Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS - 2

5. Bố cục của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, phần Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 phần chính như sau:

Chương I: Khái quát chung về công ty Chứng khoán và hoạt động Môi giới của công ty Chứng khoán.

Chương II: Thực trạng hoạt động Môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS.

Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động Môi giới tại Công ty cổ phần Chứng khoán VNS.

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN‌‌


I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1. Khái niệm và đặc điểm của Công ty chứng khoán

1.1. Khái niệm và phân loại Công ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán. Qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồn vốn nhỏ lẻ được tập hợp lại.

Có thể đưa ra một khái niệm như sau: “Công ty chứng khoán là một tổ chức kinh doanh chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động theo giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp” (GS.NGƯT Đinh Xuân Trình và PGS.TS. Nghuyễn Thị Quy, “Giáo trình Thị trường chứng khoán” của Trường ĐH Ngoại Thương, NXB Giáo Dục).

Với vai trò quan trọng là một tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán – thị trường tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường, công ty chứng khoán được xây dựng và phát triển rất đa dạng về loại hình và quy mô.

Nếu căn cứ vào mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán, có thể phân chia công ty chứng khoán thành 2 nhóm sau:

- Công ty chứng khoán đa năng: Đây là loại hình công ty chứng khoán thực hiện tất cả các nghiệp vụ như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác. Đây chính là mô hình mà các Ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách vừa là chủ thể kinh doanh chứng khoán, vừa là chủ thể kinh doanh bảo hiểm và vừa là chủ thể kinh doanh tiền tệ.

- Công ty chứng khoán chuyên doanh: Đây là loại hình công ty chứng khoán độc lập và chỉ chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán.

Nếu căn cứ vào việc thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, có thể phân chia công ty chứng khoán thành các loại sau:

- Công ty Môi giới chứng khoán: là công ty chứng khoán chỉ thực hiện việc trung gian, mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.

- Công ty Bảo lãnh phát hành chứng khoán: là công ty chứng khoán có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá.

- Công ty Kinh doanh chứng khoán: là công ty chứng khoán chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự doanh, có nghĩa là công ty chứng khoán tự bỏ vốn đầu tư chứng khoán và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.

- Công ty Trái phiếu: là công ty chứng khoán chuyên mua bán các loại trái

phiếu.

- Công ty chứng khoán không tập trung: là các công ty chứng khoán hoạt

động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.

- Ngoài ra còn có mô hình công ty chứng khoán thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay ở Việt Nam, các công ty chứng khoán được thành lập theo hình thức chuyên doanh. Dù là các công ty chứng khoán cổ phần hay công ty chứng khoán trách nhiệm hữu hạn một thành viên của các Ngân hàng thương mại đều chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không tham gia kinh doanh tiền tệ hay bảo hiểm.

1.2. Đặc điểm của Công ty chứng khoán

1.2.1. Công ty chứng khoán là trung gian trên thị trường tài chính

Trung gian tài chính là các tổ chức tài chính làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người có vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính tực tiếp – người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, sự dẫn vốn diễn ra phải thông qua một cầu nối đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các trung gian tài chính.

Các tổ chức trung gian tài chính có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính…

Công ty chứng khoán với đặc điểm là một trung gian tài chính sẽ đóng vai trò là một trung gian đầu tư. Công ty chứng khoán không chỉ là cầu nối giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư mà còn là cầu nối giữa các nhà đầu tư với nhau. Các công ty chứng khoán cung cấp một danh mục đa dạng các dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ môi giới, tư vấn và quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ ngân hàng đầu tư (bao gồm cả việc bảo lãnh phát hành các chứng khoán thuộc khu vực công và khu vực tư nhân, trợ giúp trong lĩnh vực hợp nhất và sáp nhập các công ty), thực hiện giao dịch mua bán (với tư cách là đối tác trong giao dịch) các cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ của thị trường tiền tệ.

1.2.2. Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có điều kiện

Điều kiện kinh doanh của công ty chứng khoán phát sinh là do công ty chứng khoán hoạt động trong lĩnh vực tài chính – lĩnh vực cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng sống còn, nên cần phải có những quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho nền kinh tế. Hay nói cách khác, kinh doanh chứng khoán là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các diều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới 2 hình thức sau:

- Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau, như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động…).

- Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).

Trong trường hợp công ty chứng khoán, điều kiện kinh doanh là được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trước tiên, một doanh nghiệp muốn trở thành một công ty chứng khoán thì phải được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo Điều 62, Luật chứng khoán 2006, điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt dộng của công ty chứng khoán bao gồm: có trụ sở, có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán; có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán…

Ngoài Luật chứng khoán 2006 và Nghị định số 14/2007 của Chính phủ, các điều kiện kinh doanh của công ty chứng khoán được quy định rất cụ thể trong Quyết định số 27/2007 của Bộ tài chính về “Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán” và Quyết định số 126/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế này.

1.2.3. Mô hình tổ chức của Công ty chứng khoán

Một công ty chứng khoán có bộ máy tổ chức hợp lý sẽ nâng cao tính linh động trong dịch vụ, linh hoạt trong việc tư vấn và thực hiện yêu cầu của khách hàng. Cùng một công việc, công ty nào tổ chức hợp lý, chặt chẽ hơn sẽ thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn và ít sai sót.

Có thể nói mỗi công ty chứng khoán đều có một mô hình riêng cho mình và trên thế giới hiện nay thì không có mô hình chuẩn cho các công ty chứng khoán. Tùy thuộc vào sự phát triển của các nghiệp vụ và tính chất phức tạp trong hoạt động mà mỗi công ty tổ chức một khác. Mặc dù vậy, tổ chức trong một công ty chứng khoán phải theo những nguyên tắc như: cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ có xung đột giữa lợi ích của công ty chứng khoán và của khách hàng hoặc giữa lợi ích của các khách hàng với nhau; công ty chứng

khoán phải tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty được quy định trong Điều lệ công ty phù hợp với Điều lệ theo quy định của pháp luật…

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán theo sơ đồ dưới đây:

Hội đồng quản trị/ Chủ tịch công ty

Sơ đồ 1 - Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán


Đại diện chủ sở hữu


Ban điều hành

Giám đốc/ Tổng giám đốc và các Phó GĐ/ Phó TGĐ





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS - 2


Môi giới Tự doanh

Quản lý danh mục đầu tư Bảo lãnh phát hành

Tư vấn đầu tư Tư vấn tài chính

Kế toán Kho quỹ Văn phòng IT

Kiểm soát Pháp chế


Khối kinh doanh (Front Office)

Khối hỗ trợ (Back Office)

Ngoài ra, tùy theo công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên mà tổ chức của công ty chứng khoán đó phải theo đúng quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của từng loại công ty này.

1.2.4. Hoạt động của Công ty chứng khoán phải theo nguyên tắc

Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán được quy định trong Điều lệ của công ty. Mỗi công ty chứng khoán đều có thể tự đặt ra nguyên tắc hoạt động cho mình miễn là phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo được các nguyên tắc chung như: Tuân thủ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các pháp luật khác; Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; Liêm trực và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách công bằng; Hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình với khách

hàng một cách tốt nhất; Đảm bảo nguồn lực về con người, vốn và cơ sở vật chất cần thiết khác để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán và ban hành bằng văn bản các quy trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh phù hợp; Chỉ được đưa ra lời tư vấn phù hợp với khách hàng trên cơ sở nỗ lực thu thập thông tin về khách hàng; Phải cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết cho việc ra quyết định đầu tư của khách hàng; Phải thận trọng không được tạo ra xung đột lợi ích với khách hàng (trong trường hợp không thể tránh được, công ty phải thông báo trước cho khách hàng và/ hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo đối xử công bằng với khách hàng); Ban hành và áp dụng các quy trình nghiệp vụ trong công ty phù hợp với quy định của Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật liên quan.

Các nguyên tắc chung, cơ bản trên là các nguyên tắc nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, công bằng cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự quản lý của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.

1.2.5. Nhân sự tại Công ty chứng khoán

Nhân sự là một nguồn lực rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng. Với một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ mà không có đội ngũ nhân viên có năng lực, nhanh nhạy thì hoạt động kinh doanh của công ty không thể hiệu quả.

Tùy theo từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu về trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân lực là khác nhau. Đối với công ty chứng khoán, để được phép đi vào hoạt động, ngoài Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc) cần phải có ít nhất 3 người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh.

Để trở thành một người hành nghề chứng khoán cần phải được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán (điều kiện để một cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được quy định trong khoản 1, Điều 79, Luật chứng khoán 2006). Ngoài ra một người hành nghề chứng khoán cần phải có những trách nhiệm ràng buộc khác để không ngừng nâng cao trình độ của bản thân, bảo đảm lợi ích cho khách hàng và thực thi đúng quy định của Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Từ những yêu cầu trên, có thể nhận thấy được rằng thị trường chứng khoán có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nên vấn đề yêu cầu tư cách, trình độ nhân lực trong công ty chứng khoán rất được xem trọng.

2. Các nghiệp vụ cơ bản của Công ty chứng khoán

Trên đây là những vấn đề về khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán. Vậy, với ngành nghề là kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ thực hiện những nghiệp vụ gì, thực hiện như thế nào và điều kiện để thực hiện ra sao?

Các hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phong phú với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính để đáp ứng các yêu cầu của thị trường chứng khoán. Để tham gia thị trường, công ty chứng khoán có thể thực hiện một, một vài hoặc tất cả các hoạt động nghiệp vụ sau.

2.1. Hoạt động tự doanh

Theo Điều 6, khoản 21, Luật chứng khoán 2006 thì “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình”. Một công ty chứng khoán muốn hoạt động tự doanh phải có số vốn pháp định ít nhất là 100 tỷ đồng.

Chứng khoán được công ty chứng khoán tự doanh có thể là chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc các chứng khoán chưa niêm yết.

Bên cạnh mục đích chính là lợi nhuận, hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán còn nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá chứng khoán, tạo lập thị trường cho các chứng khoán mới phát hành và tự doanh lô lẻ của khách hàng sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Đối với mục đích can thiệp điều tiết giá chứng khoán, công ty chứng khoán đã góp phần bình ổn thị trường thông qua hành vi mua vào khi giá chứng khoán giảm hoặc bán ra khi giá chứng khoán tăng. Thông thường, ở một số nước, đây là một quy định bắt buộc đối với các công ty chứng khoán để đảm bảo bình ổn thị trường. Luật các nước đều quy định công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ phần trăm nhất định các giao dịch của mình cho hoạt động bình ổn thị trường.

Đối với vai trò tạo lập thị trường, công ty chứng khoán là nhà đầu tư nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một vài loại chứng khoán và thực hiện việc mua bán chứng khoán với khách hàng để hưởng chênh lệch giá, duy trì một thị

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí