụng đầu tư thông qua các kênh: tivi, báo chí còn rất khiêm tốn…tổ chức hội nghị khách hàng với số lần quá ít.

- Chất lượng nguồn nhân lực:

Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động TDĐT của VDB Bắc Giang chưa được quan tâm đúng mức, năng lực của cán bộ thẩm định chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm thực tiễn bước đầu mới chỉ đáp ứng theo đúng các quy trình, quy chế của ngành và của pháp luật, chưa chuyên nghiệp nên ảnh hưởng đến tính khách quan, toàn diện và khoa học. Qua kết quả khảo sát, tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên ngành tài chính ngân hàng chỉ là 11/31 người, chiếm 35%; kế toán 10%. Đây là tỷ lệ chuyên môn nghiệp vụ quá thấp so với bình diện chung của các TCTD tại Việt Nam.

Ngoài ra, có đến 70% cán bộ được khảo sát không được đào tạo thường xuyên, gần 10% cán bộ mới tuyển dụng chưa được đào tạo lần nào. Điều này


cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kiến thức về thị trường, kiến thức luật... chưa được chú trọng; dẫn đến sự thiếu vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ của một phần không nhỏ cán bộ. Khả năng am hiểu các thông lệ quốc tế còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ. Hầu hết cán bộ của VDB“được đào tạo tại các trường đại học”thuộc khối kinh tế, trong đó có nhiều cán bộ không am hiểu sâu các vấn đề thuộc về kỹ thuật xây dựng, dẫn đến khó khăn trong việc thẩm định dự án, kiểm soát giải ngân.. Một bộ phận cán bộ của VDB Bắc Giang trưởng thành từ các cơ quan tài chính, có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý và cấp phát vốn đầu tư của NSNN nhưng lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ cho vay theo mô hình của Ngân hàng

Mặt khác, do chuyển đổi từ mô hình cấp phát cũ (Quỹ Hỗ trợ phát triển và Tổng cục Đầu tư phát triển) sang VDB nên tư tưởng của một số bộ phận còn có sức ỳ, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ. Tư tưởng này gây ra sự không chủ động tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới, đồng thời chậm chạp giám sát khách hàng cũ; thiếu kịp thời xử lý các tình huống biến động bất thường của dự án; đồng nghĩa với việc cản trở việc Chi nhánh muốn đẩy mạnh công tác tăng trưởng TDĐT.

-Chất lượng của hệ thống thông tin ngân hàng

Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động TDĐT còn yếu kém. Kênh thông tin sử dụng phục vụ hoạt động quảng bá chính sách TDĐT còn hạn chế hay nhận diện rủi ro TDĐT còn chắp vá, rời rạc, thiếu tin cậy. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó có những nguồn chưa đảm bảo chất lượng và độ tin cậy. Nhìn chung, việc khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn bên ngoài vẫn còn khó khăn, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Từ năm 2012, VDB Bắc Giang đã được sử dụng kinh phí thường xuyên để chi trả cho dịch vụ khai thác thông tin

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí